Cơ Đốc nhân thờ phượng - Bài 1. Thờ phượng là viên ngọc thuộc linh


I. Ý NGHĨA SỰ THỜ PHƯỢNG: Nói rõ hai cách bạn thờ phượng Đức Chúa Trời
Có bao giờ bạn yêu thương một người đến nỗi bạn muốn thể hiện tình yêu của mình bằng một cách đặc biệt chưa? Tôi chắc rằng sau khi suy nghĩ cách cẩn thận, bạn sẽ nói hoặc làm điều gì đó để làm người mình yêu thật hài lòng. Để sau đó, biết được rằng bạn đã mang niềm vui đến cho người ấy - chẳng phải là một cảm giác tuyệt vời sao?
Cùng cách ấy, tình yêu của chúng ta dành cho Chúa cần được thể hiện rõ ràng. Ngài đã bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta bằng cách ban Con một của Ngài để chết thế cho chúng ta. Đức Chúa Trời đã bày tỏ lòng nhân từ và sự thương xót của Ngài cho ngay cả những người không quan tâm đến Ngài. Ma-thi-ơ 5:45b nói với chúng ta rằng: “bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.”
Thể hiện tình yêu thương là con đường hai chiều. Vì lí do gì khiến chúng ta “che giấu” những cảm xúc của chúng ta đối với Ngài? Mặc dù Chúa đọc được mọi điều trong tấm lòng của chúng ta và nhìn thấu tình yêu nơi đó, Ngài vẫn mong mỏi chúng ta nói lên tình yêu của mình và bày tỏ tình yêu đó ra. Bằng việc làm như thế, chúng ta mở cánh cửa để Ngài tỏ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Từ đó chúng ta bắt đầu hiểu được mối thông công và chia sẻ với Chúa là điều trên hết. Không điều gì trên thế gian này có thể thay chỗ nó được.

Một người phụ nữ đã từng ca dưới ánh đèn sân khấu thế giới trong suốt nhiều năm đột nhiên từ bỏ sự nghiệp của mình và chuyển sang hát nhạc thánh. Khi được hỏi về sự chuyển đổi của mình, cô ta đã trả lời rằng: “Tôi chỉ còn dành giọng ca này cho Chúa Giê-xu.”
Có một nhu cầu của thuộc linh mà chỉ có thể thỏa mãn được qua việc thờ phượng. Chúng ta cần nói ra tình yêu của mình dành cho Chúa. Chúng ta cũng cần thể hiện tình yêu đó bằng hành động của mình. Điều đó được thực hiện như thế nào? Một việc làm nhân đức được thực hiện bởi danh Chúa Giê-xu trở thành một hành động của sự thờ phượng bởi vì làm vừa lòng Chúa. Câu chuyện trong Kinh thánh Ma-thi-ơ 25:31-40 chứng minh điều đó.
Là một Cơ đốc nhân, bạn đã được học việc làm vừa lòng Chúa mang lại cho bạn sự thỏa lòng và mãn nguyện. Một người thờ phượng cũng là một người vui vẻ – ấy là một phần thưởng. Châm ngôn 17:22 “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay”. Thi thiên 128:1 thể hiện ý tưởng trên theo cách này: “Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va, đi trong đường lối Ngài”

Bài tập dành cho bạn:
1.    Khoanh tròn trước câu trả lời đúng. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời là làm hoặc nói bất cứ điều gì
a.    Có vẻ đúng vào thời điểm đó
b.    Khiến chúng ta cảm thấy thoải mái
c.    Làm vui lòng Đức Chúa Trời.
2.    Theo những gì chúng ta được học, điều nào sau đây nói về những hành động của việc thờ phượng?
a.    Nói với Đức Chúa Trời rằng bạn yêu Ngài.
b.    Đọc lời Chúa mỗi ngày
c.    Cho một ly nước trong danh Chúa Giê-xu
3.    Hãy viết hai điều mà bạn có thể nói hoặc làm mà bạn nghĩ rằng sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời.
_______________________________________________________
______________________________________________________
______________________________________________________

