Bài 38. Mục đích của đồng vắng

1.      Để xử lý tội lỗi trong đời sống chúng ta:
 Vào ngày thứ năm mươi, tức là ngày sau ngày sa-bát thứ bảy, thì các con phải dâng lên Đức Giê-hô-va một tế lễ chay mới. Các ngươi hãy từ nhà mình đem đến hai ổ bánh đặng làm của lễ dâng đưa qua đưa lại; bánh đó làm bằng hai phần mười bột lọc hấp có pha men: ấy là của đầu mùa dâng cho Đức Giê-hô-va.”  Lê 23:16-17

Của dâng vào ngày lễ Ngũ Tuần có trộn men, men tiêu biểu cho tội lỗi. Vì vậy, phép báp têm Thánh linh không xử lý tất cả tội lỗi trong đời sống chúng ta. Những áp lực và thử thách của kinh nghiệm đồng vắng trong đời sống hằng ngày giúp chúng ta xử lý những lãnh vực tội lỗi khác nhau như sự vô tín, sự than phiền, sự chỉ trích. 

2.      Để sản sinh đức tin và sự nhu mì trong đời sống chúng ta:
Chúng ta đọc trong Nhã ca 3:6 “Ai từ hoang mạc đi lên, trông như cột khói, tỏa ngát mùi nhũ hương mộc dược, ngào ngạt hương phấn mua từ các lái buôn?”
Qua việc so sánh chín loại một dược và trái trong Nhã ca 4:12-14 với chín trái của Thánh linh trong Ga-la-ti 5:22-23 chúng ta hiểu được ý nghĩa thuộc linh của một dược và nhũ hương. Một dược tiêu biểu cho sự nhu mì và nhũ hương hình bóng đức tin. Trong đồng vắng, Chúa tìm kiếm gia tăng đức tin của chúng ta nơi Ngài. Ngoài ra, như đã thấy trong đời sống của Môi-se, Ngài tìm kiếm phát triển sự nhu mì trong đời sống chúng ta.
Trong Tân ước nhu mì cũng có nghĩa là khiêm nhường, hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời trước hết. Sau đó qua tánh biết hạ mình, nhu mì, khiêm nhường thì có kết quả nhã nhặn và tha thứ kẻ khác.
Nhu mì không phải là sự yếu hèn, phía sau sự nhu mì đó có sức mạnh như thép. Môi-se rất nhu mì nhưng cứng như thép. Chúa Giê-xu hằng ngày bày tỏ ân nhu mì của Ngài nhưng rất nghiêm khắc (Mác 10:13-16; Giăng 2:14-17). Chúng ta không nên hiểu rằng những kẻ luồn cúi, dua nịnh, tâng bốc là những kẻ biết hạ mình, nhu mì.
Tại nơi đồng vắng, Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài mỗi ngày càng khiêm nhường và đầu phục Ngài một cách trọn vẹn hầu cho tánh nết nhu mì càng phát triển trong dân sự Ngài.
Càng đi sâu vào đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên càng gặp nhiều khó khăn. Đức Chúa Trời không dùng những khó khăn này để tiêu diệt dân sự Ngài nhưng trái lại Ngài dùng những khó khăn trong đồng vắng để luyện tập đức tin của họ mỗi ngày càng cao hơn với Chúa giống như lời của bài Thánh ca “Ngày càng đi, đức tin lại càng cao ….” Ngày nay chúng ta cũng được Đức Chúa Trời luyện tập bài học đức tin giống như dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa. 

3.      Để sản sinh sự tin cậy và lệ thuộc Chúa trong đời sống chúng ta:
 “Ai kia đang từ hoang mạc đi lên, nương tựa vào người yêu? Dưới cây táo em đã đánh thức anh. Chính nơi đây mẹ anh đã nhọc nhằn vì anh, chính nơi đây mẹ anh đau đớn sinh ra anh.” Nhã ca 8:5
Chúa muốn đem chúng ta ra khỏi những kinh nghiệm trong đồng vắng mà lệ thuộc nơi Ngài và tin cậy nơi Ngài với cả tấm lòng chúng ta. 

4.      Để khiến chúng ta thành chuyên gia trong cuộc chiến thuộc linh:
Trong Xuất 17, dân Y-sơ-ra-ên đối diện với dân A-ma-léc. Họ phải học chiến trận trong đồng vắng để họ được chuẩn bị để đánh bại những kẻ thù trong xứ hứa. Trong đời sống chúng ta, Chúa muốn khiến chúng ta thành những chuyên gia trong cuộc chiến thuộc linh qua kinh nghiệm đồng vắng (Thi 18:34). Nhã ca 3:8 minh họa ý này “Tất cả đều cầm gươm đầy kinh nghiệm chiến trường, ai cũng mang gươm bên mình phòng bất trắc đêm hôm.”
Quan xét 3:2 “Ngài chỉ muốn dạy cho các thế hệ mới của dân Y-sơ-ra-ên biết cách chiến đấu, đặc biệt là cho những người trước đây chưa từng quen với trận mạc.”
Chúa muốn khiến chúng ta thành những chuyên gia trong cuộc chiến thuộc linh bởi vì như Phao-lô đã nói: “Vì chúng ta chiến đấu, không phải chống lại thịt và máu, nhưng chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời.” Êph 6:12 

