Buổi nhóm thờ phượng chung là lúc mà tất cả các thành viên trong hội thánh nhóm họp lại để thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi một hội thánh mới thành lập bắt đầu tổ chức những buổi thờ phượng chung, hội thánh đó cần hiểu chức năng của sự thờ phượng. Bạn cần chọn những hình thức thờ phượng phù hợp giúp thực hiện được những chức năng đó và đưa người ta vào sự gặp gỡ Đức Chúa Trời hằng sống.
Sự thờ phượng chung nhằm mục đích tôn vinh sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong sinh hoạt của hội thánh. Đức Chúa Trời xứng đáng được tôn thờ. Ngài tể trị cả vũ trụ này.
Ngài có một tình yêu thánh khiết đối với sự sáng tạo và những tạo vật của Ngài. Ngài cũng kêu gọi chúng ta dự phần vào gia đình hội thánh của Ngài trên đất. Tất cả những điều này đủ để khiến chúng ta hết sức vui mừng và hân hoan. Thờ phượng là nhận biết với lòng biết ơn và vui mừng của chúng ta về sự tể trị tuyệt đối và những điều tốt lành của Đức Chúa Trời.
Khi thờ phượng, chúng ta sử dụng tất cả những gì mình có – tâm trí, ý chí, tình cảm, và thể xác – để bày tỏ sự vui mừng sâu sắc không thể diễn đạt bằng lời như trong các cuộc trò chuyện thông thường, nhưng có thể cảm nhận được bởi Thánh Linh ở trong chúng ta.
Ngài có một tình yêu thánh khiết đối với sự sáng tạo và những tạo vật của Ngài. Ngài cũng kêu gọi chúng ta dự phần vào gia đình hội thánh của Ngài trên đất. Tất cả những điều này đủ để khiến chúng ta hết sức vui mừng và hân hoan. Thờ phượng là nhận biết với lòng biết ơn và vui mừng của chúng ta về sự tể trị tuyệt đối và những điều tốt lành của Đức Chúa Trời.
Khi thờ phượng, chúng ta sử dụng tất cả những gì mình có – tâm trí, ý chí, tình cảm, và thể xác – để bày tỏ sự vui mừng sâu sắc không thể diễn đạt bằng lời như trong các cuộc trò chuyện thông thường, nhưng có thể cảm nhận được bởi Thánh Linh ở trong chúng ta.
A. Ngợi khen và tạ ơn Đức Chúa Trời:
Suốt cả Kinh Thánh, dân của Đức Chúa Trời được lệnh ngợi khen và tạ ơn Ngài. Chúng ta cũng thấy nhiều ví dụ về các nhân vật trong Kinh Thánh bày tỏ lòng tôn kính đối với Đấng Tạo Hóa của mình, từ Ápraham trong sách Sáng Thế ký đến sứ đồ Giăng trên đảo Bátmô.
Nhiều từ khác nhau trong các nguyên ngữ của Kinh Thánh đã mô tả sự ngợi khen Đức Chúa Trời (halal trong tiếng Hêbơrơ và proskuneo trong tiếng Hy Lạp) và minh họa rằng sự thờ phượng thật là tình cảm chân thật từ tấm lòng hướng về Chúa để ngợi khen, tôn vinh Ngài. Rõ ràng là có và cần có sự đa dạng trong khi thờ phượng – trong âm nhạc, các nhạc cụ, và các hình thức khác. Các phân đoạn Kinh Thánh sau ra lệnh cho chúng ta phải thờ phượng Chúa vì sự cao trọng, đẹp đẽ của Ngài:
• Thi-thiên 33:1-5
• Thi-thiên 103
• Thi-thiên 106:1-3
• Rô-ma 15:5-11
B. Phục vụ Chúa:
Sự thờ phượng thật không thể tách rời khỏi sự đầu phục hoàn toàn của cuộc đời chúng ta đối với Chúa và sống thể hiện sự đầu phục đó qua những hành động phục vụ và công việc mà chúng ta làm vì Chúa. Nói cách khác, cuộc đời chúng ta, những gì chúng ta làm, những sinh hoạt của chúng ta, tất cả đều là để thờ phượng Chúa. Đây là các phân đoạn được dùng để mô tả chức năng thờ phượng trong Kinh Thánh:
• Phục truyền 10:12-13
• Thi-thiên 100:1-2
• Rô-ma 12:1-2