Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA SI-ÔN


Phần 1
a. Si-ôn, nơi Đức Chúa Trời ngự và là nơi thánh

§ Nơi Đức Chúa Trời ngự: Thi thiên 87:2 cho biết núi Si-ôn là nơi Đức Chúa Trời chọn để ngự: “CHÚA yêu mến các cổng thành của Si-ôn hơn mọi nơi trú ngụ của Gia-cốp”. Chúa yêu thích Si-ôn hơn bất cứ nơi nào (Thi 78:68). Điều này không có nghĩa là Ngài không yêu thích các nơi khác của Y-sơ-ra-ên, mà Si-ôn là nơi Ngài thích nhất và đó là nơi Ngài chọn để làm nơi ngự của Ngài như Thi 132:13: nói “Quả thật CHÚA đã chọn Si-ôn; Ngài muốn nơi ấy làm nơi Ngài ngự”. Vì thế, nếu chúng ta muốn điều tốt nhất của Chúa dành cho đời sống mình, chúng ta phải nhắm tới Si-ôn bởi vì Si-ôn là nơi tốt nhất mà Ngài ngự. Lý do chính mà chúng ta theo đuổi khải tượng Si-ôn là để được ở với Chúa Cứu Thế đời đời trên núi Si-ôn ở trên trời.

§ Nơi thánh: Si-ôn là nơi thánh của Đức Chúa Trời, như Thi 2:6 mô tả “Nầy, Ta đã lập vua của Ta trên Si-ôn, núi thánh của Ta”. Một trong những sứ điệp chủ yếu của Si-ôn là sự thánh khiết. Sự thánh khiết nghĩa đen là “sự biệt riêng”. Theo Kinh thánh, thánh khiết là biệt riêng ra khỏi thế gian, xác thịt và ma quỷ, để liên hiệp với Chúa Cứu Thế Jesus, Đấng thánh khiết duy nhất. Tầm quan trọng của sự thánh khiết được nói đến trong Hê-bơ-rơ 12:14: “Hãy tìm cách sống hòa thuận với mọi người và đeo đuổi sự thánh khiết; vì nếu không thánh khiết thì chẳng ai thấy được Chúa”

b. Si-ôn, nơi của sự ngợi khen - thờ phượng và sự cứu rỗi

§ Nơi của sự ngơi khen – thờ phượng: Đền tạm của Đa-vít trên núi Si-ôn được mô tả trong Kinh thánh là một nơi ngợi khen và thờ phượng. Trên núi Si-ôn, Đa-vít thiết lập sự thờ phượng mới (I Sử 15-16). Ông sắp đặt các ban hát và nhạc sĩ để hướng dẫn hội chúng trong việc thờ phượng. Họ bước đến đỉnh cao của sự ngợi khen và thờ phượng trên núi Si-ôn. Đa-vít phát minh những nhạc cụ mới (II Sử 29:26-27). Sau khi Đa-vít khôi phục lại sự thờ phượng trên núi Si-ôn thì có sự phục hưng. Trong những ngày sau rốt này, Chúa sẽ dấy lên Đền tạm Đa-vít trong Hội thánh Ngài. 

Chúng ta đọc trong Công vụ “Sau các việc nầy, Ta sẽ trở lại, Tái thiết nhà của Đa-vít đã bị sụp đổ. Ta sẽ trùng tu những nơi bị tàn phá Và phục hồi nó”. Nó sẽ là cuộc phục hưng về sự ngợi khen và thờ phượng đã được lập trên núi Si-ôn. Vua Đa-vít nói trong Thi thiên 65:1 như thế này: “Lạy Đức Chúa Trời, Tại Si-ôn, thật đáng ca ngợi Ngài Và giữ trọn lời hứa nguyện với Ngài”. Khi Hội thánh của những ngày sau rốt đến với núi Si-ôn, chúng ta sẽ bước đến những cấp độ mới của sự ngợi khen và thờ phượng được xức dầu.

§ Nơi của sự cứu rỗi: Đức Chúa Trời đã đặt sự cứu rỗi của Ngài tại Si-ôn, như trong Ê-sai 46:13b: “Ta sẽ đặt sự cứu rỗi trong Si-ôn cho Y-sơ-ra-ên là vinh quang của Ta”. Còn Thi thiên 14:7 mô tả thế này: “Ôi, cầu xin Chúa đến từ Si-ôn giải cứu Y-sơ-ra-ên? Khi Đức Giê-hô-va đem con dân Ngài từ lưu đày trở về, Thì Gia-cốp mừng rỡ và Y-sơ-ra-ên vui vẻ!”. 

c. Si-ôn, nơi có sức mạnh và niềm vui

§ Nơi có sức mạnh: trong thực tế thì núi Si-ôn là một nơi có sức mạnh. Vì nó là đồn luỹ cuối cùng mà dân Y-sơ-ra-ên chinh phục được trong xứ Ca-na-an từ dân Giê-bu-sít bởi vua Đa-vít như được chép trong II Sa-mu-ên 5:7: “Nhưng Đa-vít đã chiếm lấy đồn lũy Si-ôn, đó là thành Đa-vít” 

Chúng ta đọc trong Thi thiên“Từ Si-ôn, Đức Giê-hô-va sẽ mở rộng Vương quyền hùng mạnh của Con. Hãy thống trị trên các kẻ thù của Con. Cùng với Thi thiên 84:7 “Họ đi tới, sức lực ngày càng tăng, Cho đến khi họ ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn”. Như vậy, chúng ta càng gần núi Si-ôn, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ.

§ Nơi có niềm vui: Si-ôn là nơi ngự của Chúa. Vì thế, nó cũng là nơi có niềm vui. Đa-vít đã mô tả về niềm vui thật được tìm thấy trong sự hiện diện Chúa qua Thi thiên 16:11: “Chúa sẽ chỉ cho con biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn niềm hoan lạc, Bên phải Chúa có điều vui sướng vô cùng. Còn Ê-sai thì mô tả về niềm vui khôn xiết tại Si-ôn cách sống động qua Ê-sai 35:10: “Những người Đức Giê-hô-va cứu chuộc sẽ trở về, Họ sẽ đến Si-ôn trong tiếng reo hò mừng rỡ; Niềm vui bất tận sẽ ở trên đầu họ. Họ sẽ tràn ngập niềm hân hoan vui mừng, Và sự buồn bực than vãn sẽ biến mất”

Quả thật núi Si-ôn cao vút và đẹp đẽ là “niềm vui của cả trái đất” (Thi thiên 48:2). Trong một ngàn năm bình an, câu này sẽ trở thành hiện thực khi Chúa Jesus cai trị trên đất từ núi Si-ôn ở Giê-ru-sa-lem.

