CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 6: SỰ THỜ PHƯỢNG NƠI ĐỀN TẠM

LỜI GIỚI THIỆU                                    Xem clip đền tạm
Trong phần bài học trước, chúng ta đã dừng lại ở chỗ giao ước Đức Chúa Trời lập với dân Y-sơ-ra-ên tại núi Si-nai. Chúng ta thấy rằng giao ước này ở trong hình thức của giao ước quốc tế. Đức Chúa Trời đóng vai trò của một Vua lớn, Đấng tể trị và dân Y-sơ-ra-ên hứa nguyện trung tín với Ngài. Chúng ta cũng thấy rằng giao ước liên quan đến những luật pháp. Không những mười điều răn mà còn nhiều luật lệ cho đời sống của dân sự phản ánh bản tính của Đức Chúa Trời.
Cũng còn có một mặt khác nữa của giao ước liên hệ đến những lễ nghi  và nghi thức tôn giáo. Họ biệt riêng một trong những chi phái của họ: chi phái Lê-vi, làm những thầy tế lễ. Đức Chúa Trời cho họ biết nhiều chi tiết về cách thờ phượng Ngài. Họ cần phải dựng một đền tạm lớn và đẹp.
DÀN Ý BÀI HỌC
I.  ĐỀN TẠM
Có ba lý do quan trọng về Đền Tạm và những nghi thức tôn giáo:
A.  Đền Tạm giúp hiệp nhất dân Y-sơ-ra-ên.
1.  Đền Tạm ở tại trung tâm của trại quân.
2.  Đền Tạm đại diện cho giao ước với Đức Chúa Trời vì bên trong là Hòm Giao Ước.
3.  Bên trong Hòm Giao Ước là bảng đá với Mười Điều Răn trong đó.
B.  Đền Tạm dạy dân Y-sơ-ra-ên một sứ điệp thuộc linh.
1.  Dân Y-sơ-ra-ên phải học về sự thánh khiết.
2.  Từ ngữ thánh “qadosh” nghĩa là:  biệt riêng ra, được cư xử với sự kính trọng.
a.  Hãy nhớ Môi-se tại bụi gai cháy.
b.   “Chỗ ngươi đang đứng là đất thánh” (Xuất 3:5)
3.  Một trong những nhu cầu cấp thiết nhất mà chúng ta có giữa vòng Cơ Đốc nhân hiện nay là một khải tượng về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.
a. Thánh khiết không phải là một ý niệm tĩnh mà là một ý niệm động.
b. Thánh khiết là gì?
·      Thường thì người ta nghĩ thánh khiết như là sự công bình, như là sự trong sạch về đạo đức.
·      Nhưng một mảnh đất của sa mạc Si-nai có thể có những đặc tính đạo đức nào?
4.  Đất Thánh là gì?
a. Có một lời giải đáp cho ý nghĩa này trong dầu xức của đền thánh.
b. Vào thời xưa, những người phương đông thích xức dầu có mùi thơm như ngày nay chúng ta dùng sau khi cạo râu hoặc nước hoa. 
c. Trong Xuất 30:22-33 Đức Giê-hô-va đưa ra những lời chỉ dẫn cho Môi-se về cách chuẩn bị việc dầu xức cho các thầy tế lễ và tất cả mọi vật dụng trong đền tạm.
·      Về phần ta, dầu này sẽ là dầu xức thánh trải qua mọi đời các ngươi. Chớ nên đổ trên xác thịt loài người; và cũng đừng làm dầu nào khác theo phép hòa hương đó. Dầu này là thánh, cũng sẽ thánh cho các ngươi.”
5.  Điều gì thánh khiết thì được biệt riêng, nó đặc biệt và tách rời ra.
a.  Trong đền tạm những cái nồi, chảo, đồ dùng nhà bếp đều thánh, không vì cớ chúng được làm bằng vàng, chắc chắn không vì cớ chúng có bất cứ phẩm chất đạo đức nào, nhưng vì chúng được sử dụng trong việc phục vụ Đức Chúa Trời.
b.  Những đồ dùng trong đền tạm dành cho Đức Chúa Trời và chỉ một mình Đức Chúa Trời mà thôi, những đồ dùng của sự tôn kính.
c.   Bất cứ vật gì có dự phần với Đấng Gia-vê thì dân Y-sơ-ra-ên không được xem như một đồ vật quen thuộc hoặc xem thường.
