CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 8. ĐA-VÍT, SÁCH CÁC VUA, THI-THIÊN VÀ THI VĂN HÊ-BƠ-RƠ

LỜI GIỚI THIỆUChúng ta đã học được nhiều ý chính từ việc nghiên cứu Thánh Kinh Cựu Ước.Đó là: 1. Giao ước, 2. Lòng trung thành, 3. Đặc điểm, 4. Đức tinChúng ta thấy ba điều cuối được thể hiện nhiều trong đời sống của Ru-tơ. Chúng được liên kết với nhau. Cùng những điều ấy đã xảy ra trong đời sống của Ra-háp. Chúng ta cũng thấy được những điều này trong nhiều nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên. Trong bài học này, chúng ta sẽ thấy một sự phát triển mới trong lịch sử của con dân Đức Chúa Trời.

DÀN Ý BÀI HỌCI. TỪ LIÊN MINH CHI PHÁI ĐẾN CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦA. Sự đe dọa của dân Phi-li-tin.B. Sa-mu-ên, Sau-lơ và Đa-vít.1. Sa-mu-ên là quan xét cuối cùng và là tiên tri đầu tiên.2. Sau-lơ khởi đầu tốt, nhưng về sau trở nên kiêu ngạo.a. “Sau-lơ đáp: Tôi chỉ là một người Bên-gia-min, là một chi phái nhỏ hơn hết trong Y-sơ-ra-ên; nhà tôi lại là hèn mọn hơn hết các nhà của chi phái Bên-gia-min” (I Sa-mu-ên 9:21)b. Đọc I Sa-mu-ên 15:12. “Vì khi Sa-mu-ên…”c. I Sa-mu-ên 15:22-23, Sa-lơ bị từ chối làm vua.d. Cuối cùng Sa-lơ xa lánh khỏi Sa-mu-ên, Đa-vít, và khỏi Đức Chúa Trời.e. Rồi thì ông đi cầu vấn bà bóng.3. Đa-vít ở Hếp-rôn 7 năm. a. Chiếm được Giê-ru-sa-lem.b. Thành công lớn, rất phước hạnh, thất bại lớn, sự tha thứ lớn lao.c. Thi-thiên 51.d. Đa-vít hiểu những nguyên tắc thuộc linh đằng sau những nghi lễ trong Cựu Ước.II. Thi-thiên: VĂN thơ CỦA NGƯỜI Hê-bơ-rơ.A. Khi chúng ta nghĩ về vua Đa-vít, chúng ta thường nghĩ về sách Thi-thiên bởi vì Đa-vít là một người sáng tác thi ca, một nhà thơ, một nhạc sĩ và một ca sĩ. · Thật ra có nhiều bài hát của nhiều nhà thơ khác nhau trong Thi-thiên. B. Thơ ca Hê-bơ-rơ được tìm thấy trong nhiều phần khác nhau của Kinh Thánh: 1. Như là những đoạn trích trong các sách lịch sử, trong hầu hết các sách tiên tri, trong văn chương của sự khôn ngoan.2. Gần như toàn bộ sách Gióp và sách Ca-thương là thơ.3. Đó là những bài hát ngợi khen, những buổi lễ ăn mừng những ngày thánh, cầu nguyện sự tiếp trợ, những lời tiên tri về Đấng Christ, sự bày tỏ về nỗi sầu khổ.III. Ba đặc điểm trong thơ ca Hê-bơ-rơ:A. Lối song song: 1. Lối song song đồng nghĩa nhấn mạnh lẽ thật bằng cách lập đi lập lạia. Thi-thiên 19:1 chúng ta gọi là lối song song đồng nghĩa.i. Thi-thiên 19:2ii. Thi-thiên 19:7.iii. Thi-thiên 19:8.b. Bây giờ hãy thử xem Thi-thiên 142. Lối song song tổng hợp giữ chặt lẽ thật nhưng thêm vào ý tưởng mới. Đó là sự phát triển.a. “Và Ta sẽ sai lửa đến trên vách thành Ga-xa, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài nó” (A-mốt 1:7).b. Sự diễn đạt “Nó sẽ thiêu nuốt” chỉ diễn tả khác hơn một chút đối với “Ta sẽ sai lửa”. Điều này mô tả hậu quả của lửa.c. Thỉnh thoảng bạn sẽ tìm thấy một loạt câu lối song song