Bài 14. Thái độ của Pha-ra-ôn

 1. PHA-RA-ÔN TỪ CHỐI:
Trong Xuất 5:1-5, có ghi lại: “Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa. Môi-se và A-rôn tâu rằng: Đức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ đã đến cùng chúng tôi; xin hãy cho phép chúng tôi đi vào nơi đồng vắng, cách chừng ba ngày đường, đặng dâng tế lễ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, kẻo Ngài khiến bịnh dịch hay việc gươm dao hành chúng tôi chăng. 

Vua xứ Ê-díp-tô phán rằng: Hỡi Môi-se và A-rôn, sao các ngươi xui cho dân chúng bỏ công việc như vậy? Hãy đi làm công việc mình đi! Pha-ra-ôn lại phán rằng: Kìa, dân sự trong xứ bây giờ đông đúc quá, hai ngươi làm cho chúng nó phải nghỉ việc ư!”

Chúng ta hãy xem xét ý nghĩa của Ai-cập và Pha-ra-ôn. Những đài tưởng niệm quốc gia Ai-cập là các kim tự tháp, là nơi chôn các vua Pha-ra-ôn. Vì vậy, Ai-cập là nơi chuyên nghiệp trong việc ướp xác chết, đây là nơi tiêu biểu cho sự chết. Nó cũng tiêu biểu cho thế gian này, bởi vì sự chung kết của thế gian này là sự chết và sau đó là hỏa ngục (Rô-ma 6:21), là trung tâm điểm của quả đất “Con loài người, hãy than khóc nhân dân Ai Cập và các dân tộc hùng mạnh, tiễn đưa chúng nó xuống âm ty, với những kẻ xuống vực sâu”. Ê-xê 32:18. 

Chính vua Pha-ra-ôn đã khắc hình con rắn bành mang trên vương miện của mình. Con rắn tiêu biểu cho Sa-tan, vì vậy, vua Pha-ra-ôn tiêu biểu cho Sa-tan, vua của thế gian này. Khi Môi-se và A-rôn trình bày sứ điệp cho vua: “Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng”. Pha-ra-ôn đã từ chối.

Pha-ra-ôn cũng tiêu biểu cho tà linh thống trị trên thành phố hay địa phương của chúng ta. Hãy biết rằng khi Chúa bắt đầu thăm viếng một gia đình hay một khu vực, chắc chắn rằng các cá nhân được Chúa thăm viếng sẽ bị sự chống đối từ nơi Ma quỷ. 

Dưới sự điều khiển của Sa-tan, sẽ có các loại ác linh khác nhau hoạt động trên từng khu vực địa phương. Nó sẽ tìm đủ mọi cách để cản trở không cho người ta đến với Chúa, nó dùng những xiềng xích tội lỗi và sự gian ác để xiềng con người lại. Vì vậy, muốn gia đình, dòng họ của chúng ta trở lại yêu mến Chúa, mỗi ngày chúng ta phải cầu nguyện để phá đổ quyền lực ác linh trên khu vực đó. Khi quyền lực của Sa-tan ở khu vực nào đó bị sụp đổ thì cùng lúc ấy những sợi dây xiềng xích của nó đã bị chặt đứt. Và như vậy,người ta sẽ được tự do đến với Chúa.

Bạn có ước ao Hội thánh được phục hưng không? Hãy bắt đầu trung tín với Chúa mỗi ngày bằng sự cầu nguyện cho khu vực của bạn, hãy nêu tên địa phương nơi bạn đang ở ra cho Chúa. Hãy cầu nguyện và tuyên bố: “Huyết Chúa Giê-xu bao phủ trên khu vực …………….. , huyết Chúa Giê-xu mua chuộc trên vùng đất ……………., huyết Chúa Giê-xu cứu người dân ở ……………”

Hãy nhớ rằng không phải việc bạn có mặt trong Hội Thánh hiện nay là một việc tự nhiên, mà ấy là do kết quả của những con người đã dành thời giờ: ngày qua ngày, tháng qua tháng để cầu nguyện cho địa phương của bạn. Vì vậy, bạn hãy tiếp tục cầu nguyện cho địa phương của mình rồi thì chính mắt bạn sẽ nhìn thấy kết quả lớn lao khôn xiết.