5.      Để làm chúng ta khiêm nhu:
Một trong những mục đích của đồng vắng là hạ dân Y-sơ-ra-ên xuống. Phục 8:2 “Hãy nhớ lại suốt chặng đường trong hoang mạc mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã dẫn anh em đi trong bốn mươi năm nay, Ngài hạ anh em xuống và thử thách anh em để biết rõ lòng anh em thế nào, có tuân giữ điều răn của Ngài hay không.”
Phục 8:16 tái xác nhận điều này: “Trong hoang mạc Ngài cho anh em ăn ma-na, thức ăn mà tổ phụ anh em chưa từng biết, cho anh em nếm trải đói khổ và thử thách để cuối cùng ban phước hạnh cho anh em.” 

6.      Để thử sự vâng lời chúng ta:

Phục 8:2 “Hãy nhớ lại suốt chặng đường trong hoang mạc mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã dẫn anh em đi trong bốn mươi năm nay, Ngài hạ anh em xuống và thử thách anh em để biết rõ lòng anh em thế nào, có tuân giữ điều răn của Ngài hay không.”
Tất cả phước lành của Đức Chúa Trời đến qua sự vâng lời. Ngay cả Chúa Giê-xu phải học vâng lời, như đã thấy trong Hêb 5:8 “Mặc dù là Con, Ngài cũng đã học tập vâng lời qua những khổ đau mình đã chịu”. 

7.      Để dạy chúng ta thỏa lòng:
Trong đồng vắng, Chúa muốn dạy chúng ta thỏa lòng với sự cung ứng của Ngài. Dân Y-sơ-ra-ên gặp khó khăn khi học bài học này. Nhiều người trong số họ không hề thỏa lòng với sự cung ứng của Chúa. Khi Ngài ban cho họ ma-na, họ muốn ăn thịt. Phao-lô nói trong I Tim 6:6 “Sự tin kính cùng sự thỏa lòng chính là nguồn lợi lớn.”
Chúng ta nên tìm kiếm để có được thái độ của Ê-xơ-tê thỏa lòng với bất kỳ điều gì đã giao cho bà, như đã thấy trong Ê xơ tê 2:15 “Khi Ê-xơ-tê, con gái của A-bi-hai là cậu của Mạc-đô-chê, người đã nhận cô làm con nuôi, đến phiên được vào chầu vua thì cô không đòi hỏi gì cả ngoại trừ những gì Hê-gai, hoạn quan của vua, là người trông coi các cung phi, đã quy định. Ê-xơ-tê được ơn trước mọi người nhìn thấy cô.” 

8.      Để dạy chúng ta thắng sự cay đắng:
Tại Ma-ra, dân Y-sơ-ra-ên gặp phải nước đắng. Khi Môi-se ném khúc gỗ xuống nước, nước đắng thành nước ngọt. Điều này cho chúng ta thấy chìa khóa để chiến thắng sự cay đắng. Chúng ta phải đem những cay đắng đến thập tự giá của Chúa và để cho Ngài biến nó thành ngọt ngào. 

9.      Để ban cho chúng ta những của báu trong nơi tối:
Ê-sai 45:3 “Ta sẽ ban cho ngươi các kho báu bí ẩn, của cải chứa trong những nơi kín đáo, để ngươi biết rằng chính Ta là Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Đấng đã gọi đích danh ngươi.”
Trong đồng vắng chúng ta kinh nghiệm những lúc đen tối trong nhiều hình thức. Có những điều Đức Chúa Trời chỉ có thể dạy chúng ta trong bóng tối. Chúa muốn ban cho chúng ta những của báu của nơi tối trong đồng vắng. 

10. Để chọn chúng ta trong lò hoạn nạn:
Ê-sai 48:10 “Nầy, Ta luyện ngươi nhưng không phải như luyện bạc; Ta đã thử nghiệm ngươi trong lò hoạn nạn.”
Đồng vắng là một nơi thử thách
“Họ không hề hỏi: ‘Đức Giê-hô-va đâu rồi? Ấy là Đấng đã đem chúng ta lên khỏi Ai Cập, dắt chúng ta qua hoang mạc, qua xứ hoang vu đầy hầm hố, miền đất khô cằn và trũng bóng chết. Nơi không có người qua lại, và chẳng ai dám ở.” Giê-rê-mi 2:6
Như Chúa Giê-xu đã phán, nhiều người được gọi nhưng ít người được chọn. Chính trong lò hoạn nạn mà Đức Chúa Trời chọn chúng ta.