LỜI
GIỚI THIỆU
Trong bài học này, chúng ta sẽ nói về
sự thương xót của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng sứ điệp này có khả
năng làm cho đức tin anh em dấy lên. Chúng ta sẽ chú ý đến đặc điểm
và bản tánh của Ngài.
Khi chúng ta đến với Đức chúa Trời xin
sự chữa lành, chúng ta cần để thì giờ để tra xét tấm lòng của
mình. Chúng ta cần để thì giờ để chuẩn bị nhận điều Đức chúa Trời
dành cho mình. Đức Chúa Trời là Đấng chữa lành, nhưng chúng ta cũng
có phần việc của mình.
DÀN
Ý BÀI HỌC
“Đức Giê-hô-va luôn ban ơn, hay thương xót, Chậm nóng
giận và đầy nhân từ. Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Ơn thương xót của Ngài ở trên mọi vật mà Ngài dựng nên” Thi-thiên 145:8,9
I. SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
A. Sự thương
xót và lòng cảm thương.
1. Đức
Chúa Trời nhơn từ với mọi người.
· Đức Chúa Trời là tình yêu.
2. Sự
thương xót và lòng cảm thương bày tỏ đặc điểm về Cha Thiên đàng của
chúng ta.
3. Không có
điều chi thôi thúc đức tin cho bằng hiểu được lòng cảm thương của
Ngài.
4. Khi
người ta nhận được sự bày tỏ về sự thương xót và cảm thương của
Đức chúa Trời, đức tin sẽ dấy lên cao.
· Đức Chúa Trời không chỉ có thể chữa lành,
mà còn sẵn lòng để chữa lành nữa.
B. Sự thương
xót được giải bày (Thi-thiên 103:1-4,8)
1. Thương
xót nghĩa là trìu mến; đầy sự thương cảm.
2. Sự tha
thứ và sự chữa lành là sự thương xót của Đức Chúa Trời.
3. Sự chữa
lành là sự thương xót giống như sự tha thứ.
4. Đức
Chúa Trời muốn đỗ phước hạnh ra.
a. Mắt
Ngài đang tìm cơ hội để bày tỏ tình yêu cho con người trên đất.
b. Lòng Đức
Chúa Trời đầy sự thương xót và cảm thương.
c. Lòng thương
xót của Đức Chúa Trời như đại dương treo trên chúng ta.
C. Lòng thương
xót của Ngài phải được tiếp nhận.
1. Tình yêu
thương của Đức Chúa Trời phải được tiếp nhận (Giăng 3:16).
2. Giống
như sự chữa lành thật; chúng ta phải tiếp nhận tình yêu và lòng cảm
thương của Đức Chúa Trời.
D. Chúa Giê-xu
bày tỏ tình yêu thương, thái độ và lòng cảm thương của Đức Chúa Trời (Giăng
14:8,9).
1. Thấy Chúa
Giê-xu tức là thấy Đức Chúa Cha – Chúa Giê-xu không bao giờ thay đổi và Đức
Chúa Trời cũng không bao giờ thay đổi.
2. Chúa Giê-xu
bày tỏ tấm lòng của Đức Chúa Cha hướng đến những con người đau khổ.
E. Động cơ Đức
Chúa Trời mang đến sự chữa lành.
1. Những đám
đông (Ma-thi-ơ 14:13-14) lòng cảm thương.
2. Hai người
mù (Ma-thi-ơ 20:29-34) lòng cảm thương.
3. Người bị
bệnh phung (Mác 1:40-42) lòng cảm thương.
4. Người bị
quỷ ám (Mác 5:18-20) lòng cảm thương.
5. Khiến
kẻ chết sống lại (Luca 7:11-15) lòng cảm thương.
F. Lòng cảm
thương đối với những người khác (Phi-líp 2:25-27).
1. Ép-ba-phô-đích.
2. Phao-lô.
3. Gióp (Gia-cơ
5:11).
a. Gióp là
một trong những sách lớn thôi thúc sự chữa lành.
i. Sự thử thách của
Gióp kéo dài, mức độ dài nhất (theo hầu hết các học giả) khoảng 9 tháng.
ii. Sự kết thúc sau
cùng của Gióp là Đức Chúa Trời tỏ lòng đầy sự thương xót đối với ông.
iii. Đức Chúa Trời
đã chữa lành cho Gióp; đó là điều quan trọng nhất.
b. Lòng nhơn
từ của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng ra đối với những người tin theo Ngài như
Gióp.
II.
CHÌA KHOÁ ĐỂ NHẬN SỰ THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
A. Người mù
Ba-ti-mê (Mác 10:46-52).
1. Người
mù kêu khóc cùng Chúa Giê-xu “Hỡi Đức Chúa
Giê-xu, con vua Đa-vít, xin thương tôi cùng” (Mác 10:47)
2. Dù đám
đông bảo ông ta im đi, nhưng người mù vẫn tiếp tục kêu xin Chúa Giê-xu.
3. Người
đàn ông này có đức tin nơi sự thương xót của Chúa Giê-xu.
4. Sự
thương xót của Đức Chúa Trời được nhận bằng đức tin.
B. Tin nơi tình
yêu của Đức Chúa Trời (I Giăng 4:16-18).
· Chúng ta
cần có đức tin nơi tình yêu của Đức Chúa Trời.
C. Thầy tế
lễ thượng phẩm hay thương xót (Hê-bơ-rơ 2:17).
· Chúa Giê-xu
là thầy tế lễ thượng phẩm hay thương xót.
D. Hãy vững
lòng đến gần ngôi ơn phước (Hê-bơ-rơ 4:14-16).
· Chúng ta
phải vững lòng mà đến với Chúa Giê-xu, bằng đức tin, giống như người mù
Ba-ti-mê.
THẢO
LUẬN NHÓM
Xếp thành những nhóm nhỏ với 3 hay 4 người khác để thảo
luận bài học này.
1.
Điều gì thúc đẩy Đức Chúa Trời chữa lành
cho con người?
2.
Thái độ của Đức Chúa Trời ngày nay có thay
đổi không?
3.
Ngày nay chúng ta phải làm gì để nhận được
sự thương xót của Đức Chúa Trời?
4.
Hảy cầu nguyện để mọi người trong
nhóm thảo luận hiểu và nhớ rằng sự thương xót của Đức chúa Trời ở
trong sự chữa lành và nhận lấy vào đời sống chúng ta mỗi ngày.
TỰ
NGHIÊN CỨU
1. Trong
Thi-thiên 103:3-4, liệt kê bốn ơn phước mà chúng ta nên ngợi khen Chúa trong
đời sống của chúng ta.
2. Trong các
sách Phúc Âm sau, tại sao Chúa Giê-xu phải chữa lành cho những người này?
Ma-thi-ơ 14:13,14
Ma-thi-ơ 20:29-34
Mác 1:40-42
Mác 5:15-20
Luca 7:11-13
3. Bạn có biết người nào đang bị bệnh và cần sự chữa
lành không? Hãy cầu xin sự thương xót của Đức Chúa Trời và áp dụng bài học này
vào trong hoàn cảnh của người đó.