CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 7: GIÔ-SUÊ, CÁC QUAN XÉT VÀ RU-TƠ


LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta sẽ nắm được bài học này từ chỗ mà chúng ta kết thúc trong bài học trước. chúng ta sẽ nhìn vào vùng đất.

  I.  BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ CỦA TRUNG ĐÔNG
A. Ca-na-an, một nước trung lập nhỏ.
·      Bản đồ Trung Đông: vị trí địa lý xứ Ca-na-an.
B. Những thành phố tự trị
·      Bản đồ địa hình của xứ Palestine.
·      Bốn khu vực chính của xứ Ca-na-an
·      Những đồi núi và thung lũng dễ xâm chiếm, nhưng khó giữ vững.
C. Khí hậu
1.  Tùy thuộc vào thời tiết: Thần tượng Ba-anh hay Đức Chúa Trời.
2.  Những phước hạnh của Giao Ước và những sự rủa sả.
D. Tín ngưỡng của dân tộc Ca-na-an
1.  Dân Ca-na-an ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời.
·      Cách sống của người Ca-na-an được mô tả trong sách Lê-vi-ký và phần lớn trong sách đó được xác nhận bởi khảo cổ học.
2.  Họ tin vào thần sinh sản.
a.  Tín ngưỡng ngoại giáo của họ đã nhận chìm họ vào trong điều huyền bí, vào trong thuyết duy linh, vào trong ma thuật, bói toán, nam và nữ tôn thờ sự dâm dục, những người nam và nữ giao cấu với thú vật.
b.  Tín ngưỡng của dân Ca-na-an không chỉ liên quan đến sự sùng bái thần tượng mà còn liên quan đến việc dâng những bé trai và bé gái của riêng họ làm của tế lễ trong lửa cho ma quỷ.
c.  Tội loạn luân và tình dục đồng giới là thói tục có thể được chấp nhận.
3.  Chính Đức Chúa Trời đã rủa sả dân Ca-na-an.
·      Ngài nói: Đất vì chúng nó mà bị ô uế; ta sẽ phạt tội ác họ; đất sẽ mửa dân nó ra vậy(Lê-vi ký 18:25).
II.  SỰ CHINH PHỤC CA-NA-AN
A. Ra-háp ở Giê-ri-cô. Câu chuyện của Ra-háp trong sách Giô-suê 2:1-21; 6:25.
1.    Nếu có một ứng viên không xứng đáng để nhận phước hạnh của Đức Chúa Trời thì đó là Ra-háp.
2.    Ra-háp là người Ca-na-an và là một kỹ nữ, nhưng mạng sống của nàng được giữ lại và nàng đã trở thành một người Y-sơ-ra-ên danh dự.
3.    Theo Kinh Thánh Tân Ước (Ma-thi-ơ 1:5). Ra-háp kết hôn với Sanh-môn, người lãnh đạo của Giu-đa.
a.    Con trai của nàng là Bô-ô người đã kết hôn với Ru-tơ, và chắt trai của nàng là vua Đa-vít.
b.    Ra-háp được kể đến trong gia phả của Chúa Giê-xu Christ.
4.     Tại sao một người Ca-na-an ngoại giáo, một người thờ lạy hình tượng, một kỵ nữ sẵn sàng liều mạng mình để cứu sự sống của dân Y-sơ-ra-ên?
5.    Đức tin của Ra-háp nơi Đức Chúa Trời: Ra-háp trình bày rất rõ về Đức Chúa Trời:
a.    Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này (Giô-suê 2:9).
b.    Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước biển Đỏ bày khô trước mặt các ông (Giô-suê 2:10).
c.    Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này(Giô-suê 2:11).

1.  Sự hiểu biết của Ra-háp
a.  Ra-háp là một người có sự hiểu biết đặc biệt.
                 i.       Nàng biết quá khứ (Giô-suê 2:10).
                ii.       Nàng biết việc vượt qua Biển Đỏ đã xảy ra có thể là trước khi nàng ra đời và ở một vùng đất mà đối với nàng thật xa xăm.
b.  Nhưng điều này không chỉ là lịch sử.
                 i.       Đức Chúa Trời này đã làm cho quốc gia lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ bị bất lực: Ê-díp-tô, sẽ làm thay đổi thế giới của nó.
                ii.       Lời hứa của Đức Chúa Trời là thật, Giê-ri-cô sẽ bị sụp đổ và xứ Ca-na-an bị diệt vong.
