Bài 49. Ý NGHĨA CỦA SÔNG GIÔ-ĐANH

Vượt qua sông Giô-đanh là bước ngoặc quan trọng trong hành trình của dân Y-sơ-ra-ên vào đất hứa; là một ngày mới đối với họ về mọi phương diện. Thế hệ cũ, lãnh đạo cũ cùng với những thử thánh đồng vắng đã qua; giờ đây một thế hệ mới, lãnh đạo mới và xứ hứa đang đón chờ. Một bước nhảy vọt mà họ cần thực hiện, đó là vào đất hứa.

Ma-na sẽ không còn nữa. Họ bắt đầu ăn hoa quả của xứ hứa: “Khi họ ăn thổ sản trong xứ thì đến ngày hôm sau, ma-na cũng dứt và dân Y-sơ-ra-ên không có ma-na nữa, nhưng trong năm đó họ ăn hoa màu của đất Ca-na-an” (Giô-suê 5:12). Họ phấn chấn và kỳ vọng. Sức mới và can đảm thúc đẩy họ đánh bại kẻ thù. Cuộc vượt sông Giô-đanh là một bước lớn để đến đích, núi Si-ôn. 

I. ĐỜI SỐNG BỊ ĐÓNG ĐINH 
Vượt qua sông Giô-đanh có ý nghĩa thuộc linh to lớn đối với đời sống tín hữu. Hành trình dân Y-sơ-ra-ên là kiểu mẫu cho hành trình thuộc linh của chúng ta: “Tất cả những điều nầy xảy ra cho họ như một bài học, và được ghi chép lại để cảnh cáo chúng ta là những người đang sống ở cuối các thời đại” (I Côr 10:11)

1. Trong Giô-suê 3:15-16 cho biết nước sông Giô-đanh ngập vào mùa gặt chảy đến thành A-đam. 
§ A-đam tiêu biểu cho bản chất tội lỗi cũ của chúng ta: “Như có lời chép: “Người đầu tiên là A-đam đã trở nên một hữu thể sống, nhưng A-đam sau cùng là thần linh ban sự sống.”Không phải con người thuộc linh đến trước mà là con người tự nhiên; sau đó là con người thuộc linh. Người đầu tiên từ đất mà ra thì thuộc về đất; người thứ hai từ trời mà đến” (I Côr 15:45-47), xem thêm Rô 5:12-14 

§ Nước sông Giô-đanh ngập thành A-đam lúc dân Y-sơ-ra-ên vượt qua Giô-đanh hàm ý về phương diện thuộc linh bản chất A-đam phải được xử lý để “chết đối với tội lỗi” (xem thêm Gal 2:20). 

“Chúng ta biết rằng con người cũ của chúng ta đã cùng bị đóng đinh vào thập tự giá với Ngài, để con người tội lỗi bị tiêu diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rô-ma 6:6) 

2. Sau khi vượt sông Giô-đanh, dân Y-sơ-ra-ên chịu phép cắt bì tại Ginh-ganh. 
Phép cắt bì này tiêu biểu cho phép cắt bì tấm lòng, cắt bỏ những điều thuộc bản chất của chúng ta: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ cắt bì tấm lòng anh em và tấm lòng của dòng dõi anh em để anh em hết lòng hết linh hồn kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình và nhờ đó mà anh em được sống” (Phục 30:6). 

Dù dân Y-sơ-ra-ên đã rời khỏi Ai Cập, nhưng lòng họ vẫn còn ham mến xứ đó. Tuy nhiên, sau khi họ vượt qua sông Giô-đanh, Chúa đã cứu họ khỏi lòng ham mến Ê-díp-tô: “Khi tất cả dân chúng được cắt bì xong, thì họ ở lại chỗ mình trong trại quân cho đến khi được lành. Bấy giờ, Đức Giê-hô-va phán với Giô-suê: “Hôm nay Ta đã cất khỏi các con nỗi ô nhục của Ai Cập.” Vì thế, người ta gọi chỗ ấy là Ghinh-ganh cho đến ngày nay” (Giô-suê 5:8-9) 

Vì thế, cuộc vượt sông Giô-đanh nói đến cách Đức Chúa Trời bẻ gãy quyền lực tội lỗi và sự ham mến thế gian trong đời sống chúng ta.