Bài tập:
1. Tại sao Đức Chúa Trời chọn Si-ôn làm nơi ngự của Ngài ?
2. Tầm quan trọng của sự thánh khiết được đề cập trong câu Kinh Thánh nào ? Hãy viết ra
3. Trên núi Si-ôn, Đa-vít đã làm gì ?
4. Điều gì xảy ra sao khi Đa-vít khôi phục lại sự thờ phượng trên núi Si-ôn ?
5. Trong Thi thiên cho biết Si-ôn là nơi có sức mạnh và niềm vui. Hãy viết ra 02 câu Kinh Thánh ấy.


Phần 2
a. Si-ôn, vẻ đẹp trọn vẹn của Đức Chúa Trờ-nơi trình diện trước Chúa

§ Vẻ đẹp trọn vẹn của Đức Chúa Trời: như được mô tả trong Thi thiên 50:2: “Từ Si-ôn tốt đẹp toàn hảo, Đức Chúa Trời đã chiếu sáng ra”. Tại Si-ôn vẻ đẹp trọn vẹn của Chúa Jesus được chiêm ngưỡng. Từ Si-ôn, vẻ đẹp của Chúa chiếu sáng qua dân sự Ngài. Chúa muốn vẻ đẹp Ngài được thể hiện qua chúng ta, là Hội Thánh của Ngài. Chúng ta thấy vẻ đẹp của nàng dâu của Chúa Cứu Thế được Phao-lô mô tả trong Ê-phê-sô 5:27: “nhằm trình diện trước mặt Ngài một Hội Thánh vinh hiển, không vết, không nhăn, không gì giống như vậy, nhưng thánh sạch và toàn hảo”. Vì thế, chúng ta cần tiến tới Si-ôn để ngắm nhìn Ngài trong mọi vinh quang của Ngài. Chính tấm lòng sắt son mà khiến chúng ta cứ ngắm nhìn vẻ đẹp của Chúa Jesus. 

§ Nơi trình diện trước Chúa: Chúng ta đọc trong Thi thiên 84:7 “Họ càng đi tới, sức lực họ càng tăng lên, cho đến khi mọi người ra mắt Ðức Chúa Trời tại Si-ôn.” Phao-lô nói trong II Cô-rinh-tô 5:10 rằng chúng ta sẽ phải trình diện trước mặt Chúa để khai trình về đời sống của mình “Vì tất cả chúng ta đều phải trình diện trước tòa án Đấng Christ để mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hoặc ác mình đã làm lúc còn trong thân xác”.

b. Si-ôn, nơi ân huệ và vinh hiển

§ Nơi ân huệ: Si-ôn là nơi có ân huệ của Chúa. Điều này được thấy rõ trong Thi thiên 102:13 “Chúa sẽ sớm thương xót Si-ôn; Vì đây là giờ Ngài ban ơn cho nó. Thời điểm đã đến rồi” Đức Chúa Trời đặt một thời điểm để làm ơn cho Si-ôn. Và ân huệ của Chúa đến trên Đa-vít tại Si-ôn “Tại đó, Ta sẽ khiến sừng Đa-vít vươn lên; Ta đã chuẩn bị ngọn đèn cho người được xức dầu của Ta” (Thi thiên 132:17). Như vậy, Đức Chúa Trời khiến ân huệ của Ngài sẽ đến trên những ai ở tại Si-ôn thuộc linh. (xem thêm Thi thiên 30:5)

§ Nơi vinh hiển: Si-ôn là nơi có sự vinh hiển của Chúa. Chúng ta đọc trong Thi thiên 102:16 “Khi Đức Giê-hô-va dựng lại Si-ôn, Ngài sẽ hiện ra trong vinh quang Ngài.” Đa-vít đã dựng trên núi Si-ôn một cái trại cho hòm giao ước của Đức Chúa Trời, được gọi là “Đền tạm Đa-vít”. Hòm giao ước đã bị bỏ bê nhiều năm. Nhưng khi Đa-vít chiếm Si-ôn, ông đặt hòm thánh trên núi Si-ôn. Hòm thánh tiêu biểu cho sự hiện diện và vinh hiển của Chúa, vì sự vinh hiển (shekinah) của Đức Chúa Trời che phủ hòm giao ước. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời liên hệ đến Si-ôn. Đức Chúa Trời đã chọn những nơi chốn để bày tỏ sự vinh hiển thấy được của Ngài vào những thời điểm khác nhau suốt dòng lịch sử. Trong những này sau rốt này Chúa sẽ che phủ Hội thánh và dân sự của Ngài bằng sự vinh hiển thấy được của Ngài (Ê-sai 4:5)

c. Si-ôn, nơi có danh Chúa và không hề rúng động

§ Nơi có danh Chúa: Si-ôn là nơi có danh Chúa. Chúng ta đọc trong Thi thiên 102:21 “Như thế, người ta truyền rao danh Đức Giê-hô-va trong Si-ôn, Và ca ngợi Ngài tại Giê-ru-sa-lem”. Tiên tri Ê-sai cho chúng ta biết Si-ôn là nơi danh Đức Giê-hô-va vạn quân ngự (Ê-sai 18:7) 

§ Nơi không hề rúng động: Si-ôn là một nơi kiên cố và vững vàng, như đã mô tả trong Thi thiên 125:1 “Những người tin cậy Đức Giê-hô-va khác nào núi Si-ôn, Không rúng động nhưng tồn tại đời đời”. Từ ngữ Hê-bơ-rơ dịch là “rúng động” nghĩa là “dao động, lung lay hay sụp đỗ”.

