Nhìn lại chính mình - Nguyên tắc 3: Khiêm nhường

NGUYÊN TẮC KHIÊM NHƯỜNG 

Người lãnh đạo khiêm nhường trong lúc cần có thể có dũng khí như sư tử, mạnh mẽ như Samsôn, nhưng không ảo tưởng về mình. Người ấy biết được giá trị thật của mình, nắm được ưu và khuyết điểm của mình. Người ấy cũng nương dựa trên sức lực của Chúa để làm trọn trách nhiệm Chúa giao (Giăng 15:5: vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được). 

Người lãnh đạo khiêm nhường không biện bạch cũng không trả đũa. Khiêm nhường không có nghĩa là hèn nhát, vì nó đòi hỏi một sự can đảm. Khiêm nhường khiến bạn sẵn sàng chấp nhận một vị trí thấp thỏi hơn bạn đáng được, nín lặng không yêu cầu những đặc quyền tương xứng và cam chịu tổn thương, hàm oan vì một mục đích cao cả. Chúa J.C. đã để lại cho chúng ta một gương đặc săc để noi theo (I Phi-e-rơ 2:21-23). Người khiêm nhường không hề biết mình khiêm nhường. Có người nói khiêm nhường ví như con mắt, có thể thấy mọi thứ trừ ra chính nó. Rất khó cho những người có chức vị cao trở nên khiêm nhường. Dầu vậy thiếu khiêm nhường còn dễ chịu hơn giả vờ khiêm nhường . 

1. Giả Đò Khiêm Nhường  ---> Kiêu Ngạo
Người khiêm nhường giả tạo chỉ có thể lừa được chính mình, vì mọi người đều nhận ra sự vênh vang, tự cao tự đại ẩn dưới vẻ ngoài làm bộ hạ mình. Người khiêm nhường thật không bao giờ phê phán sự thiếu khiêm nhường nơi người khác, cũng không thích hành quyền trên người khác, nhưng vui lòng thuận theo ý tốt và đúng. Người ấy sẵn sàng giúp đỡ người khác và rất lịch sự (lịch sự và khách sáo, vì khách sáo thiếu tính chân thật)

2. Tầm Quan Trọng Của Khiêm Nhường 
Sở dĩ quan trọng vì người cùng làm việc dễ nhận ra động cơ không vụ lợi của lãnh đạo. Mục tiêu của lãnh đạo là hoàn thành trách nhiệm, và đem sự ích lợi, tiến bộ đến cho tập thể: lòng vui mừng, cho dù công sức của mình đổ ra có thể không ai biết. Có khi người khác còn hưởng tiếng khen là khác. Tuy nhiên, lãnh đạo khiêm nhường không tức giận vì người ấy làm việc hết lòng vì Chúa (Cô-lô-se 3:23). 

3. Kết Quả Của Khiêm Nhường 
Khiêm nhường là đặc điểm được Chúa thể hiện cũng như mong đợi nơi môn đồ của Ngài, lãnh đạo cần khẩn thiết xin Chúa cho mình có được. l số kết quả do khiêm nhường mang lại: 

a). Thanh thản: không phải e dè về những điều chỉ trích do ghen ăn ghét ở, vì mải lo phục vụ không còn thì giờ lo nghĩ đến những lời nói xấu ác ý, hoặc bận tâm củng cố vị trí của mình. 

b). Thỏa lòng: khiêm nhường sẽ khiến lãnh đạo thấy dễ tiếp thu ý kiến người khác vì không có ai là toàn năng cả. Biết rằng vị trí của mình là do Chúa đặt để nên dễ thỏa lòng. 

c). Không sợ hãi: biết rằng Chúa đang tễ trị mọi sự , lòng người khiêm nhường không sợ hãi, vì người ấy tin vào ĐCT và sự thành tín của Ngài. 

d). Thành công: Giô-suê 1:8 “được phước” = thành công. Tưởng mình biết trong khi thật ra không biết là vô cùng nguy hiểm. Kiêu ngạo và thành kiến ngăn chận sự soi sáng thuộc linh, cản trở sự tiến bộ. Vì người biết hết mọi sự sẽ không học được gì cả. 

e). Được Chúa ban phước: năng lực từ Chúa luôn sẵn dành cho người nào thừa nhận sự thiếu thốn của mình. Ai không hiểu nguyên tắc này tự làm suy yếu chính mình và khinh dể ĐCT. Phi-líp 4:13 tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi . hoặc một bản dịch khác: Tôi là người toàn năng trong Đấng liên tục tuôn đổ quyền năng của Ngài trên tôi. 

4. Duy Trì Khiêm Nhường 
Muốn sụt cân thì ăn kiêng, muốn biết về lịch sử thì học lịch sử, muốn gần gũi Chúa hơn thì dành nhiều thì giờ đọc KT và cầu nguyện. Thế thì làm sao để khiêm nhường hoài? Bởi vì càng nói nhiều về khiêm nhường càng bớt khiêm nhường chứ không hơn. Có cách, nhưng gián tiếp. Hãy nhắm vào những phương cách ấy, chứ đừng nhắm vào khiêm nhường. Có 4 phương cách sau : 

a). Để Chúa cai trị tấm lòng: Nếu Chúa sống trong lòng bạn, tùy mức độ đầu phục Chúa của bạn mà khiêm nhường tỏ lộ ra nhiều hay ít. Bạn sẽ muốn làm vinh hiển Chúa, thay vì phô mình ra. Cẩn thận kẻo ý riêng và sự cố chấp sẽ lấn quyền làm chủ của Chúa trong ngai lòng của bạn. 

b). Vâng lời Chúa: Giăng 14:15 Nếu yêu mến Chúa sẽ vâng giữ lời Chúa. II Ti-mô-thê 2:24-25: Không cãi cọ, tranh chấp, nhưng dịu dàng (với mọi người chứ không phải chỉ riêng với người tử tế với mình), nhẫn nại khi sửa dạy người khác trong sự khiêm nhu ( Thí dụ: ông Môise khi bị chi và anh kèn cựa). Giăng 15:12. 

c). Bắt chước Chúa trong sự cầu nguyện và trong mối quan hệ cá nhân : 

• Chúa luôn cầu nguyện : - dù bận rộn mệt mỏi đến đâu (chữa bệnh Mac 1:35) 

- Hóa bánh (Mac 6:46 ) 

- Chọn môn đồ (Lu 6:12) 

Chúa Jesus bao bọc chức vụ và công việc của Ngài bằng sự cầu nguyện. 

• Chúa không phân biệt giai cấp, hoặc chọn lựa những người học cao, hiểu rộng, có tài mới giao du, nhưng mọi người đều được Chúa quan tâm như nhau, ngay cả trẻ em cũng được chú ý. 

d). Phục vụ tha nhân: Giăng 13:2-8 chuyện rửa chân cho nhau mà không ai làm cả, vì là việc chung nên không ai quan tâm. Và Chúa Jesus đã lấy khăn và nước đi rửa chân cho môn đồ. 

ĐCT của cả vũ trụ, Đấng ban nước cho cả trái đất lại đi xin một người phụ nữ bị khinh rẻ ở Samari nước để uống. Đấng đã trải các từng trời và dùng đất làm bệ chơn sẵn sàng tìm đến ăn chung với Xa chê. Đấng phán một tiếng là gió và bão phải yên lặng lại cùng đi chung với hai môn đồ về làng Emmaus như một người vô danh. Bạn thân mến, hãy nhớ lại những điều ấy khi bạn muốn huênh hoang hay lên mặt với người khác.