II. BIẾT, KỂ và ĐẦU PHỤC 
“Chúng ta biết rằng con người cũ của chúng ta đã cùng bị đóng đinh vào thập tự giá với Ngài, để con người tội lỗi bị tiêu diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” Rô 6:6 

“Vậy, anh em cũng phải kể mình đã chết đối với tội lỗi và đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” Rô 6:11 

“Đừng hiến chi thể mình làm công cụ gian ác cho tội lỗi, nhưng hãy hiến chính mình cho Đức Chúa Trời như những con người từ cõi chết sống lại, và dâng chi thể mình làm công cụ công chính cho Đức Chúa Trời” Rô 6:13 

§ Pha-lô nói trong Rô-ma 6:22, “Nhưng bây giờ anh chị em đã được giải phóng khỏi tội lỗi và trở nên nô lệ cho Đức Chúa Trời thì thành quả anh chị em đạt được đưa đến thánh hoá và chung cuộc là sự sống vĩnh phúc.” Đức Chúa Trời muốn chúng ta hoàn toàn tự do khỏi tội lỗi để chúng ta có thể phục vụ Ngài trong sự thánh khiết, dẫn đến sự sống đời đời. Trong Rôma 6, Phao-lô dùng ba chữ mà ban cho chúng ta chìa khoá để sống thánh khiết và tự do khỏi tội húa Trời muốn chúng ta hoàn toàn tự do khỏi tội lỗi để chúng ta có thể phục vụ Ngài trong sự thánh khiết, dẫn đến sự sống đời đời. Trong Rôma 6, Phao-lô dùng ba chữ mà ban cho chúng ta chìa khoá để sống thánh khiết và tự do khỏi tội lỗi: biết (Rôma 6:6), kể (Rô 6:11) và đầu phục (Rô 6:13). 

1. Biết rằng chúng ta chết đối với tội lỗi 
Như chúng ta đã bàn đến rồi, cuộc vượt sông Giô-đanh tiêu biểu cho kinh nghiệm “chết đối với tội lỗi” của Rôma 6:6 “Chúng ta biết điều này: Con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá` với Ngài để con người tội lỗi bị diệt đi, chúng ta không còn nô lệ cho tội lỗi nữa.” Trên thập tự giá, Chúa Cứu Thế không chỉ mua sự cứu chuộc chúng ta mà còn cung ứng để xử lý bản chất tội lỗi của chúng ta và tiêu diệt nó hay lam cho vô hiệu. Đây là một kinh nghiệm thuộc linh rất quan trọng bởi vì sự cứu rỗi không xử lý hết mọi tội lỗi và trói buộc trong đời sống chúng ta. 

Bước đầu tiên để được tự do khỏi tội lỗi là biết qua kinh nghiệm rằng con người cũ (bản chất cũ), đã bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế trên thập tự giá. Từ Hi Lạp “biết” trong Rôma 6:6 là “ginosko” nghĩa là “biết bởi kinh nghiêm trong Rôma 6:6 là “ginosko” nghĩa là “biết bởi kinh nghiệm”. Nói cách khác, Phao-lô nói về việc viết bởi kinh nghiệm, chứ không phỉ biết về lý thuyết, rằng bản chất tội lỗi chúng ta đã bị đóng đinh với` Chúa Cứu Thế. Cần có một kinh nghiệm với Chúa để thật sự biết rằng bản chất cũ của chúng ta đã bị vô hiệu hoá. 

Phoa-lô nói về kinh nghiệm này trong Galati 2:20 “Tôi bị đóng đinh vào thập tự giá với Chúa Cứu Thế. Nay tôi sống, không còn là tôi nữa nhưng Chúa Cứu Thế sống trong tôi,. Hiện nay tôi sống trong thân xác, túc là sống trong đức tin nơi Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tpôi và hiến chính mình Ngài vì tôi.” 

Chúng phải tìm kiếm Chúa để có cùng một kinh nghiệm này để chúng ta không còn phục vụ tội lỗi nữa. Phao-lô nói trong Galati 6:14 “Còn về phần tôi, tôi không khoe khoang, ngoại trừ khoe về thập tự giá của Chúa Cứu thế Giê-xu chúng ta. Nhờ thập tự giá đó, thế gian đã bị đóng đinh đối với tôi và tôi đối với thế gian cũng vậy.” 

Cách đây nhiều năm,Chúa xử lý nhiều vấn đề trong đời sống tôi, phán với tôi về việc “chết với tội lỗi”. Đức Chúa Trời hỏi tôi có muốn từ bỏ những điều này cho Ngàì hay không.một số điều thì dễ giao cho Ngài ,nhưng những điều khác thật khó.Một sáng nọ đang khi tôi ở trong văn phòng, tôi thấy một khải tượng về Chúa Giê-xu trên thập tự giá với lưng Ngài quay về phía tôi. Đức Thánh Linh Chúa nâng tôi lên thập tự giá với Chúa Giê-xu. Tôi thấy mọi người ta la hét chống lại Ngài . Tôi cũng thấy bức màn trong đền thờ bị xé ra khi Chúa Giê-xu chết. Rồi khải tượng chấm dứt. 