Vào năm 1947, núi Si-ôn là tài sản đầu tiên mà người Y-sơ-ra-ên chiếm được khi họ trở về tổ quốc. Họ phải chờ một thời gian dài để nhận một phần của Giê-ru-sa-lem, nhưng họ nhận được Si-ôn trước tiên. Lần bao vây cuối cùng thành Giê-ru-sa-lem và nó sẽ bị huỷ phá nhưng Si-ôn sẽ không sụp đổ. Trong Xa-cha-ri 14:1-3 mô tả: “Nầy, ngày của Đức Giê-hô-va sắp đến, khi người ta sẽ chia những chiến lợi phẩm cướp được của ngươi ở giữa ngươi. Ta sẽ tập hợp mọi nước lại giao chiến với Giê-ru-sa-lem. Thành sẽ bị chiếm, nhà cửa sẽ bị cướp đoạt, phụ nữ sẽ bị cưỡng hiếp; một nửa dân thành sẽ bị lưu đày, nhưng số dân còn lại sẽ không bị dứt bỏ khỏi thành. Bấy giờ, Đức Giê-hô-va sẽ ra giao chiến với các nước ấy, như Ngài đã giao chiến trong thời chiến tranh”. Và trong Ê-sai 34:8 mô tả sự bảo vệ của Đức Chúa Trời đối với Si-ôn thế này “Vì Đức Giê-hô-va có ngày báo thù, có năm báo trả vì cớ Si-ôn”. Chúa bảo vệ Si-ôn như con ngươi của mắt Ngài bởi vì đó là nơi ngự của Ngài. 

Bài tập:
1. Si-ôn, vẽ đẹp trọn vẹn của Đức Chúa Trời, vậy thì chúng ta cần tiến tới Si-ôn để làm gì ?
2. Chúng ta sẽ phải trình diện trước mặt Chúa để khai trình về đời sống của mình tại đâu ?
3. Câu Kinh Thánh nào cho biết Si-ôn là nơi có ân huệ của Chúa. Hãy viết ra
4. Vì Si-ôn là nơi có sự vinh hiển của Chúa, nên trong những ngày sau rốt này Chúa sẽ làm gì cho Hội Thánh và dân sự của Ngài ?
5. Vị tiên tri nào cho chúng ta biết Si-ôn là nơi danh Đức Giê-hô-va vạn quân ngự ?

Phần 3
a. Si-ôn, nơi cầu nguyện và phước hạnh

§ Nơi cầu nguyện: Si-ôn còn là nơi của sự cầu nguyện. Nếu bạn không có sự khao khát cầu nguyện thì bạn cần phải hết lòng tìm kiếm Chúa để có được điều này. Nếu bạn không sẵn lòng đáp ứng với sự thôi thúc qua Lời Chúa, thì Si-ôn không dành cho bạn. Chúng ta đọc trong Ê-sai 56:7 “Thì Ta sẽ đem họ lên núi thánh của Ta, Và khiến họ vui mừng trong nhà cầu nguyện của Ta. Tế lễ thiêu và sinh tế mà họ dâng trên bàn thờ Ta sẽ được nhậm; Vì nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”

Đa-vít đã dựng cái trại trên núi Si-ôn và đặt hòm giao ước ở đó. Núi Si-ôn trở thành một nơi cầu nguyện và tìm kiếm mặt Chúa. Thi thiên 24:1-4 nêu tiêu chuẩn để được ở tại Si-ôn, nơithánh của Chúa. Thi thiên 24:6 nói những người ở tại Si-ôn là những người hết lòng tìm kiếm mặt Chúa: “Đó là dòng dõi của những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va,Tức là những người tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. Vua Đa-vít, con người cầu nguyện. Ông cho chúng ta biết cách ông đáp ứng khi Chúa bảo ông tìm kiếm mặt Ngài “Khi Chúa phán: “Các con hãy tìm kiếm mặt Ta” Thì lòng con thưa với Chúa rằng: “Đức Giê-hô-va ôi! Con sẽ tìm kiếm mặt Ngài.” (Thi thiên 27:8)

§ Nơi phước hạnh: Si-ôn là nơi có vô số phước hạnh của Chúa dành cho con dân Ngài; Thi thiên 133:3: mô tả“Giống như sương móc Hẹt-môn, Sa xuống các núi Si-ôn. Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước tức là sự sống cho đến đời đời”. Còn Thi thiên 128:5 nói rằng Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta từ Si-ôn: “Xin Đức Giê-hô-va từ Si-ôn ban phước cho ngươi; Nguyện trọn đời ngươi được thấy sự phồn thịnh của Giê-ru-sa-lem. Tất cả phước hạnh của Đức Chúa Trời đều đến trên những ai ở trong Si-ôn thuộc linh. Nếu bạn muốn kinh nghiệm tất cả các phước hạnh của Chúa dành cho đời sống bạn, thì hãy bước tới Si-ôn thuộc linh.

b. Si-ôn, nơi hiệp một và công chính

§ Nơi hiệp một: Si-ôn là nơi hiệp một. Trong Thi thiên 133:1-3, mô tả sự hiệp một của dân sự được ví như dầu mà A-rôn được xức và như sương móc đến trên núi Si-ôn: Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp biết bao! Điều ấy như dầu quý giá đổ trên đầu, chảy xuống râu, tức râu của A-rôn, chảy xuống gấu áo người. Giống như sương móc Hẹt-môn, Sa xuống các núi Si-ôn. Vì tại đó Đức Giê-hô-va đã ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời”. Chúa đổ Thánh Linh cách dư dật khi chúng ta sống trong hiệp một. Phước hạnh của Chúa đến trên những ai sống hiệp một trên núi Si-ôn thuộc linh. Chúa muốn dân sự Ngài sống trong sự hiệp một để đạt đến sự trưởng thành như điều Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 4:13 “cho đến khi tất cả chúng ta đều đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, để trở nên người trưởng thành, đạt đến tầm vóc đầy trọn của Đấng Christ”

§ Nơi công chính: Si-ôn là một nơi công chính, như Ê-sai 33:5 nói “Đức Giê-hô-va được tôn cao vì Ngài ngự trên cao. Ngài làm cho Si-ôn đầy dẫy công lý và sự công chính”. Sự công chính là một trong những tiêu chuẩn để ở tại Si-ôn, như ta thấy trong Thi thiên 15:2 “Đó là người bước đi ngay thẳng, làm điều công chính,Và nói lời chân thật từ trong lòng mình”. Còn Thi thiên 11:7 dạy rằng:“Vì Đức Giê-hô-va là công chính, Ngài yêu công lý, Người chính trực sẽ được thấy mặt Ngài”. Thế nên dân sự Chúa muốn thấy mặt Ngài thì phải sống trong sự chính trực, ngay thẳng.