đồng nghĩa bất chợt lên đến điểm cao nhất bằng một câu mới làm trọn vẹn ý diễn đạt.d. Đọc Thi-thiên 2:1-6.3. Lối song song tương phản· Nó nhấn mạnh một lẽ thật bằng sự tương phản và rất phổ biến trong (Châm-ngôn 12:1-2; 5, 18).B. Cách nói theo nghĩa bóng1. Chúng ta hãy xem lại Thi-thiên 2.2. Đọc Thi-thiên 2:3,4.3. Thi-thiên 23:1-4.4. Hãy nhớ rằng khi bạn đọc đến thơ văn trong Cựu Ước, bài thơ thường sử dụng ngôn từ theo lối đặc biệt.5. Đó không phải là ngôn ngữ theo nghĩa đen a. Tay của Đức Chúa Trời, mắt của Đức Chúa Trời, là cách nói theo nghĩa bóng.b. Chúa Giê-xu nói: “Đức Chúa Trời là thần”.c. Thi-thiên 139:7-10: Đức Chúa Trời Đấng vô sở bất tại.6. “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chơn cho ngươi” (Thi-thiên 110:1).a. Bệ chơn diễn tả sự đánh bại hoàn toàn và sự khuất phục; b. Tay hữu diễn tả một nơi vinh dự.7. “Chính Ngài là Đấng giương các từng trời ra như cái màn, và giương ra như trại để ở.” (Êsai 40:22).· Khó có thể là nghĩa đen được!8.“Ai đã lấy lòng bàn tay mà lường biển, lấy gang tay mà đo các từng trời? Ai đã lấy đấu mà đong bụi đất? Ai đã dùng cân mà cân núi và dùng thăng bằng mà cân gò?” (Ê-sai 40:12).9. “Kìa, các dân tộc khác nào một giọt nước ở trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân” (Ê-sai 40:15).10. Thi-thiên 102:25-27. “Vì các từng trời là một cái màn, một cái trại (lều), một bộ quần áo.”C. Sự diễn đạt cảm xúc1. Đặc điểm khác của thơ Hê-bơ-rơ là sự biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ của nó. a. Các tác giả truyền đạt những cảm xúc rất mạnh mẽ của họ về sự vui mừng, về nỗi tuyệt vọng, về những lời kêu cứu về lẽ công bình. b. Bạn phải nhớ điều này khi bạn đọc các Thi-thiên. Chúng ta nói rằng “Điều này thật sự là điều mà bạn sẽ cảm thấy khi bạn đang ở trong hoàn cảnh này”.2. Một số Thi-thiên cũng là những lời tiên tri (Thi-thiên 22).3. Đa-vít là một vị tiên tri và cũng là một nhà thơ.IV. SỰ KHÔN NGOAN VÀ TRỊ VÌ CỦA SA-LÔ-MÔNĐa-vít là con người của chiến trận, nhưng Sa-lô-môn là người của hòa bình.A. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn1. Khôn ngoan trong việc phán xét (I Các Vua 3:28).2. Khôn ngoan trong chính trị (I Các Vua 5:12).a. Trong vòng dân sự của ông để thi hành công lý.b. Trong những mối quan hệ quốc tế.3. Đền thờ và cung điệna. Sự kêu ngạo, sự giàu có, hôn nhân, sự sa ngã.b. Tạo nên một tầng lớp quý phái · Nó ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ.c. Bị đoán phạt bởi Đức Chúa Trời (I Các Vua 11)d. Vương quốc bị phân chia.B. Văn chương khôn ngoan1. “Kẻ nào đi qua đường mà nổi giận về cuộc cãi lẫy không can đến mình, khác nào kẻ nắm con chó nơi vành tai” (Châm-ngôn 26:17).. “Ngọn đèn của kẻ rủa cha mẹ mình sẽ tắt giữa vùng tăm tối mù mịt” (Châm-ngôn 20:20).3. “Cây cân giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; nhưng trái cân đúng được đẹp lòng Ngài ” (Châm-ngôn 11:1)