  1. Đây không phải là một vấn đề chủ nghĩa quốc gia bình thường: Y-sơ-ra-ên chống lại Ca-na-an, nơi nàng ra đời để trung thành với xứ ấy và cũng để đầu hàng dân Y-sơ-ra-ên.
i. Giê--va Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời trên trời cao và nơi đất thấp này.
ii. Quyền năng của Đức Chúa Trời vượt trổicai trị cả dân tộc Y-sơ-ra-ên và Ca-na-an.
iii. Ngài là Giê--va Đức Chúa Trời, Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu. Đó là danh mà nàng gọi.
  1. Căn cứ trên những điều này thì nàng biết những sự kiện ở Ca-na-an sẽ ra sao trong tương lai.
                 i.       Nàng có thể thấy kết quả cuối cùng.
                ii.       Với cách nhìn này nàng đã quyết định cách sáng suốt và sẵn sàng mạo hiểm lạ thường.
              iii.       Hê-bơ-rơ 11:31 Bởi đức tin kỹ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám.
B. Giô-suê 2:18: Sợi Chỉ Điều so sánh với huyết trong lễ Vượt Qua (Xuất 12: 22,23).
1.  Trong một ý nghĩa, Raháp giống như Hội Thánh dân ngoại.
2.  Chúa Giê-xu là một người Do Thái, Giăng Báp-tít gọi Ngài là “Chiên Con của Đức Chúa Trời”.
a. Ngài bị đóng đinh tại Giê-ru-sa-lem trong thời gian lễ Vượt Qua Hội Thánh đầu tiên là Hội Thánh người Do Thái được cứu qua huyết Ngài.
b. Chúa Giê-xu hứa rằng khi các môn đồ đi ra giảng Phúc âm trong các xứ khác, các phép lạ sẽ cặp theo việc giảng dạy Lời của Ngài.
·      Thật vậy họ đã giảng, và với một kết quả là nhiều Dân Ngoại xây bỏ tín ngưỡng ngoại giáo và lối sống vô đạo đức của họ để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống.
·      Chính họ không thấy Chúa Giê-xu trên thập tự giá, nhưng họ đặt niềm tin nơi Ngài và họ được cứu.
3.  Trong Xuất Ê-díp-tô-ký, chiên con trong lễ Vượt Qua bị giết trong trại của dân Y-sơ-ra-ên tại xứ Gô-sen.
a. Qua sự vâng lời và đức tin của họ trong huyết chiên con, dân Y-sơ-ra-ên được cứu khỏi sự chết của con trai đầu lòng.
b. Khi họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô có những dấu kỳ và phép lạ lớn.
c. Ngay cả dân Ca-na-an cũng đã nghe về điều đó,
·       Cả Ra-háp, người ngoại ban và vô đạo đức cũng nghe về Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên.
·      Nàng không thấy sự chết của chiên con tại lễ Vượt Qua hay việc ra khỏi Ê-díp-tô, nhưng nàng đặt niềm tin của mình nơi Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.
·      Nàng đem sợi chỉ điều ra làm một dấu hiệu cho đức tin mình, nàng được cứu khỏi chết và trở thành thành viên trong gia đình của dân Y-sơ-ra-ên.
C.  Chúng ta học được gì từ điều này?
1.     Thứ nhất, sự kiện Ra-háp là một kỵ nữ và là một người Ca-na-an ngoại bang không ngăn trở nàng quay lại với Đức Chúa Trời và nhận lấy phước hạnh.
a. Nàng sống trong một thành phố ở dưới sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, nhưng nàng và gia đình nàng đều được cứu.
b. Đừng để môi trường xung quanh bạn, lòng trung thành theo truyền thống của bạn, hoặc áp lực của bạn bè ngăn trở bạn đến với Đức Chúa Trời.
2.  Thứ hai, trong đời sống của Ra-háp có một mối liên kết trực tiếp giữa hiểu biết và đức tin, đức tin và kết ước, kết ước và hành động.
·      Bạn biết lẽ thật và quyền năng của Đức Chúa Trời, bạn biết chắc có sự chết và sự sống đời đời, bạn biết nhu cầu cấp bách để tin nhận Đấng Christ NGAY BÂY GIỜ dù cho điều đó có thể mang đến cho bạn những khó khăn trước mắt.