c. Si-ôn, nơi có luật pháp và nền tảng vững chắc

§ Nơi có luật pháp: Si-ôn là nơi có luật pháp của Chúa. Ê-sai 2:3 mô tả“Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, Đến đền thờ Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối Ngài, Chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài.”Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, Và lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem”. Ý nghĩa của Giao ước mới là Đức Chúa Trời viết luật pháp của Ngài trong trí và lòng chúng ta để chúng ta vâng theo Lời Ngài. Trước giả sách Hê-bơ-rơ nhắc lại:“Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên: Sau những ngày đó, Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong trí họ, Và ghi tạc vào lòng họ. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Và họ sẽ làm dân Ta”(Hê 8:10)

§ Nền tảng vững chắc: Chính Đức Chúa Trời sáng lập Si-ôn “Phải trả lời thế nào cho sứ giả của nước nầy? Hãy trả lời rằng:“Đức Giê-hô-va đã lập Si-ôn, Và kẻ nghèo khổ trong dân Ngài sẽ tìm được nơi ẩn náu” (Ê-sai 14:32). Chúa Jesus là Đá góc nhà của Si-ôn, Ê-sai 28:16 mô tả “Vậy nên, Chúa là Đức Giê-hô-va phán thế nầy:“Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá, Là đá thử nghiệm, đá góc nhà, đá quý, Làm nền tảng vững chắc, Để ai tin sẽ không hành động vội vã.” (I Phi-e-rơ 2:6)

Bài tập:
1. y được lặp lại trong ngay thẳng trước mặt Ngài.ói trong Si-ôn là nơi cầu nguyện, nếu bản thân không khao khát cầu nguyện thì phải làm sao ? Câu Kinh Thánh nào bảo đảm cho điều này, hãy viết ra.
2. Nếu muốn kinh nghiệm tất cả các phước hạnh của Chúa ta phải làm sao ?
3. Chúa muốn dân sự Ngài sống hiệp một để đạt được điều gì ? Viết ra câu Kinh Thánh ủng hộ.
4. Cho biết ý nghĩa của giao ước mới.
5. Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus có liên hệ gi đến Si-ôn ?

Phần 4
a. Si-ôn, nơi Chúa cai trị và có lửa

§ Nơi Chúa cai trị: Si-ôn là nơi Chúa Cứu Thế cai trị. Ê-sai 24:23 nói rõ điểm này “Mặt trăng sẽ xấu hổ, Mặt trời sẽ mắc cỡ; Vì Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ trị vì trên núi Si-ôn và tại Giê-ru-sa-lem. Ngài bày tỏ vinh quang trước mặt các trưởng lão Ngài” (xem thêm Mi-chê 4:7). Chúa Cứu Thế Jesus cai trị tại Si-ôn như là Vua của các vua và Chúa của các Chúa. “Ngài phán: “Chính Ta, Ta đã lập Vua mà Ta đã chọn trên Si-ôn, là núi thánh Ta” (Thi thiên 2:6). Chúa không những muốn chúng ta cai trị với Ngài trong Thiên Hy niên và cõi đời đời, mà Ngài lại còn muốn chúng ta cai trị trên mọi hoàn cảnh và ngăn trở ở đời này. Phao-lô nói trong Rô-ma 5:17 “Nếu chỉ vì tội của một người, mà qua người đó sự chết đã thống trị thể nào, thì cũng chỉ nhờ một Người là Đức Chúa Jêsus Christ, mà những ai nhận ân điển và quà tặng công chính cách dồi dào, sẽ càng thống trị trong sự sống thể ấy”

§ Nơi có lửa của Chúa: Si-ôn là nơi ngự của Chúa, và Ngài là gọn lửa thiêu đốt (Hê-bơ-rơ 12:29). Mục đích của lửa (của Chúa) là thanh tẩy và làm sạch tất cả những ai đến với sự hiện diện của Ngài. Chúa được ví như lửa của thợ luyện trong Ma-la-chi 3:2-3 “Nhưng ai sẽ chịu nổi ngày Ngài đến? Ai đứng được khi Ngài hiện ra? Vì Ngài giống như lửa của thợ luyện kim, như tro thợ giặt. Ngài sẽ như thợ luyện kim tinh luyện bạc; Ngài sẽ thanh tẩy các con trai Lê-vi, làm cho họ tinh ròng như vàng và bạc. Họ sẽ dâng tế lễ cho Đức Giê-hô-va trong sự công chính”. 

b. Si-ôn, nơi bình an và có dòng sông của Đức Chúa Trời.

§ Si-ôn là nơi bình an. Ê-sai 33:20 mô tả sự bình an ở Si-ôn thế này: “Hãy nhìn xem Si-ôn là thành của các kỳ đại lễ của chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giê-ru-sa-lem, Là chỗ ở yên tĩnh, là lều sẽ không còn dời đi nữa, Các cọc lều không còn bị nhổ đi, Tất cả dây thừng không bị đứt’’

Sự bình an, phước hạnh và thịnh vượng ở Si-ôn, Thi thiên 147:12-14 mô tả như sau: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va! Hỡi Si-ôn, hãy ca tụng Đức Chúa Trời ngươi! Vì Ngài đã làm cho then cửa ngươi được vững chắc, Và ban phước cho con cái ngươi ở giữa ngươi. Ngài ban hòa bình cho bờ cõi ngươi, Làm cho ngươi được đầy dẫy lúa mì tốt nhất”

§ Nơi có dòng sông của Đức Chúa Trời: Si-ôn là nơi có dòng sông của Đức Chúa Trời. Dòng sông này được mô tả qua Thi thiên 46:4-5“Có một dòng sông, nước nó làm vui thành của Đức Chúa Trời, Là nơi thánh, chỗ ở của Đấng Chí Cao. Đức Chúa Trời ở giữa thành ấy, nó sẽ không bị rúng động. Vừa rạng đông Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ nó. Còn Ê-sai 33:21 cho biết“Vì uy nghiêm của Đức Giê-hô-va sẽ ở với chúng ta tại đó, Là nơi có sông suối rộng lớn, Không có thuyền chèo đi lại, Chẳng có tàu lớn vượt qua.”

c. Si-ôn, nơi có sự chữa lành tin mừng 

§ Nơi có sự chữa lành: Si-ôn là nơi có sự chữa lành của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc trong Ê-sai 33:24 “Dân cư sẽ không còn nói: “Tôi bị bệnh.” Người sống trong đó sẽ được tha tội”. Rõ ràng là có sự chữa lành của Chúa tại Si-ôn. Chúa phán với dân Y-sơ-ra-ên trong Xuất 15:26 “Ngài phán: “Nếu các con chăm chú nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các con, làm điều ngay thẳng trước mặt Ta, lắng tai nghe các điều răn và gìn giữ mọi luật lệ Ta thì Ta sẽ không giáng trên các con một bệnh nào trong các bệnh mà Ta đã giáng trên dân Ai Cập. Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bệnh cho các con.” Chúng ta cần kinh nghiệm Chúa là Giê-hô-va Ra-pha: “Chúa Đấng chữa lành chúng ta” (xem thêm Ma-thi-ơ 4:23). Đức Chúa Trời muốn Hội thánh Ngài được đầy quyền năng, phép lạ và sự chữa lành. 