II. NHỮNG PHẢM CHẤT BÊN TRONG: Nhận biết những gương mẫu trong Kinh thánh về ba phẩm chất cần có cho sự thờ phượng
 “Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy”. (Giăng 4:23)
Câu Kinh thánh này cho chúng ta biết những chi tiết chính của những gì chúng ta cần thể hiện với tư cách là những người thờ phượng. Hãy nhìn vào phần đầu câu Kinh thánh ấy, “khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thợ phượng Cha” câu này còn được dịch là “Bởi quyền năng Thánh Linh của Đức Chúa Trời người ta sẽ thờ phượng Cha.”
Ba từ “bởi quyền năng” có nghĩa là gì? Cụm từ này có nghĩa là chúng ta cần quyền năng hay năng lực để thờ phượng, nhưng quyền năng đó phải mạnh hơn sức lực của chúng ta. Khi chúng ta thú nhận những sự kém thiếu của mình, chúng ta đạt được bước đầu tiên về sự thờ phượng thật – bước của sự khiêm nhường. Chúng ta nói rằng, “Một mình tôi không đủ sức. Tôi cần ai đó mạnh hơn để giúp đỡ tôi.”
Ba từ kế tiếp của câu này làm trọn vẹn ý nghĩa. Cụm từ “của Thánh Linh Đức Chúa Trời” cho chúng ta biết quyền năng ấy thuộc về Đấng chúng ta cần. Chúng ta phải nhận thấy rằng đó không phải là quyền năng mà chúng ta lấy được từ một nguồn nào trên trần thế này. Chúng ta phải có được quyền năng của Thánh Linh Đức Chúa Trời để có thể thờ phượng theo đúng nghĩa của nó 
Đức Thánh Linh, bởi quyền năng của Ngài, giúp chúng ta thờ phượng Cha như Đấng thật vậy. Điều này cũng hướng chúng ta đến sự khiêm nhường. Trong sự thờ phượng thật chúng ta sẽ thấy chính mình như là những con trẻ cần có tình yêu và sự dìu dắt. Gọi “Cha ơi” có ý nghĩa hơn là gọi Ngài là Đấng Tạo hóa. Điều đó nói lên vị trí hợp pháp của chúng ta trong nhà của Ngài và chấp nhận uy quyền của Ngài.
Nghe giống như một bước hạ thấp có phải không? Theo một cách nào đó đúng là như thế. Nhưng sự khiêm nhường không có nghĩa là chúng ta trốn vào xó tối. Khiêm nhường không có nghĩa là đi đâu chúng ta cũng mang gương mặt buồn rầu; nó cũng không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì mình có. Khiêm nhường có nghĩa là đặt Chúa lên vị trí hàng đầu trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống mình. Vì thế suy cho cùng khiêm nhường không phải là bước hạ thấp, vì Ngài nâng chúng ta lên để ban cho chúng ta những niềm vui mới trong Ngài.
Khi chúng ta bắt đầu thấy sự vĩ đại của Ngài, chúng ta sẽ sẵn sàng hơn nữa để dâng “sự thờ phượng thật mà Cha ưa thích.” Ngài mong muốn điều gì? Là con cái của Ngài chúng ta biết rằng trên hết mọi điều Ngài luôn mong chờ tình yêu và sự vâng lời từ nơi chúng ta.
Chúng ta biết rằng trong những mối quan hệ gia đình, sự yêu thương và sự vâng lời là những yếu tố không thể tách rời. Người này cần, hoặc bổ trợ cho, những người khác. Nếu một đứa trẻ yêu thương cha mẹ, thường thì không khó để nó vâng lời cha mẹ. Hơn thế nữa, vâng lời cha mẹ trở thành niềm vui. Tình yêu khiến chúng ta ước ao làm hài lòng người khác.
Nếu chúng ta thấy mình muốn đi ngược lại với những mệnh lệnh của Chúa, chúng ta cần xem lại thái độ của mình cùng với sự cảnh báo rằng tình yêu của chúng ta dành cho Ngài đã giảm sút. Chúng ta phải cúi mình trong sự khiêm nhường, xin Chúa tha thứ tội ích kỷ của chúng ta – chỉ biết đặt quyền lợi riêng lên trên. Rồi Ngài sẽ tái đổ tình yêu của Ngài trên chúng ta – tình yêu mà chúng ta có thể biểu hiện bằng sự hớn hở vâng theo ý muốn của Ngài.
Giống như viên ngọc có nhiều góc cạnh mà chúng ta đã đề cập, thì cũng vậy, sự thờ phượng cũng có nhiều khía cạnh của nó. Chúng ta đã học ba phẩm chất của sự thờ phượng trong số những điều quan trọng nhất. Nhưng, khi chúng ta tìm kiếm Lời của Đức Chúa Trời, Thánh Linh Ngài sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn nữa về sự thờ phượng. Mỗi phẩm chất mới bên trong mà chúng ta thêm vào và gọt giũa sẽ làm cho thời gian của sự thờ phượng trở nên đẹp đẽ hơn và có giá trị hơn.
Sao bạn không thực hiện bước đầu tiên trong sự thờ phượng ngay bây giờ? Bạn có sẵn lòng cúi đầu trong giây lát và đọc những lời sau trong tình yêu, sự vâng lời, và sự khiêm nhường không?
Cha thân yêu, Được thờ phượng Cha là đặc ân lớn nhất mà con có thể có được. Con ngợi khen Ngài vì quyền năng của Ngài, vì quyền năng của Đức Thánh Linh của Ngài. Con ngợi khen Ngài vì Ngài là Đấng có thật - đặc biệt là Ngài là Cha của con. Con yêu mến Ngài, Chúa ơi. Amen

