LỜI GIỚI THIỆU
Những phẩm chất nào
cần có trong đời sống của người lãnh đạo để Đức Chúa Trời giao phó cho một khải
tượng? Vì khải tượng là một tài sản quý giá, vì vậy Đức Chúa Trời vô cùng thận
trọng khi Ngài giao phó khải tượng của Ngài cho người nào đó.
Khải tượng có thể
đến với qua sự xác nhận của một câu trong Kinh Thánh, như khi lời logos của Đức
Chúa Trời trở nên lời Rhema trong việc hướng dẫn đời sống của chúng ta. Khải tượng có thể đến với chúng ta chỉ đơn
giản qua những lời nói của những người cùng niềm tin. Dù Đức Chúa Trời muốn sử
dụng bất cứ con đường nào để ban ra một khải tượng, thì khải tượng đó về tương
lai là một điều rất quý giá. Và chính người cưu mang khải tượng phải được sự
giám sát và dạy dỗ của Đức Thánh Linh để trở nên một người thích hợp mang lấy
khải tượng do Chúa ban. Một người đã
nhận xét thấy rằng một người được Đức Chúa Trời sử dụng họ một cách công khai
thì người ấy phải được sự dạy dỗ và giám sát của Ngài một cách riêng tư. Đức Chúa Trời có những cách xử lý riêng tư để
qua đó Ngài làm cho khải tượng thành tựu cho con cái Ngài.
Một
trong những minh họa rõ nhất về người có khải tượng được Chúa dùng là
Giô-suê. Ông là một gương mẫu tốt nhất
về cách chuyển tiếp sang vị trí lãnh đạo chủ chốt và hiệu quả. Ông đã từng ở
dưới sự chỉ huấn của Môise. Khi đọc phần
đầu của sách Giô-suê, chúng ta thấy ông được Chúa gọi vào một chức vụ lãnh đạo
mà ông chưa từng biết qua. Ngày hôm nay,
cũng theo một cách ấy, hầu hết trong mỗi dân tộc, Hội Thánh đang trong mùa
chuyển tiếp. Trong vòng 5 năm tới, 80%
danh phận những đầy tớ trong thế giới Cơ Đốc sẽ thay đổi. Như sự lãnh đạo của Môi-se, nhiều nhà lãnh
đạo sau thế chiến thứ hai đang ra đi và họ sẽ được ở với Chúa. Tôi tin rằng Đức Thánh Linh đang dấy lên
nhiều con người có khải tượng mới trong thân thể của Đấng Christ.
Cách mà Đức Chúa
Trời đối đãi với chúng ta ngày hôm nay sẽ giống như cách mà Ngài đã đối đãi với
Giô-suê. Qua cuộc đời của Giô-suê, chúng
ta rút ra được mười phẩm chất cần có trong cuộc đời của người có khải tượng.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NGƯỜI CÓ KHẢI
TƯỢNG CÓ TẦM NHÌN VỀ TƯƠNG LAI.
A. “Môi-se
tôi tớ ta đã chết” Giô-suê 1:2.
B. Lời tuyên
bố của Phao-lô về mục đích (Phi-líp 3:14).
1. Định
hướng cuộc đời của bạn ở đâu?
2. Về quá
khứ hay tương lai?
C. Tranh
chiến với sự không tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ.
1. Không tha
thứ, bạn đã hướng cuộc đời bạn vào quá khứ chứ không phải tương lai.
2. Sự không
tha thứ giống như xiềng xích trói bạn lại, ngăn trở bạn nhận lấy di sản của Đức
Chúa Trời.
3. Sau đây
là những điều ngăn trở một người trở nên hiệu quả trong chức vụ hầu việc Chúa:
a. Sự lạm
dụng tiền bạc.
b. Sự lạm
dụng tình dục.
c. Sự lạm
dụng quyền hành.
4. Nhưng đặc
biệt có một kẻ hủy diệt thầm lặng đáng sợ thứ tư có khả năng loại bỏ hàng trăm
ngàn người lãnh đạo Cơ Đốc ra khỏi chức vụ hầu việc Chúa: đó là sự không tha
thứ.
a. Sự không
tha thứ, nếu không nhanh chóng xử lý thì sẽ dẫn đến sự giận dữ.
b. Sự giận
dữ nếu không xử lý thì sẽ ăn sâu vào tấm lòng và trở nên sự cay đắng.
c. Rễ cay
đắng sẽ làm vẫn đục tấm lòng nhiều người.
5. Sự tha
thứ là nguồn khai phóng bạn thừa hưởng gia tài mà Đức Chúa Trời dành cho bạn.
D. Tha thứ
là gì?
1. Những
bước nào để thực hành sự tha thứ? Trong
bài giảng trên núi, (Ma-thi-ơ 5:44) Chúa Giê xu đã đưa ra một kế hoạch gồm bốn
điểm sau:
a. Hãy yêu
kẻ thù của bạn.
b. Chúc
phước những kẻ rủa sả bạn.
c. Hãy làm
lành với kẻ lợi dụng bạn.
d. Hãy cầu
nguyện cho họ.