§ Nơi có tin mừng: Si-ôn là nơi có tin mừng, như đã chép trong Ê-sai 40:9 “Ai rao tin lành cho Si-ôn, Hãy lên trên núi cao! Ai rao tin lành cho Giê-ru-sa-lem, Hãy ra sức cất tiếng lên! Hãy cất tiếng lên, đừng sợ! Hãy bảo các thành của Giu-đa rằng: “Đây là Đức Chúa Trời của các ngươi!”. Chúng ta đọc trong Ê-sai 52:7 “Những người rao truyền sự bình an, Loan báo tin lành, Công bố sự cứu rỗi, Và nói với Si-ôn rằng: “Đức Chúa Trời ngươi trị vì;” Bàn chân của những người ấy trên các núi xinh đẹp biết bao!”

Sự kêu gọi của chúng ta là rao giảng tin lành như Chúa Jêsus đã làm“Sau đó, Đức Chúa Jêsus đi từ thành nầy đến thành kia, làng nầy đến làng khác, công bố và rao truyền Tin Lành của vương quốc Đức Chúa Trời. Mười hai sứ đồ cùng đi với Ngài” (Lu-ca 8:1)

Bài tập:
1. Chúa Jesus cai trị tại Si-ôn với tư cách gì ?
2. Mục đích của lửa (của Chúa) là gì ?
3. Hãy viết ra câu Kinh Thánh mô tả sự bình an ở Si-ôn.
4. Si-ôn là nơi có sự chữa lành, Đức Chúa Trời muốn Hội Thánh của Ngài có điều gì ?
5. Sự kêu gọi của chúng ta là gì ?

Phần 5
a. Si-ôn, nơi trổ hoa và có cơn mưa cuối mùa 

§ Nơi hoa nở rộ: Si-ôn là một nơi trổ hoa. “Thật vậy CHÚA sẽ an ủi Si-ôn; Ngài sẽ an ủi những nơi hoang tàn của nó; Ngài sẽ biến đồng hoang của nó trở nên như Ê-đen, Làm sa mạc của nó trở thành như vườn của CHÚA; Những nơi ấy sẽ tràn đầy hân hoan và vui vẻ, Lòng biết ơn và tiếng hát lời ca.” (Ê-sai 51:3).

Tất cả những ai đang ôm ấp khải tượng Si-ôn và bước đi trên con đường Si-ôn sẽ trổ hoa như vườn của Chúa, như được mô tả trong Ê-sai 35:1-2 “Miền hoang dã và vùng đất khô cằn sẽ vui mừng; Sa mạc sẽ mừng rỡ và trổ hoa như hoa hồng nở rộ. Nó sẽ trổ hoa đầy dẫy khắp nơi; Nó sẽ hân hoan vui mừng ca hát. Vinh hiển của Li-băng, Hùng vĩ của Cạt-mên, Và rực rỡ của Sa-rôn đều được ban cho nó. Người ta sẽ thấy vinh hiển của CHÚA, Tức sự huy hoàng của Đức Chúa Trời chúng ta.” Đức Chúa Trời muốn bạn nở rộ sự sống sung mãn của Ngài.

§ Nơi có cơn mưa cuối mùa: Si-ôn là nơi có sự tuôn đổ cơn mưa cuối mùa của Đức Thánh Linh. Điều này được báo trước trong Giô-ên 2:23 “Hỡi các con cái của Si-ôn, Hãy vui mừng và hân hoan trong CHÚA, Đức Chúa Trời của anh chị em; Vì Ngài sẽ ban mưa đầu mùa xuống để bày tỏ đức thành tín của Ngài; Ngài sẽ tiếp tục đổ mưa xuống trên đất đai anh chị em, Mưa đầu mùa và mưa cuối mùa như thuở ban đầu.” 

“Mưa đầu mùa” vào mùa thu làm cho đất tơi xốp để gieo mùa vụ. “Mưa cuối mùa” vào mùa xuân làm mùa vụ chín để thu hoạch. Mưa là hình bóng cho sự tuôn đổ Đức Thánh Linh như trong Ô-sê 6:3 chép “Chúng ta hãy nhận biết, Chúng ta hãy cố gắng nhận biết CHÚA. Ngài chắc chắn sẽ đến với chúng ta, như hừng đông hiện ra vào buổi sáng; Ngài sẽ đến với chúng ta như mưa rào, Như mưa xuân gội nhuần mặt đất.” 

Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ trích Giô-ên 2:28-29 để chứng minh phép báp têm bằng Đức Thánh Linh, với bằng cớ nói tiếng lạ, và các ân tứ Đức Thánh Linh đều được Đức Chúa Trời hứa ban (Công vụ 2:15-18). Cần có một sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh để sửa soạn Hội thánh đạt đến mức trưởng thành, vinh diệu như Ê-phê-sô 5:27 mô tả “hầu tạo cho chính Ngài một hội thánh đẹp lộng lẫy, không hoen ố, không vết nhăn, và không khuyết điểm, nhưng thánh khiết và vẹn toàn”. 