Bài tập dành cho bạn:
4.    Ba phẩm chất trong sự thờ phượng mà chúng ta cần phải học là:
________________, _________________ và __________________
5.    Phẩm chất nào được minh chứng bằng những câu gốc sau:
a.    Thi thiên 10:17 ______________________________________
b.    I Giăng 3:18 ________________________________________
c.    I Giăng 3:24 ________________________________________
6.    Đọc câu chuyện ngụ ngôn trong sách Ma-thi-ơ 21:28-32. Người nào trong số hai người con trai đã rèn luyện những phẩm chất mà chúng ta đã học?

III. NHỮNG BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI: Nhận dạng những cách thức thờ phượng Đức Chúa Trời  từ trong Kinh Thánh
Khi nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy thật khó để có thể đếm được hết các góc cạnh của viên ngọc thuộc Linh hay còn gọi là sự thờ phượng. Trong mỗi hoàn cảnh chúng ta sẽ tìm thấy những phương thức khác nhau và những cơ hội khác nhau để thờ phượng và làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh chúng ta sẽ tìm thấy những tôi tớ Chúa ngày xưa đã thể hiện tình yêu của họ dành cho Chúa như thế nào, và từ đó chúng ta có thể học được những kinh nghiệm quí báu của họ. Khi chúng ta thể hiện tình yêu của mình thì tình yêu đó cũng sẽ ngày một lớn thêm lên.
  • Đa-vít, người chăn chiên đã trở thành vị vua của dân tộc Do Thái, đã thờ phượng Chúa với nhạc cụ và lời hát. 
  • Mi-ri-am, chị gái Môi-se đã thờ phượng bằng điệu nhảy thánh khiết. 
  • Người phụ nữ vĩ đại của xứ Shu-nem đơn giản chỉ cúi đầu trong yên lặng, trong khoảnh khắc ấy thể hiện sự kính sợ tột cùng không thốt nên thành lời. 
  • Đô-ca, một phụ nữ nhơn đức, người đã dâng sự vinh hiển và tôn kính cho Đức Chúa Trời qua nếp Cơ đốc kiên định cũng như những ngón tay khéo léo của bà trong việc may vá quần áo cho những người nghèo.
  • Ma-ry, mẹ Chúa Giê-xu, đã ca ngợi và tán dương Đức Chúa Trời. Những ngôn từ của bà không phải do chính bà nghĩ ra. Khi bà mở tấm lòng và môi miệng mình để ca ngợi, bà đã thốt lên những từ của lời tiên tri tốt đẹp. Bạn có thể đọc lời cầu nguyện có tên là Bài hát của Ma-ry hay còn gọi là bài thánh ca của mẹ trong Lu ca 1:46-55

