CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 4: THÁP BA-BÊN VÀ ÁP RA HAM: KHÁI NIỆM CỦA GIAO ƯỚC

LỜI GIỚI THIỆU
     Trong bài này, chúng ta sẽ đọc Sáng Thế Ký 11 trở đi. Trong bài  học trước, chúng ta đã tập trung vào mối quan hệ giữa con người với Đức Chúa Trời. Một số người có mối quan hệ vâng lời và thông công với được Đức Chúa Trời. Một số người khác thì có mối quan hệ không vâng lời.
Tội lỗi to lớn của con người là tự mình quyết định điều đúng và sai. Loài người luôn tự hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời luôn định đoạt cho tôi?” Trong Sáng thế Ký đoạn 11, có một ví dụ cho vấn đề này. Đó là câu chuyện Tháp Ba-bên.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. THÁP BA-BÊN.
A. Toàn bộ câu chuyện này dựa trên việc chơi chữ bằng tiếng Hê-bơ-rơ.
1. “Babel”; “Bab”: cái cổng, “el”: Đức Chúa Trời (trong tiếng Việt là chữ Babên)
2. Vì thế, “Bab-el” là “cổng dẫn đến trời”.
B. Từ “Balal” – nghĩa là “sự lộn xộn” (Sáng thế Ký11:9).
1.  Nơi đây, họ đang tập trung tâm trí vào chính mình,  vào những gì mà họ sẽ xây dựng để làm rạng danh mình.
2.  Ở vùng Mê-sô-bô-ta-mi cổ đại, có những tháp gạch gắn liền với sự thờ lạy hình tượng như là: thuật chiêm tinh, việc đoán và điều khiển tương lai.
a.  Cuối cùng, điều mà họ cố gắng làm là trở thành Đức Chúa Trời.
b.  Hậu quả là sự trừng phạt của Đức Chúa Trời, kết thúc bằng sự lộn xộn (Sáng 11:9).
3.  Một lần nữa, chúng ta thấy một tình trạng nơi nào con người bất tuân với Đức Chúa Trời trong mối tương quan chiều dọc thì hậu quả là sự lộn xộn trong mối tương quan chiều ngang.
II.  CÂU CHUYỆN ÁP- RA-HAM
A.  Bối cảnh.
1.  Áp-ra-ham quê ở một vùng không xa tháp Ba-bên, nơi tháp ấy được dựng nên.
2.  Ngày nay vùng này được gọi là Irắc.
A.  Hành trình của Áp-ra-ham (Sáng 11: 31).
C. Thời đại và dân tộc của Áp-ra-ham.
1.  Thời đại trung cổ đồ đồng II (2000-1800 TC).
·       Giô-suê nói cùng cả dân sự rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên kia sông, và hầu việc các thần khác.  Nhưng ta chọn Áp-ra-ham, tổ phụ các ngươi, từ phía bên kia sông, khiến người đi khắp xứ Ca-na-an…”. Giôsuê 24:2-3
2.  Sáng-thế-ký 12. Sự kêu gọi ra khỏi U-rơ. Nannar/Sin.
·      “Nannar” hay “Sin” là thần mặt trăng được thờ phượng như là vị thần kiểm soát toàn xứ.
3.  Đức tin của Áp-ra-ham.
a.  “Áp-ra-ham tin nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người” (Sáng 15:6).
b.  Đức tin của Áp-ra-ham như là một cuộc hành trình, đi từng bước.
4. Thực hiện việc nhận làm con nuôi và những lý do (Sáng-thế-ký 15:1-3).
·      Bảng đá từ Nuzi ở Mê-sô-bô-ta-mi, thời đại trung cổ hoàng kim thứ hai TC. “Tư liệu được nhận làm con nuôi (bảng luật) của Nashwi, con trai Arshenni: Na-si đã nhận Wullu làm con nuôi, con trai của Puhi-shenni. Chừng nào mà Nashwi còn sống, Wullu sẽ cung cấp cho ông thức ăn và quần áo. Khi Nashwi chết, Wullu sẽ được kế nghiệp.”
D.   Giao ước với Áp-ra-ham.
1. Sáng-thế-ký 15:18, giao ước với một lời thề nguyện tự rủa sả.
2.  Chữ “giao ước” là “berith” trong tiếng Hê-bơ-rơ, cột mọi người lại với nhau.
3.  Giê-rê-mi 34:18 “Những kẻ đã vi phạm giao ước Ta, không tuân giữ các điều khoản trong giao ước đã lập trước mặt Ta, thì Ta sẽ làm cho chúng như con bò tơ mà chúng mổ làm đôi và đi qua giữa hai phần”
4.  Những lời hứa nguyện trung thành của dân Hê-tít; Giê-sa-bên, người La-mã và Albans, Hannibal.
5.  Thể thức lời hứa nguyện: “Nếu ta thất tín, nguyện Đức Chúa Trời làm điều này hoặc điều đó cho tôi” (Giê-rê-mi 34:18).
E. Ứng dụng
1.  Trong Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta được biết rằng Áp-ra-ham là cha của những người trung tín: những người tin cậy nơi Đấng Christ.
2.  Đức Chúa Trời đã đến với đời sống của chúng ta.
3.  Buộc chặt chính Ngài vào chúng ta.
4.  Ngài đã làm điều đó trong giao ước mới.
a.  Chính Chúa Giê-xu đã gánh lấy bản chất của chúng ta.
b.  Khi chúng ta được sanh lại, chúng ta nhận được bản tính của Ngài.
c.   Đó là sự ràng buộc chặt chẽ nhất hoặc đó là giao ước mà bạn từng nghĩ đến được.
d.  Giao ước này phải được hiểu để có thể hiểu toàn bộ Cựu Ước.

THẢO LUẬN NHÓM
1.    Bài học nào bạn có thể học từ việc xây dựng tháp Ba-bên và sự đoán phạt của Đức Chúa Trời theo sau, trong các mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và loài người?
2.    Ý niệm về giao ước ứng dụng vào đức tin của Cơ Đốc Nhân như thế nào?
3.    Bạn có thể áp dụng hành trình đức tin của Áp-ra-ham vào hoàn cảnh của mình như thế nào?
 
TỰ NGHIÊN CỨU
1.    Nghiên cứu thêm về đời sống của Áp-ra-ham bằng cách học Sáng-thế-ký 12-18, 21-22.
2.    Nghiên cứu Hê-bơ-rơ 11:8-19.
3.    So sánh đoạn Kinh Thánh trong Tân Ước và các đoạn Kinh Thánh trong Cựu Ước và rút ra vài bài học về những giá trị đời đời từ đời sống đức tin của ông.