Từ sâu xa trong lòng tôi tuôn ra những lời từ Galati 2:20, “Tôi đã đóng đinh với Chúa Cứu thế.” Lúc đó, tôi biết rằng con người cũ của tôi đã bị đóng đinh với Chúa. Tôi hiểu rằng khi Chúa Giê-xu chết cách đây hai ngàn năm, Ngài không chỉ gánh tội lỗi tôi, mà Ngài còn xử lý bản chất cũ của tôi. Sức mạnh, sự đắc thắng và sự bìn an khôn tả tràn ngập tấm lòng tôi. 

Tôi không có ý nói bạn phải có một khải tượng hay kinh nghiệm giống như tôi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn kinh nghiệm thực tại của Rôma 6:6 và có một khải thị rằng bản chất tội lỗi của bạn đã bị đóng đinh. Khải thị đó sẽ giúp bạn chống cự những cám dỗ của đời này và công việc của xác thịt mỗi ngày trong đời sống bạn. 

Thêm vào việc xử lý bản chất tội lỗi chúng ta trên thập tự giá, Chúa Cứu Thế cũng cung ứng sự chữa lành, như đã thấy trong 1Phierơ 2:24 “Chính Ngài đã gánh tội lỗi của chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, nhờ đó chúng ta chết đối với tội lỗi và sống cho sự công chính, nhờ vết thương của Ngài, anh chị em được chữa lành.” Sự chữa lành của chúng ta đã được trả giá rồi, nhưng chúng ta phải chiếm hữu để chúng ta được chữa lánh. 

Điều này cũng đúng với sự cứu rỗi. Chúa Cứu Thế chết vì tội lỗi của cả thế gian, nhưng không phải ai cũng được cứu vì không phải ai cũng tiếp nhận Chúa Giê-xu vào lòng họ. Dù cứu rỗi chúng ta được trả giá qua sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá, chúng ta không được cứu cho đến khi chúng ta kinh nghiệm điều này. Cùng nguyên tắc này áp dụng cho việc chết với tội lỗi. Con người cũ chúng ta đã bị đóng đinh với Chúa Cứu Thế trên thập tự giá, nhưng chúng ta vẫn bị trói buộcbởii bản chất tội lỗi cho đến khi chúng ta chết với tội lỗi, như đã mô tả trong Rôma 6:6. 

Phao-lô nói trong Rôma 6:6, “để con người tội lỗi bị diệt đi, chúng ta không còn nô lệ cho tội lỗi nữa.” Sau khi chúng ta kinh nghiệm Rôma 6:6, hình bóng trong hành trình của Y-sơ-ra-ên bằng cách vượt qua sông Giô-đanh, chúng ta có quyền năng đối với tội lỗi và chúng ta không còn phải phục vụ cho tội lỗi nữa. Điều này không có nghĩa là chúng ta trở thành vô ngộ hay không có khả năng phạm tội, nhưng chỉ đơn giản là chúng ta có quyền năng và sức mạnh mới để chiến thắng bản chất tội lỗi của chúng ta. 

Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt qua sông Giô-đanh và kinh nghiệm phép cắt bì, họ đánh bại thành Giê-ri-cô, nhưng sau đó họ bị thất bại tại A-Hi bởi vì có tội lỗi trong trại. Vì thế, ở đời này chúng ta không bao giờ đạt đến chỗ chúng ta vô ngộ và không thể phạm tộ, nhưng chúng ta càng chối bỏ bản chất cũ và nuôi dưỡng con người mới, Chúa Cứu Thế ở trong chúng ta, chúng ta sẽ càng mạnh mẽhơn và dễ dàng làm điều đúng hơn. 

Nhiều cơ đốc nhân bị trói buộc bởi tội lỗi sau khi họ được tái sanh, chịu báp tem nước va báp tem bằng Đức Thánh Linh. Những tín hữu Cô-rinh-tô được tái sanh, chịu báp tem bằng nước, đầy dẫy Đức Thánh Linh, và vận hành trong tất cả các ân tứ Đức Thánh Linh, nhưng Phao-lô nòi họ là “xác thịt” 1Cô-rinh-tô 3:1,3). Họ không chết với tội lỗi. Về mặt thuộc linh, họ chưa kinh nghiệm cuộc vượt sông Giô-đanh 

2. Kể Rằng Chúng Ta Chết Đối Với Tội Lỗi 
“Vậy, anh em cũng phải kể mình đã chết đối với tội lỗi và đang sống cho Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus” Rô-ma 6:11 

§ Bước thứ hai trong đời sống thánh khiết và tự do khỏi tội lỗi là “kể” rằng chúng ta chết với tội lỗi. Từ Hy Lạp được dịch là “kể hay coi” là “logizomai” nghĩa là “kể điều đó là xong rồi.” 