Những ví dụ này chỉ cho chúng ta thấy một vài phương thức để thờ phượng Chúa. 
  • Bằng giọng hát, chúng ta có thể ca ngợi Ngài bằng những bài ca. 
  • Với thân thể mình chúng ta có thể thờ phượng bằng cách chơi các nhạc cụ, hát, vỗ tay, hay giơ tay lên thờ phượng. 
  • Đôi khi những khoảnh khắc quí giá nhất trong sự thờ phượng được tìm thấy trong sự yên lặng tuyệt đối, khi chúng ta suy ngẫm về sự nhơn từ của Đức Chúa Trời. 
Và, như tất cả chúng ta đều biết, những động tác nói lên cách mạnh mẽ như ngôn từ vậy. Chúng ta khợi khen Chúa khi chúng ta vâng lời Ngài, khi chúng ta nhìn xung quanh mình để tìm xem những nhu cầu mà chúng ta có thể đáp ứng – và sau đó làm tất cả những điều mình có thể để đáp ứng những nhu cầu ấy.
Sự thờ phượng chân chính là viên ngọc quí giá được tìm thấy được từ những hạt đất thông thường của mặt đất, nhưng nó có thể phản chiếu ánh sáng, vẻ đẹp, và vầng hào quang của Đức Chúa Trời.
Đây là một minh họa về sự thờ phượng như viên ngọc quí. Có rất nhiều góc cạnh trên viên ngọc được chừa trống. Bạn hãy điền những ý kiến riêng của mình về cách bạn muốn thể hiện sự thờ phượng của mình dành Cha trên Thiên đàng vào những chỗ trống ấy.


Bài tập dành cho bạn:
7.    Chọn câu đúng nhất cho lời diễn đạt sau:
     Một trong những cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của chúng ta dành cho Chúa là
     a.    trốn khỏi sự ảnh hưởng và những cám dỗ phàm tục xung quanh
     b.    lập lại cùng một lời cầu nguyện nhiều lần
     c.    thể hiện bằng hành động rằng chúng ta yêu Ngài.
8.    Nếu ai đó hỏi bạn cách thức để thờ phượng, câu trả lời tốt nhất của bạn là gì?
a.    Bạn có thể xem những người khác và bắt chước theo họ.
b.  Có nhiều hơn một cách để thờ phượng, bạn có thể tìm trong Kinh thánh nhũng kiểu mẫu sự thờ phượng.
c.    Tìm những phương cách phù hợp với bạn nhất và bắt đầu thực hiện nó.
9.    Hãy xem những câu Kinh thánh dưới đây và dùng lời riêng của bạn hãy nói lên ý nghĩa những người này thờ phượng Đức Chúa Trời. Câu a là câu mẫu dành cho bạn.
a.    Công vụ 2 __________________________________________
b.    Công vụ 4:32 _______________________________________
c.    Công vụ 8:55 _______________________________________
d.   Công vụ 16:15 ______________________________________
e.    Công vụ 16:25 ______________________________________
f.     Phi lê môn 4 ________________________________________