d.  Cái gì được Đức Chúa Trời chạm đến là đặc biệt và phải được chú ý đến với sự tôn kính và nể trọng.
e.  George Carey: “Trong Kinh Thánh, từ “Thánh” là một ý niệm động, không phải là một ý niệm tĩnh. Nó hàm ý sự biệt riêng cho sự phục vụ Đức Chúa Trời. Những vật thánh và người thánh đều là những vật, những người được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời sử dụng. Họ không được biệt riêng ra cho sự hư không, nhưng cho một mục đích riêng biệt và xác định … Sự thánh khiết của Hội Thánh liên kết cách chặt chẽ với sứ mệnh truyền giáo để nói về Chúa Giê-xu Christ cho thế giới này”. (George Carey, Atale of Two Churches, IVF, 1985, pp. 138, 39).
6.  Đức Chúa Trời phán với chúng ta: “Hãy nên thánh, vì Ta là thánh.”
7.  Sự thánh khiết của chính mình Đức Chúa Trời là gì?
a. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời bao gồm tất cả những thuộc tánh của Ngài.
b. Điều này giống một viên kim cương đượct cắt nhiều mặt, mỗi mặt đang cháy rực bởi ánh sáng rực rỡ huy hoàng của sự vinh hiển Ngài như: Sự bình tịnh uy nghi, sự thánh khiết đáng khiếp sợ, quyền năng thiêng liêng, vẻ đẹp không thể diễn tả, sự hiểu biết vô hạn, sự hiện diện không thể tránh được, sự khôn ngoan không dò được, sự công bình không hư đi, tình yêu vô bờ bến và hồng ân vô tận.
c. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hãy nên thánh, Ngài không đòi hỏi chúng ta điều gì khác hơn là bày tỏ đặc tính của Ngài trên trần gian này, để phản chiếu con người của Ngài trong tấm gương của linh hồn chúng ta và cách sống của chúng ta.
8. Tội lỗi có thể được chuộc.
a.  Luật pháp đem lại sự cảm biết (ý thức) về tội lỗi, nhưng tội lỗi có thể được chuộc, “được khỏa lấp”. 
·      Rô-ma 3:20 Vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.
b.  Sự chuộc tội, của lễ, sinh tế: sự bày tỏ về chính Ngài.
c.   Giăng Báp-tít là sự chuẩn bị về sự hiện đến của Đấng Christ.
C. Đền Tạm là một “hình bóng” (tượng trưng) về Đấng Christ.
1.  Hình bóng học, sách Hê-bơ-rơ.
2.   Luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau” (Hê-bơ-rơ 10:1)
·      Điều này báo trước về Đấng Christ.
3.  Ê-sai 53, I Phi-e-rơ 1:19, 20,
Khải-huyền 5:6a, 9-12.
4.  Huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào! (Hê-bơ-rơ 9:14)
5.  Bây giờ dân sự sẵn sàng để bước vào Đất Hứa.
II. Sự CHỈ DẪN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO GIÔ-SUÊ
A.   Mạng lệnh của Đức Chúa Trời
  (Giô-suê 1:1-4).
B.   Những lời hứa của Đức Chúa Trời
 (Giô-suê 1:5-8).
·      Khi những người lãnh đạo và dân sự của họ vâng theo luật pháp của Đức Chúa Trời, thì họ được phước.
C. Vượt qua sông Giô-đanh (Giô-suê 3:15).
THẢO LUẬN NHÓM
1.    Đức Chúa Trời dạy dân sự của Ngài sự thánh khiết thông qua Đền Tạm như thế nào và bài học nào các Cơ đốc nhân có thể học được từ sự dạy dỗ đó?
2.    Đức Chúa Trời chuẩn bị cho dân Y-sơ-ra-ên trước khi họ bước vào Đất Hứa như thế nào, và nguyên tắc nào chúng ta có thể học từ điều này khi chúng ta đòi hỏi lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta?
 
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu sách Ga-la-ti và giải thích sự liên quan giữa Luật Pháp và Phúc Âm.
2. Nghiên cứu khái niệm thánh khiết theo Kinh Thánh.
a. Sự thánh khiết có ý nghĩa gì đối với cá nhân bạn ?
b. Hội thánh bạn dạy điều gì về sự thánh khiết?
c.  Những điều gì bạn có thể làm để đẩy mạnh khải tượng về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời giữa vòng các tín hữu.