2. Chỉ có
bạn mới có thể tự ném bạn ra khỏi ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời
của bạn.
a. Không một
ai khác trên thế gian này có quyền làm điều đó.
b. Chỉ có
những phản ứng của bạn đối với những gì xảy ra cho bạn mới có thể làm bạn tổn
thương mà thôi.
3. Sự khai
phóng chính là sự giải phóng tâm linh.
4. Đức Thánh
Linh chỉ phán có một từ dành cho tất cả các giáo phái và tất cả các dân tộc.
· Từ ngữ đó chính là HÒA GIẢI
E. Sự tha
thứ thật sẽ như thế nào?
1. Điều đó
giống như Giô sép tha thứ cho anh em của ông (Sáng-thế Ký 45)
a. Ông bảo
vệ danh tiếng cho các anh em của ông. (Sáng-thế Ký 45:1).
b. Ông muốn
không có khoảng cách nào giữa ông và họ (Sáng-thế Ký 45:4).
c. Ông không
muốn các anh em của ông chịu đau đớn về mặt cảm xúc vì những điều họ đã gây ra
cho ông trước đó (Sáng-thế Ký 45:5).
d. Ông đã
nhận thấy cánh tay thần hựu của Đức Chúa Trời trên tất cả những gì đã xảy ra
(Sáng-thế Ký 45:5).
II. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG GHÌ CHẶT DI SẢN THỪA KẾ CỦA
MÌNH
A. “Cả cuộc
đời Cơ Đốc chính là trở nên kinh nghiệm mọi điều Đức Chúa Trời hứa ban cho
chúng ta qua gia tài kế thừa.” Chắc chắn
có một lãnh vực xức dầu nào đó mà Chúa chỉ dành riêng cho bạn mà thôi.
B. “Hãy cố gắng hết sức để làm những điều vĩ đại
cho Đức Chúa Trời, và hãy mong đợi những điều vĩ đại đến từ Đức Chúa Trời.”
William Carey
III. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG CÓ SỰ DẠN DĨ ĐỐI DIỆN VỚI SỰ
CHỐNG ĐỐI
A. “Sẽ chẳng
ai có thể đứng nổi trước mặt ngươi trong những ngày của cuộc đời ngươi…”
(Giô-suê 1:5).
B. “Huyết
của những người tử vì đạo là hột giống của Tin Lành”. Tertullian
IV. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG Ở
VỚI MÌNH
A. Ta sẽ ở cùng ngươi như Ta đã từng ở cùng với Môi-se. Ta sẽ chẳng bao giờ lìa ngươi, hay bỏ rơi
đâu” (Giô-suê 1:5). Đây là
lời hứa mà Cha chúng ta ở trên trời đã thực hiện: Ngài sẽ chẳng bao giờ lìa
khỏi chúng ta, hay bỏ rơi chúng ta đâu.
B. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn ở cùng với
chúng ta trong mọi hoàn cảnh chúng ta đi qua.
V. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG CÓ LÒNG CAN ĐẢM ĐỂ LÃNH ĐẠO
“Chỉ hãy vững lòng và dũng cảm” (Giô-suê 1:7).
VI. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG XEM LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ƯU TIÊN
HÀNG ĐẦU (Giô-suê 1:8)
VII. NGƯỜI CÓ KHẢI TƯỢNG VƯỢT QUA SÔNG “GIÔ ĐANH”
CÁCH CÁ NHÂN (GIÔ-SUÊ 3:17)
A. Đức Chúa
Trời muốn đưa các bạn vào cuộc đời của
những phép lạ.
B. Hãy để
Đức Chúa Trời đưa bạn vào phạm trù mới nơi có những điều xảy ra trong cuộc đời
và chức vụ của bạn mà không có thể được
giải thích bằng cách nào khác hơn là chính Ngài đã can thiệp vào.
C. Đức Chúa
Trời luôn làm những điều kỳ lạ.
1. Ngài muốn
làm những điều kỳ lạ đó trong cuộc đời của bạn.
2. Ngài muốn
chính bạn là người mang lấy khải tượng dành cho tương lai.
D. Chúng ta
sẽ hoàn tất ba tính chất còn lại của khải tượng ở bài học tiếp theo sau.
THẢO LUẬN NHÓM
1.
Những cách khác nhau nào mà một người lãnh
đạo có thể dùng để giải quyết những điều đã xảy ra trong quá khứ, từ đó định
hướng cho mục đích đời mình?
2.
Hãy thảo luận về kẻ hủy diệt im lặng thứ tư
ảnh hưởng chức vụ của người hầu việc Chúa và các cấp độ khác nhau trong sự hủy
diệt Hội Thánh.
3.
Chúng ta có thể áp dụng tấm gương của
Giô-sép trong việc hòa giải với những kẻ xúc phạm chúng ta như thế nào?
4.
Sử dụng bốn bước của Chúa Jêsus, chúng ta có
thể thực hành sự tha thứ thật trong thân thể của Đấng Christ như thế nào?
TỰ NGHIÊN CỨU
Hãy nghiên cứu trong Giô-suê từ đoạn 1-3 và
suy gẫm mỗi phẩm chất của bảy phẩm chất trong đời sống của một người có khải
tượng. sau đó viết ra điều mà Đức Chúa Trời đang phán với bạn về việc áp dụng
các phẩm chất trong đời sống cá nhân và các tình huống trong chức vụ của bạn.