Mục đích của cơn mưa cuối mùa của sự tuôn đổ Đức Thánh Linh là đem Hội thánh đến sự trưởng thành.

b. Si-ôn, nơi có quyền năng giải cứu và sự yên ủi

§ Nơi có quyền năng giải cứu: Si-ôn là một nơi có sự giải cứu. Chúng ta đọc trong Giô-ên 2:32: “Bấy giờ, ai kêu cầu danh CHÚA sẽ được cứu, Vì trên Núi Si-ôn và ở Giê-ru-sa-lem sẽ có những người được thoát khỏi, như CHÚA đã phán, Và trong số những người được sống sót sẽ có những người CHÚA kêu gọi.” Có quyền năng giải cứu tại Si-ôn như lời tiên tri của Áp-đia 1:17: “Nhưng Núi Si-ôn sẽ được giải cứu, Nó sẽ trở thành một nơi thánh, Nhà Gia-cốp sẽ trở về làm chủ đất nước của chúng”.

Đức Chúa Trời muốn dùng chúng ta đem sự giải cứu đến cho thế giới đang chết mất và cho dân sự Chúa nữa. Thế hệ chúng ta cần những người giải cứu được xức dầu.

Tại Si-ôn cũng có quyền năng để giải cứu các dân tộc mà Ê-sai 25:7 nói: “Cũng tại trên núi nầy Ngài sẽ hủy bỏ tấm màn bao trùm mọi dân tộc; Một tấm màn bao phủ tất cả các nước”. Quyền năng Đức Chúa Trời ngự ở Si-ôn sẽ bẻ gãy sự vây phủ của Satan trên các quốc gia. Chính nó ngăn trở sự tăng trưởng và thịnh thượng của Hội Thánh. Bởi sự xức dầu của Đức Thánh Linh khiến chúng ta đủ sức bẻ gãy sự vây phủ của Satan trên thành phố, thị trấn và quốc gia của chúng ta.

§ Nơi có sự an ủi của Chúa: Si-ôn là một nơi mà sự an ủi của Chúa được tìm thấy như trong Ê-sai 51:3 “Vì Đức Giê-hô-va an ủi Si-ôn; Ngài an ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài khiến hoang mạc trở nên vườn Ê-đen, Đồng hoang trở nên vườn của Đức Giê-hô-va; Giữa vườn ấy sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, Lời tạ ơn và tiếng hát ca".

Khi chúng ta kinh nghiệm sự an ủi của Chúa trong đời sống của mình, chúng ta mới có thể an ủi người khác (xem II Cô-rinh-tô 1:3-4)

c. Si-ôn, nơi nhiều nước tìm đến và là nơi yên nghỉ

§ Nơi nhiều nước sẽ đến: Si-ôn được gọi là “niềm vui của cả đất” như Thi thiên 48:2 đã mô tả. Mi-chê cho chúng ta biết nhiều nước sẽ đến Si-ôn và xin được dạy bảo về đường lối Chúa: “Nhiều nước sẽ đi đến đó và nói:“Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giê-hô-va, Đến nhà của Đức Chúa Trời của Gia-cốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài Để chúng ta có thể đi trong các nẻo Ngài.” Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, Lời của Đức Giê-hô-va đến từ Giê-ru-sa-lem”.(Mi-chê 4:2)

Chúng ta đọc trong Giê-rê-mi 50:5 nhiều người sẽ đến Si-ôn và bước vào mối quan hệ giao ước với Chúa: “Chúng hỏi đường trở về Si-ôn, mặt nhìn về hướng ấy và nói: ‘Hãy đến và liên kết với Đức Giê-hô-va bằng một giao ước đời đời, giao ước không bao giờ quên lãng!”(xem thêm Ê-sai 62:11-12) 

§ Nơi yên nghỉ của Chúa: Si-ôn là nơi yên nghỉ của Chúa. Thi thiên 132:13-14 mô tả Đức Chúa Trời đã chọn Si-ôn làm nơi yên nghỉ của Ngài: “Vì Đức Giê-hô-va đã chọn Si-ôn; Ngài ước ao Si-ôn làm nơi ngự của Ngài; Ngài phán:“Đây là nơi an nghỉ của Ta đời đời; Ta sẽ ngự ở đây vì Ta ước ao như thế.”

Dưới thời Giô-suê, mặc dù dân Y-sơ-ra-ên đã vào xứ hứa nhưng họ chưa bước vào sự yên nghỉ mãi cho tới khi họ đến được núi Si-ôn; bởi vì xứ còn đầy kẻ thù mà họ phải đánh bại chúng. Hê-bơ-rơ 4:8 nói “Vì nếu Giô-suê đã cho họ an nghỉ, thì Đức Chúa Trời không còn nói về một ngày khác nữa.”. Là Cơ đốc nhân, chúng ta đã vào xứ hứa thuộc linh rồi, nhưng chúng ta có đến được núi Si-ôn thuộc linh chưa ?

Bài tập:
1. Cho biết ý nghĩa của “Mưa cuối mùa” và cho biết “mưa” là hình bóng cho điều gì ?
2. Mục đích của cơn mưa cuối mùa của sự tuôn đổ Đức Thánh Linh là gì ?
3. Ở đâu có quyền năng giải cứu các dân tộc ?. Hãy viêt ra câu Kinh Thánh ủng hộ.
4. Điều gì ngăn trở sự tăng trưởng và thịnh vượng của Hội Thánh ?
5. Nhờ vào đâu để chúng ta đủ sức bẻ gãy sự vây phủ của Satan trên thị trấn, thành phố, quốc gia của chúng ta ?

Phần 6
a. Si-ôn, nơi có sự cung ứng và nơi của vua, thầy tế lễ 

§ Nơi có sự cung ứng dư dật: Si-ôn là nơi có sự cung ứng dư dật của Chúa. Thi thiên 132:12,15: “Nếu con cái ngươi gìn giữ giao ước Ta, Và chứng ước mà Ta sẽ dạy cho chúng, Thì con cái chúng, Cũng sẽ ngồi trên ngôi ngươi đến đời đời. Ta sẽ ban phước cho Si-ôn được lương thực dư dật, Cho những kẻ nghèo của thành ấy được ăn bánh no nê”. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự sung mãn và chúng ta không được phép để sự vô tín giới hạn Ngài. Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 3:20: “Đức Chúa Trời là Đấng hành động trong chúng ta bằng quyền năng Ngài, có thể làm trổi hơn bội phần mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng”.

§ Nơi của vua và thầy tế lễ thuộc linh: Si-ôn là nơi của các vua và thầy tế lễ thuộc linh. Thi thiên 132:12,16 nói:“Nếu con cái ngươi gìn giữ giao ước Ta và chứng ước mà Ta sẽ dạy cho chúng, Thì con cái chúng cũng sẽ ngồi trên ngôi ngươi đến đời đời.” Ta cũng sẽ mặc cho các thầy tế lễ thành ấy sự cứu rỗi, Và những người tin kính của nó sẽ reo mừng.” 