3.  Chúng ta cũng thấy rằng nàng có một sự hiểu biết rất rõ về quyền tể trị cao cả của Đức Chúa Trời.
a. Con người không phải là trung tâm của vũ trụ; mà là Đức Chúa Trời.
b.         Giê-ri-cô sẽ sụp đỗ.
c. Dù cho thế giới của chúng ta sẽ đỗ nát, thì nhưng mục đích của Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục thực hiện.
d.         Ra-háp nói Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này.
III.  CÁC QUAN XÉT
A.  Sách bắt đầu bằng những từ này: “Sau khi Giô-suê qua đời” (Các Quan Xét 1:1).
1. Điều gì xảy ra ở đây?
a. Không có ai vĩ đại để dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên giống như Môi-se hoặc Giô-suê.
b. Không có vua.
c. Mọi người làm những gì họ nghĩ là tốt nhất.
2. Trong thời đó, Y-sơ-ra-ên không có vua, mọi người cứ làm theo ý mình cho là phải” (Các quan xét 17:6)
B. Vòng tròn sự  đoán phạt:
1.    Sự sa ngã, không vâng lời, thờ lạy hình tượng (bị ảnh hưởng bởi dân Ca-na-an)
2.  Sự đoán phạt, Đức Chúa Trời rút cánh tay chúc phước và bảo vệ, kẻ thù áp bức;
3.  Dân Y-sơ-ra-ên kêu cầu cùng Đức Chúa Trời (ăn năn); Ngài dấy lên một quan xét.
4.  Sự giải cứu, một thời kỳ bình an và phước hạnh theo sau.
5.  Dân Y-sơ-ra-ên sa ngã trở lại.
6.  Vòng tròn đoán phạt lập lại.
C. Ai là những Quan Xét? 
·      Họ là “Shophetim” : các nhà lãnh đạo, những người giải cứu, các quan xét.
IV.  RUTƠ NGƯỜI MÔÁP
Để hiểu về tính cách của Ru tơ dựa trên ba điểm chính: đặc điểm, lòng trung thành, và đức tin.
A.  Đặc điểm
1.  Trong Kinh Thánh, con người thấy đặc điểm của họ qua cộng đồng.
2.    Con người không khẳng định được đặc điểm của mình bằng cách nói lên sự khác biệt của mình. Đặc điểm của con người nằm ở chỗ mình thuộc về ai.
3.  Ru-tơ nói lên đặc điểm của nàng bằng việc ở với dân sự bà Na-ô-mi “Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ…” Ru-tơ 1:16, 17
4.  Bước thay đổi đặc điểm của Ru-tơ khó hơn nhiều so với bước thay đổi đặc điểm của Ra-háp.
a. Ra-háp đối diện với sự khủng hoảng.
                 i.       Nàng biết thành phố của nàng bị hủy diệt.
                ii.       Nàng không thể nhìn thấy tương lai khác.
b. Ru-tơ có những cơ hội tốt ở xứ Mô-áp giữa vòng dân sự mình hơn là ở xứ Giu-đa nơi mà nàng có thể phải đối diện với sự chối từ và cuối cùng chẳng được gì cả.
5.  Giải pháp để khả năng của Ru-tơ thực hiện được điều này là lòng trung thành.
B.  Lòng trung thành.
·      Người nói: Hỡi con gái ta, nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho con! Việc con làm nhân từ lần sau này, lại còn trọng hơn lần trước… (Ru-tơ 3:10)
1.  Nhân từ trong tiếng Hê--rơ bao gồm sự trung thành, trung tín, lòng trìu mến, thương xót và sự trung thành với giao ước
2.  Suy nghĩ một lần nữa về Y-sơ-ra-ên cổ xưa: gia đình lớn (mở rộng); ý thức cộng đồng, về đoàn thể; nhận biết mối liên kết với người khác.