2. GIA TĂNG GÁNH NẶNG

Đây là một trong những bài học quan trọng chúng ta cần phải học ngày nay. Kẻ thù sẽ không để cho chúng ta dể dàng thực hành theo lời Chúa mà không có sự chống đối. Như chúng ta thấy, từ ngay lúc đầu Pha-ra-ôn đã từ chối sứ điệp. Sau đó, Pha-ra-ôn chống đối bằng cách gia tăng sự bóc lột trên dân Y-sơ-ra-ên. Sự đối xử tàn ác của vua Pha-ra-ôn đối với dân Y-sơ-ra-ên được ghi lại trong Xuất 5:5-10 “Kìa, dân sự trong xứ bây giờ đông đúc quá, hai ngươi làm cho chúng nó phải nghỉ việc ư!”. Ngay hôm ấy, vua ban lệnh này cho các cai nô và đốc công: “Các ngươi đừng phát rơm cho dân sự làm gạch như lúc trước nữa; chúng nó phải tự đi kiếm góp lấy. Nhưng các ngươi hãy hạn số gạch y như cũ, chớ trừ bớt chi cả; vì họ biếng nhác, lấy cớ mà đồng kêu lên rằng: Hè! Đi dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta! Hãy gán công việc nặng cho chúng nó, hầu cho chúng nó mắc công việc, chẳng xiêu về lời giả dối nữa”. Các cai nô và các đốc công đi ra nói với dân rằng: “Pha-ra-ôn có phán như vầy: Ta chẳng cho các ngươi rơm nữa”. 

Vua Pha-ra-ôn bảo các đốc công gia tăng công việc và gánh nặng trên dân Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên không những phải làm đủ số gạch như mỗi ngày mà họ còn phải tự kiếm rơm để làm gạch. Các đốc công này được Pha-ra-ôn giao thêm việc đánh đập người dân Y-sơ-ra-ên khi họ không hoàn tất đủ số gạch mỗi ngày.

Khi được Chúa thăm viếng, chúng ta muốn bước đi với Chúa bằng sự yêu mến và thờ phượng Ngài, Sa-tan sẽ có phản ứng ngay. Và thay vì hoàn cảnh tốt hơn, thì nó lại tồi tệ hơn. Chúng ta phải học tập và hiểu biết sự thật này trong đời sống của mình. Sa-tan sẽ sử dụng những người xung quanh từ trong gia đình, bạn bè, nơi công sở để kích bác, chống đối lại chúng ta. Mục đích nhằm làm cho chúng ta nản chí và bỏ cuộc, không còn nghĩ đến việc thờ phượng Chúa nữa ! Chính vì vậy, nan đề sẽ đến với chúng ta khóc liệt hơn. 

Vậy thì Đức Chúa Trời ở đâu? Ngài không hiểu nổi khổ của dân sự Ngài sao?Tại sao Ngài không đến giải cứu dân Y-sơ-ra-ên liền? Tại sao Ngài để Pha-ra-ôn cùng các đốc công của Ai-cập lộng hành như vậy ?

Đức Chúa Trời vẫn ở cùng với dân sự Ngài khi họ bị khốn khổ, khi họ khóc chính mình Ngài cũng khóc. Mọi việc xảy ra với dân Y-sơ-ra-ên đều nằm trong ý muốn của Ngài, nếu Chúa không cho phép thì chẳng có một quyền lực nào có quyền trên dân sự của Chúa. Vậy Ngài muốn dạy dân sự điều gì?

  • Thời điểm của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời đã có chương trình cho dân Y-sơ-ra-ên, đến đúng thời điểm Ngài sẽ giải cứu cho họ. Thời điểm của Chúa không lệ thuộc vào con người.
  • Chúa không muốn chúng ta quay về xứ tội lỗi: Mọi việc khó khăn, nan đề khóc liệt xảy ra nhằm dân Y-sơ-ra-ên hiểu được nổi khổ kinh khiếp khi làm nô lệ tại đất Ai-cập. Sau này, trong quá trình bước đi với Chúa rời khỏi Ai-cập, vào Ca-na-an họ sẽ giữ lòng yêu mến Chúa sắt son, không đòi quay về xứ Ai-cập nữa
  • Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng: đến khi Đức Chúa Trời giải cứu họ ra khỏi Ai-cập lúc ấy họ sẽ thấy được quyền năng tối cao của Ngài.

AOG  Chi hội Ê-li-sê