Tại Si-ôn, Đa-vít vừa là vua vừa là thầy tế lễ. Đa-vít mặc ê-phót chỉ thầy tế lễ mới được mặc“Đa-vít mặc ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức trước mặt Đức Giê-hô-va” (II Sa-mu-ên 6:14); Đa-vít cũng ăn bánh trần thiết, mà chỉ có thầy tế lễ mới được ăn (xem I Sa 21:1-6)

Chúa Cứu Thế Jesus vừa là Vua vừa là Thầy Tế lễ thượng phẩm của chúng ta theo ban Mên-chi-xê-đéc, như có chép trong Hê-bơ-rơ 6:20: “là nơi Đức Chúa Jêsus, Đấng Tiên Phong, đã bước vào vì chúng ta, và đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc”. Chúng ta là các thầy tế lễ của nhà vua và Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến Si-ôn (I Phi 2:9).

b. Si-ôn, nơi được bảo vệ an toàn và nơi ở của người tin cậy nơi Chúa

§ Nơi được bảo vệ an toàn: Si-ôn là nơi có sự bảo vệ an toàn của Chúa, như ta thấy trong Ê-sai 11:9 “Chúng sẽ chẳng làm hại, cũng chẳng cắn giết ai, Trên khắp núi thánh Ta; Vì sự hiểu biết Đức Giê-hô-va sẽ đầy dẫy thế giới, Như các dòng nước phủ đầy biển”. Chúng ta đọc trong Ê-sai 65:25 “Muông sói và chiên con sẽ ăn chung với nhau, Sư tử sẽ ăn rơm như bò, Còn rắn thì ăn bụi đất. Sẽ chẳng có ai làm tổn hại hay hủy phá trong khắp núi thánh của Ta.”

§ Nơi ở của những người tin cậy nơi Chúa: Si-ôn là nơi ở của những ai tin cậy nơi Chúa. Chúng ta đọc trong Thi thiên 125:1 “Những người tin cậy Đức Giê-hô-va khác nào núi Si-ôn, Không rúng động nhưng tồn tại đời đời.” Ê-sai 57:13 cho chúng ta biết rằng cách để đến được Si-ôn là tin cậy Chúa với cả tấm lòng: “Khi ngươi kêu cứu, hãy để các thần mà ngươi đã tập hợp giải cứu ngươi! Gió sẽ thổi các thần ấy đi, Một hơi thở sẽ lùa chúng đi tất cả. Nhưng ai ẩn náu nơi Ta sẽ hưởng đất nầy, Và được núi thánh của Ta làm cơ nghiệp”

Chìa khoá để có sự bình an là tin cậy nơi Chúa và giữ tâm trí hướng về Ngài. “Người nào để tâm trí mình nương cậy nơi Chúa Thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình an trọn vẹn, Vì người tin cậy Ngài.” (Ê-sai 26:3).

c. Si-ôn, nơi có sự dạy dỗ và có vô số thiên sứ 

§ Nơi có sự dạy dỗ: Si-ôn là nơi có sự dạy dỗ Lời Chúa. Trong những ngày cuối cùng, các nước sẽ đến Si-ôn để được dạy Lời Chúa và đường lối của Ngài. Chúng ta đọc trong Ê-sai 2:2-3: “Trong những ngày cuối cùng, Núi của đền thờ Đức Giê-hô-va Sẽ được lập vững trên các đỉnh núi, Vượt cao hơn các đồi. Mọi quốc gia sẽ đổ về đó, Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, Đến đền thờ Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối Ngài, Chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài.” Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, Và lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem”. Đại mạng lệnh Chúa ban cho Hội thánh Ngài trong Ma-thi-ơ 28:19-20 trước khi Ngài về trời là dạy dỗ muôn dân: “Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế.” 

§ Nơi có vô số thiên sứ: Si-ôn là nơi có vô số thiên sứ Phao-lô nói trong Hê-bơ-rơ 12:22 “Nhưng anh em đã đến gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn nghìn thiên sứ đang quây quần vui vẻ”. Hàng ngàn hàng ngàn thiên sứ ở tại Si-ôn trên trời. Tuy nhiên, trên đất chúng ta có thể kinh nghiệm “vô vàn các thiên sứ này”. Thiên sứ ở về phía chúng ta đông hơn các lực lượng chống lại chúng ta (II Vua 6:16-17: “Ông bảo: “Đừng sợ, vì những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó.” Rồi Ê-li-sê cầu nguyện: “Lạy Đức Giê-hô-va, xin mở mắt cho đầy tớ của con để nó thấy được.” Đức Giê-hô-va mở mắt người đầy tớ, và anh ta thấy núi đầy những ngựa và chiến xa bằng lửa đang bao quanh Ê-li-sê”. Hội thánh Chúa Cứu Thế trên đất cần hành động song hành với đội quân trên trời. Chắc chắn rằng Hội thánh sẽ kinh nghiệm nhiều hơn những biểu lộ của thiên sứ trong những ngày cuối cùng này.

Bài tập:
1. Câu Kinh Thánh nào cho biết Si-ôn là nơi có sự cung ứng dư dật ?. Hãy viết ra.
2. Điều gì chứng tỏ rằng Đa-vít vừa là vua vừa là thầy tế lễ?
3. Cách để chúng ta đến được Si-ôn là gì ?
4. Trong những ngày cuối cùng, các nước sẽ đến Si-ôn để làm gì?
5. Hãy so sánh số lượng thiên sứ ở về phía chúng ta với lực lượng chống lại chúng ta.

