CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 1: TIẾP CẬN CỰU ƯỚC

LỜI GIỚI THIỆU
     Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Từ “Kinh Thánh” đến từ hai từ hy văn: “Ta bilia” nghĩa là “Quyển sách”. Đây là một thành ngữ được sử dụng bởi các Cơ Đốc nhân trong thời kỳ khoảng 150 S.C. Kinh Thánh bao gồm 66 sách: Cựu ước 39 sách và 27 sách trong Tân ước. Vì vậy, Kinh Thánh là Quyển Sách của các quyển sách.

DÀN Ý BÀI HỌC
I. TẠI SAO CƠ ĐỐC NHÂN CẦN PHẢI ĐỌC CỰU ƯỚC?
A. Chúng ta không thể hiểu được Tân ước nếu bỏ qua Cựu Ước (Ma-thi-ơ 1:1)
1.  Học về Đa-vít, chúng ta cần phải nghiên cứu Cựu Ước (I và II Sa-mu-ên).
2.  Muốn tìm hiểu về Áp-ra-ham, chúng ta cần phải đọc sách Sáng-thế-ký.
3.  Ma-thi-ơ 2:6 được trích dẫn từ Mi-chê 5:2.
4.  Ma-thi-ơ 2:15 được trích dẫn từ Ô-sê 11:1.
5.  Ma-thi-ơ 2:18 trích dẫn từ Giê-rê-mi 31:15.
6.  Khi Chúa Giê-xu bị ma quỉ cám dỗ, ba lần Ngài phán: “Có lời chép rằng: ...”. Mỗi khi Chúa Giê-xu trích Cựu ước
a.  Chúa Giê-xu đã công nhận Cựu Ước có thẩm quyền và là Lời của Đức Chúa Trời.
Là Cơ Đốc Nhân chúng ta nhận thức về Cựu Ước như thế nào?
b.  Trong các thư tín của sứ đồ Phao-lô luôn nói về “Luật Pháp”.
i.    Luật pháp nào?
ii.   Phao-lô nói đến Luật pháp của Cựu ước: Luật pháp của Môi-se.
c.   Thư Hê-bơ-rơ đề cập đến mối quan hệ giữa Giao ước cũ và Giao ước mới.
d.  Khải-huyền-sách cuối cùng của Tân Ước-là những hình ảnh  đầy đủ từ các sách Đa-ni-ên, Ê-xê-chi-ên và Ê-sai.
B. Địng nghĩa “Cựu Ước”
1.  Từ “Cựu ước” là lời mô tả của Cơ Đốc Nhân về những quyển sách mà Đức Chúa Trời ban cho người Do Thái có quan hệ đến Giao Ước cũ mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên qua Môi-se ở núi Si-nai.
2.  Từ “giao ước” có nghĩa là sự thỏa thuận đặc biệt ràng buộc con người với nhau. Và trong Giao ước cũ, Đức Chúa Trời ràng buộc chính Ngài với dân Y-sơ-ra-ên.
·      Không hiểu biết đầy đủ Tân Ước nếu bỏ qua Cựu Ước.
C. Những trích dẫn Cựu ước trong Tân Ước
1.  Tân Ước có ít nhất 295 chỗ tham khảo đến Cựu Ước.
2.  224 lần mở đầu lời Chúa bằng câu “Có lời chép rằng” hoặc “Chúa phán”.
3.  Bao gồm ít nhất là 278 câu khác nhau được trích từ trong Cựu Ước.
4.  Ít nhất 56 lần trước giả Tân Ước đề cập đến Đức Chúa Trời là tác giả của Cựu Ước.
5.  Có 41 lần trong Tân ước (khi trích dẫn Cựu ước) cách giới thiệu ở thì hiện tại, như “Đức Chúa Trời phán” không dùng thì quá khứ, “Đức Chúa Trời đã phán”
  1. Trước giả Tân Ước không xem điều Đức Chúa Trời phán đã chấm dứt.
  2. Điều này có nghĩa là Cựu ước không những là Lời Đức Chúa Trời; nó còn là Lời Đức Chúa Trời cho hiện tại.
Các số thống kê trên được tham khảo trong trang 137-138 sách “New Testament Use of the Old Testament in Revelation and the Bible, Grand Rapids, 1959, 1980.” Của tác giả Roger Nicole.
II.  TẠI SAO CÓ NHIỀU PHẦN LỊCH SỬ TRONG CỰU ƯỚC?
A. Tầm quan trọng của lịch sử
1.  Đức Chúa Trời không ban chính Ngài cho chúng ta như một  đối tượng thuộc ý tưởng triết học.
2.  Ngài đến để cứu giúp chúng ta; Ngài đòi hỏi sự đáp ứng từ chúng ta.
3.  Những lịch sử trong Cựu Ước là những kiểu mẫu về cách Đức Chúa Trời cứu giúp chúng ta.
·      Lịch sử là sự biểu lộ vô tận của Đức Chúa Trời trong hành động: giải cứu, đoán xét, can thiệp vào trong đời sống của con người và số phận của dân tộc.
4.  Karl Barth nói: “Sự suy gẫm về thần học hay rao giảng không bắt đầu bằng những ý tưởng trừu tượng mà bằng sự thực hữu về hành động của Đức Chúa Trời” (Karl Barth, Collins, 1958, P.31).
5.  Một dân tộc nếu không có lịch sử thì giống như một người mắc bệnh mất trí
b.  Tân Ước ẩn chứa trong Cựu Ước.
a.  Cựu Ước được bày tỏ qua Tân Ước.
b.  Kết quả của chúng ta ngày hôm nay là do những gì đã xảy ra của ngày hôm qua.
c.   Những gì chúng ta làm ngày hôm nay sẽ hình thành ngày mai.