Sau khi kinh nghiệm việc kể rằng chúng ta chết với tội lỗi, chúng ta phải sống đắc thắng tội lỗi mỗi ngày. Satan vẫn còn đến cám dỗ chúng ta mỗi ngày. Đó là lý do chúng ta phải “kể” rằng mình chết đối với tội lỗi. Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng mình đã được tự do khỏi tội lỗi và chúng ta không chịu thua những ham muốn của xác thịt. 

§ Khi dân Y-sơ-ra-ên vượt biển đỏ, họ lấy mười hòn đá từ sông Giô-đanh và dựng chúng lên ở bờ tây của sông làm kỷ niệm (Giô-suê 4:7). Mười hai hòn đá dùng để nhắc dân Y-sơ-ra-ên về kinh nghiệm vượt sông Giô-đanh của họ. 

Cách tương tự, sau khi chúng ta biết rằng chúng ta chết với tội lỗi, thì mỗi ngày chúng ta phải nhắc nhở chính mình rằng chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Kinh nghiệm trong Rô-ma 6:6 về việc “biết” rằng mình chết với tội lỗi sẽ đặt bản chất cũ của chúng ta trên thập tự giá, “việc” kể rằng chúng ta chết với tội lỗi sẽ giữ bản chất cũ tại thập tự giá (Rô-ma 6:11). 

3. Đầu phục chính mình cho sự công chính và thánh khiết 
“Đừng hiến các chi thể của anh em cho tội lỗi, như những công cụ dùng làm điều bất chính; nhưng hãy dâng thân thể anh em cho Đức Chúa Trời, như người từ cõi chết sống lại,và dâng các chi thể của anh em cho Ngài, như những dụng cụ làm điều công chính” Rô-ma 6:13 

§ Bước thứ ba trong đời sống thánh khiết và tự do khỏi tội lỗi là “đầu phục” chính mình cho sự công chính như Phao-lô đề cập trong Rô-ma 6:12-14 "Vậy, đừng để tội lỗi cai trị trong thân thể hay chết của anh em, khiến anh em phải chiều theo dục vọng của nó. Đừng hiến chi thể mình làm công cụ gian ác cho tội lỗi, nhưng hãy hiến chính mình cho Đức Chúa Trời như những con người từ cõi chết sống lại, và dâng chi thể mình làm công cụ công chính cho Đức Chúa Trời. Vì tội lỗi sẽ không còn cai trị anh em đâu, bởi anh em không ở dưới luật pháp mà ở dưới ân điển” Vì xác thịt anh em yếu đuối nên tôi nói theo cách loài người. Anh em đã từng hiến chi thể mình làm nô lệ cho sự ô uế và sự gian ác chất chồng thể nào, thì bây giờ, hãy hiến chi thể mình làm nô lệ cho sự công chính để được thánh hóa thể ấy” 

§ Sau khi chúng ta kinh nghiệm rằng mình chết đối với tội lỗi và bắt đầu kể rằng mình chết với tội lỗi mỗi ngày, thì chúng ta phải chọn không nộp mình cho tội lỗi. Thay vào đó, chúng ta phải hiến chi thể mình cho sự công chính và thánh khiết. Chúng ta phục mình cho điều đúng hay điều sai? Ấy là một sự lựa chọn mà chúng ta cần phải thực hiện mỗi ngày. 

§ Bởi ân sủng Chúa, chúng ta phải chọn điều lành và từ chối điều dữ (Ê-sai 7:15). Sự thánh khiết là một lựa chọn và chúng ta phải tranh chiến với bản chất cũ để có những quyết định đúng đắn. Kinh nghiệm “biết” và “kể” tạo cho chúng ta sức mạnh để phục mình cho Đức Chúa Trời và thực hiện những lựa chọn đúng. 

Dân Y-sơ-ra-ên liên tục muốn quay về Ai-cập cho đến sau khi họ vượt sông Giô-đanh (5:8-9). Sau khi họ vượt sông Giô-đanh họ chịu cắt bì tại Ginh-ganh. Về mặt thuộc linh, khi Rô-ma 6 trở thành một thực tại trong đời sống chúng ta, thì tội lỗi từ từ mất quyền lực của nó trên chúng ta. Chúng ta bắt đầu kinh nghiệm phép cắt bì trong lòng qua đó Đức Chúa Trời giải cứu chúng ta khỏi những ham muốn và bản chất tự nhiên trong chúng ta.