C. Nhân từ là thuộc tính của Đức Chúa Trời.
1. Phục-truyền 7:9; Sáng 24:27; Xuất 15:13
·        Ngài giữ giao ước và thành tín với chúng ta
2. Xuất 34:6 “Giê-hô-va đi qua trước mặt ông và tuyên bố: “Giê-hô-va! Giê-hô-va! Là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, Chậm giận, Dư dật ân huệ và thành thực ”
3. Trọn Thi-thiên 136 nói về sự nhân từ của Đức chúa Trời: “sự nhân từ Ngài còn đến đời đời”
a.  Nói về công việc sáng tạo và nâng đỡ của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên (Thi thiên 136:1-9).
b.  Nói về sự giải cứu và sự can thiệp kỳ diệu trong lịch sử
(Thi thiên 136:10-15).
c.   Nói về sự phù hộ của Ngài qua dân sự và cho dân sự Ngài (Thi-thiên 136:11-22).
d.  Nói về sự thương xót, sự giải cứu, sự tiếp trợ và quyền tể trị tối cao của Ngài (Thi-thiên 136:23-26).
4. Sự nhân từ của  Đức Chúa Trời được ban cho (Thi-thiên 107:1, 8, 15, 21, 31, 43):
a.  Kẻ bị hà hiếp, người tị nạn, người đói khổ (Thi-thiên 107:1-9).
b.  Những người mà tội lỗi của họ đã đưa họ vào những hoàn cảnh khó khăn (Thi-thiên 107:10-16).
c.   Những người mà tội lỗi của họ đã đưa họ đến sự đau đớn
(Thi-thiên 107:17-22).
d.  Những người không có sự giúp đỡ trong cơn gian nguy (Thi-thiên 107:23-32).
e.  Tất cả những bước thăng trầm trong cuộc sống (Thi-thiên 107:33-43).
5. Đức Chúa Trời tìm kiếm phẩm chất đó trong chúng ta.
a.  Ru-tơ có phẩm chất đó trong mối quan hệ của nàng với Na-ô-mi (Ru-tơ 1:16-17; 3:10 so sánh 2:12, 20; 4:17).
b.  Bô-ô hiểu Ru-tơ vì ông là con trai của Ra-háp.
c.   Từ dòng dõi này mà có Đa-vít, Sa-lô-môn, hai vua Giu-đa, và Chúa Giê-xu Christ.
d.  Trong khi một vài việc tốt đẹp diễn ra cho Ru-tơ vào thời điểm đó, cũng là một giai đoạn nguy hiểm trong Y-sơ-ra-ên bởi vì một dân tộc mới được gọi là dân Phi-li-tin đông đảo đã xuất hiện trong xứ.
V.  SỰ XÂM LĂNG CỦA DÂN PHI-LI-TIN
A.  Họ là ai?
1.  Họ là nhóm người Ấn-Âu.
2.  Họ hiểu biết nhiều về kim loại, đặc biệt là làm đồ sắt.
3.  Họ được chuẩn bị để xâm chiếm vùng đất mà dân Y-sơ-ra-ên mới vừa chiếm lấy.
B.  Sự giải cứu của Đức Chúa Trời:
1.  Các Quan Xét
a. Sam-sôn (một người ngu dại không vâng lời Đức Chúa Trời nhiều lần)
b.  Sa-mu-ên
2.  Các Vua: Đây sẽ là đề tài của chúng ta trong bài học tới.

THẢO LUẬN NHÓM
1.    Thảo luận các bài học mà chúng ta đã học được từ đức tin của Ra-háp và ứng dụng điều đó vào hoàn cảnh của dân sự trong nền văn hóa của bạn về sự dám liều lĩnh để được đồng hoá với các Cơ Đốc Nhân một cách công khai.
2.    Thảo luận về ân điển không thể dò được của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời có thể chấp nhận và sử dụng các dân ngoại, những người thờ lạy hình tượng và những kỵ nữ trong chương trình cứu chuộc của Ngài như thế nào? Ứng dụng câu trả lời của bạn vào đời sống của Ra-háp và Ru tơ.
TỰ NGHIÊN CỨU
1.  Nghiên cứu sách Các Quan-Xét và chuẩn bị một biểu đồ về vòng tròn sự đoán phạt
a.    Liệt kê từng bước trên biểu đồ.
b.    Liệt kê những nguyên nhân chính và những lần sa ngã.
c.    Lie65t kê tên những kẻ áp bức dân Y-sơ-ra-ên.
d.    liệt kê những lần ăn năn.
e.    Liệt kê tên những quan xét mà Đức Chúa Trời dùng trong mỗi trường hợp để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên.
2.  Viết ra những bài học thiết thực và thuộc linh mà bạn có thể học được từ những sự kiện trong sách Các Quan Xét.