B. Cựu ước bao gồm nhiều thể loại văn chương.
1.  Kinh Thánh bao gồm: lịch sử, thi ca, văn phẩm lời khôn ngoan và tiên tri.
2.  Kinh Thánh là một quyển sách thống nhất, không phải là một cuốn sách chứa những quyển sách giống nhau.
·      Một bông hoa có gốc, cuốn hoa, lá và tất cả là một cây chứ không phải là 3 cây. Nó gồm nhiều bộ phận khác nhau nhưng nó vẫn là chung một cây
3.  Kinh Thánh sử dụng ngơn ngữ theo nhiều cách khác nhau, vì vậy chúng ta phải cẩn thận trong việc giải thích Kinh Thánh.
·      Từ ngữ cần phải được làm sáng tỏ theo mạch văn như: chương, sách, bối cảnh lịch sử, văn hóa, thể loại...
4.  Chúng ta phải đặt 2 câu hỏi mỗi khi đọc Cựu Ước.
a.  Đoạn này muốn nói gì với người thời bấy giờ?
b.  Và nói gì cho chúng ta ngày nay?
III. QUYỀN TÁC GIẢ KINH THÁNH CỰU ƯỚC
Chúng ta không thể giải thích chi tiết trong bài học này. Tuy nhiên, có vài thí dụ ở đây.
A.       Trường hợp của A-mốt, rõ ràng A-mốt nói tiên tri trong thời trị vì của vua Giê-rô-bô-am II của dân Y-sơ-ra-ên, 793-753 T.C.
B. Khi đọc Thi-thiên, vấn đề tác giả phức tạp hơn.
1.  Một số sách do Đa-vít viết.
2.  Một số khác do A-sap, các con trai của Cô-ra viết
3.  Họ chọn thêm 5 sách và cộng vào nhau và ngày nay ta gọi chung là Thi-thiên.
4.  Chúng ta nhận thấy một tiến trình tương tự như trong sách Châm-ngôn.
C.  Giô-suê 10:12,13, có một bài thơ ngắn được trích trong sách Gia-sa,
1.  Ngày nay quyển sách đó không còn nữa.
2.  Quyển sách đó được người Do thái biết đến trong thời Giô-suê.
3.  Như vậy, không có nghĩa là chúng ta mất đi một phần của Kinh Thánh.
4.  Nhưng nó mang một ý nghĩa, Kinh Thánh đã biểu hiện phần nào của nền văn hóa và chúng ta phải trông đợi được nhận thấy và nghe nét đặc trưng văn hóa lúc bấy giờ.
D. Ngũ Kinh (05 sách đầu tiên của Kinh Thánh).
1.  Có nhiều tranh cãi về ngày viết và tác  giả của Ngũ Kinh.
2.  Chúng ta không đưa ra chi tiết tại đây.
E. Chúng ta không có khả năng xem tất cả sách trong Cựu Ước ở trong môn học này.
1.   Cựu Ước giống như một dinh thự có nhiều phòng.
2.   Bây giờ chúng ta không thể khám phá tất cả, nhưng chúng ta có thể bước vào bên trong tòa lâu đài này.
IV. THỨ TỰ CỦA CÁC SÁCH CỰU ƯỚC
A. Kinh Cựu Ước ngày nay sắp xếp theo tên và số của sách theo bản Latin Vulgate và theo bảng Hy văn Septuagint (LXX).
1. Sách Ngũ Kinh còn mang nghĩa “Năm cuộn sách” gồm:
a.  Sáng, Xuất, Lê-vi-ký, Dân-số-ký và Phục-truyền.
b.  Tên của mỗi sách đã gợi lên được ý tưởng của chủ đề.
2.  Các sách Lịch sử gồm:
·      Giô-suê, Các Quan Xét, Ru-tơ,
I Sa-mu-ên, II Sa-mu-ên, I Các Vua,
II Các Vua, I Sử-ký, II Sử-ký, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê.
3.  Các sách tiên tri lớn gồm:
a.  Ê-sai, Giê-rê-mi, Ca-thương, Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên.
b.  Từ “lớn” này căn cứ vào kích thước,  không phải là quan trọng hơn.
c.   Sách Ca-thương được sắp xếp là do chủ đề có quan hệ gần gũi với Giê-rê-mi.
4. Các sách Tiên Tri nhỏ gồm:
·      Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê, Na-hum, Ha-ba-cúc, Sô-phô-ni, A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi.
5.  Giữa Kinh Thánh là các sách văn thơ:
a.  Nó có nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
b.  Nó được đặt sau các sách lịch sử và trước các sách tiên tri.
c.   Bao gồm: Thi-thiên, Châm-ngôn, Nhã-ca, Gióp và Truyền-đạo.
d.  Chúng ta có lịch sử, thi ca và tiên tri.
B. Người Do Thái đã sắp xếp Kinh Cựu Ước theo cách của họ.
1.  Các sách Ngũ Kinh (5 sách của Môi-se), luật pháp/ Torah.
2.  Các sách tiên tri:
a.  Các sách tiên tri trước gồm: Giô-suê, Các Quan Xét, Sa-mu-ên và Các Vua.
b.  Các tiên tri sau gồm: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên, các sách của 12 tiên tri.
3.  Các quyển: Thi-thiên, Châm-ngôn, Gióp, 5 cuộn sách da (Nhã-ca, Rutơ,
Ca thương, Truyền-đạo, Êxơtê),
Đa-ni-ên, Ê-xơ-ra, Nê-hê-mi, và Sử-ký
4.  Chúa Giê-xu cũng đã sử dụng cấu trúc này của người Do Thái.
KẾT LUẬN
Trong những bài học tới chúng ta sẽ tìm hiểu Chúa Giê-xu sử dụng Kinh Thánh Cựu Ước như thế nào.