Phần 7
a. Si-ôn, nơi có sự xức dầu gấp đôi và nơi trọn vẹn

§ Nơi có sự xức dầu gấp đôi: Si-ôn là nơi có sự xức dầu gấp đôi. Hê-bơ-rơ 12:22-23 chép: “Nhưng anh em đã đến gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn nghìn thiên sứ đang quây quần vui vẻ, gần Hội Thánh của những con trưởng được ghi tên trong các tầng trời. Anh em đến gần Đức Chúa Trời là Đấng Phán xét mọi người, gần các linh hồn người công chính được trọn lành”. Si-ôn là Hội thánh của các con đầu lòng. Quyền trưởng nam được hưởng gấp đôi tài sản (Phục 21:17). Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta gấp đôi Thánh Linh Ngài, như Ê-li-sê nhận phần gấp đôi sự xức dầu của Ê-li (II Vua 2:9,15). Chúng ta nên xin Chúa ban cho chúng ta sự xức dầu gấp đôi mà đã đến trên Chúa Jesus khi Ngài thi hành chức vụ trên đất. Chúa Jesus phán trong Giăng 14:12 “Thật, Ta bảo thật các con, người nào tin Ta cũng sẽ làm những việc Ta làm, và sẽ làm những việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về với Cha.”

§ Nơi trọn vẹn của các thánh đồ: Si-ôn là nơi trọn vẹn của các thánh đồ. Cơ đốc nhân sẽ đạt được sự trọn vẹn tại Si-ôn thuộc linh (Hê-bơ-rơ 12:22-23). Mục tiêu của Chúa dành cho đời sống chúng ta là sự trọn vẹn.

“Sự trọn vẹn” trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là “được đầy đủ”. hay “đạt tới mục tiêu đã định”. Vì thế, Đức Chúa Trời muốn chúng ta được đầy đủ trong Ngài, đạt đến sự trưởng thành, và đạt tới mục tiêu đã định cho đời sống chúng ta. Phi-líp 3:12-14: “Ấy không phải là tôi đã đoạt giải, hoặc đã trở nên toàn hảo rồi đâu, nhưng tôi đang theo đuổi để đoạt cho được, vì chính tôi đã được Đấng Christ đoạt lấy rồi. Thưa anh em, tôi không nghĩ rằng mình đã đoạt được rồi; nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus”. 

b. Si-ôn, nơi ở của Cô Dâu 

Ê-sai 62:1-5: “Vì cớ Si-ôn, Ta sẽ không nín lặng, Vì cớ Giê-ru-sa-lem, Ta sẽ chẳng nghỉ yên, Cho đến khi sự công chính của nó chiếu ra như ánh sáng, Và sự cứu rỗi nó rực lên như ngọn đuốc……Người ta sẽ không còn gọi ngươi là “kẻ bị ruồng bỏ,” Chẳng gọi đất ngươi là “đất hoang vu” nữa; Nhưng ngươi sẽ được gọi là “người mà Ta vui thích”, Và đất ngươi sẽ được gọi là “người có chồng”; Vì Đức Giê-hô-va vui thích ngươi, Và đất ngươi sẽ có chồng. Như chàng trai sẽ cưới một trinh nữ, Thì con cái ngươi cũng sẽ nhận sản nghiệp ngươi; Như chú rể vui mừng vì cô dâu”. Si-ôn (Giê-ru-sa-lem) là nơi ở của Tân nương của Chúa Cứu thế. Giăng được mặc khải như sau: “Một trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai họa cuối cùng đến nói với tôi rằng: “Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy Cô Dâu là Vợ của Chiên Con, Tôi được Thánh Linh cảm hóa và thiên sứ đưa tôi đến một ngọn núi lớn rất cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh là Giê-ru-sa-lem từ nơi Đức Chúa Trời ở trên trời xuống, ……...” (Khải huyền 21:9-11). Núi Si-ôn là đỉnh cao của thành Giê-ru-sa-lem mới. Cô Dâu sẽ ở với Chúa Cứu thế tại thành Giê-ru-sa-lem mới.

Chú thích: Si-ôn còn có nghĩa: Vương quốc Đức Chúa Trời hay Giê-ru-sa-lem trên trời. Cô Dâu (vợ của Chiên Con) nghĩa là Hội Thánh.

c. Si-ôn tiêu biểu cho Nơi Chí Thánh

ü Vào thời Đa-vít, Đền tạm Môi-se đóng tại Ga-ba-ôn (xem I Sử 16:39 & 21:29). Tuy nhiên, Đa-vít đem hòm giao ước đến núi Si-ôn và đặt bên trong một cái trại, là Đền thờ Đa-vít. Vì thế, hành lang và Nơi Thánh vẫn còn tại Ga-ba-ôn, nhưng hòm giao ước và nơi Chí Thánh ở tại Si-ôn. Sự thờ phượng tại hành lang và Nơi Thánh xảy ra tại Ga-ba-ôn, nhưng sự thờ phượng nơi Chí Thánh xảy ra tại Si-ôn.

ü Không có bức màn trong Đền thờ Đa-vít tại Si-ôn. Không gì phân cách con người với hòm giao ước, là hình bóng về sự hiện diện của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ngày nay. Trong Thi thiên 27:4, chúng ta thấy tấm lòng của Đa-vít “Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều Và sẽ tìm kiếm điều ấy. Đó là tôi muốn trọn đời tôi được ở trong nhà Đức Giê-hô-va, để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va và cầu hỏi trong đền của Ngài.” Đa-vít luôn muốn ở trong sự hiện diện Chúa và dâng của lễ thiêu và của lễ thù ân cho Ngài (II Sa 6:17). Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến Si-ôn để chúng ta ở trong sự hiện diện của Ngài như Đa-vít, ngắm nhìn vẻ đẹp và vinh quang của Ngài!

ü Khi Chúa Jesus chết trên thập tự giá, bức màn trong Đền thờ bị xé ra làm đôi từ trên chí dưới, hàm ý Ngài đã mở con đường vào nơi Chí Thánh cho chúng ta. Hê-bơ-rơ 10:19-20 mô tả: “Vậy, thưa anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào Nơi Chí Thánh, bởi con đường mới và sống mà Ngài đã mở cho chúng ta ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua thân xác Ngài”.

Đến với Si-ôn thuộc linh để thờ phượng Đức Chúa Trời cũng có nghĩa là bước vào nơi Chí thánh để thờ phượng Ngài.

Bài tập:
1. Câu Kinh Thánh nào cho biết Chúa Jêsus muốn chúng ta làm việc Ngài làm và làm việc lớn hơn nữa ? Hãy viết ra
2. Sự trọn vẹn là gì ?
3. Đức Chúa Trời muốn chúng ta được gì ?
4. Trong trời mới đất mới thì Cô Dâu (Hội Thánh) sẽ ở đâu, với ai ?
5. Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến Si-ôn để làm gì ?