Bài 51. BA MƯƠI MỐT VUA

Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh, họ chịu phép cắt bì tại Ghinh-ganh. Rồi thì họ bắt đầu đuổi những kẻ thù ra khỏi xứ hứa. Tương tự, về phương diện thuộc linh chúng ta phải đánh đuổi, xử lý tất cả kẻ thù thuộc linh và đồn luỹ trong đời sống của chúng ta “Vì chúng ta chiến đấu, không phải chống lại thịt và máu, nhưng chống lại các quyền thống trị, các thế lực, các kẻ nắm quyền bá chủ thế giới mờ tối nầy, và các thần dữ ở các nơi trên trời” Ê-phê-sô 6:12 
Chúa muốn xử lý mọi đồn luỹ tội lỗi, mọi ý muốn xác thịt trong chúng ta; bắt nó vâng phục Chúa Jesus Christ như II Côr 10:4-5 chép “Vũ khí chúng tôi dùng để chiến đấu không phải là những vũ khí xác thịt, mà là quyền năng của Đức Chúa Trời để phá đổ các thành lũy, đánh hạ các lý luận và mọi sự kiêu căng chống lại sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và buộc mọi ý tưởng phải thuận phục Đấng Christ” 

Gươm của Đức Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời đánh bại kẻ thù trong lòng chúng ta (Êph 6:17, Hêb 4:12). Khi dân Y-sơ-ra-ên sắp đánh trận với kẻ thù trong xứ hứa thì Chúa hiện ra cho Giô-suê với gươm trần trong tay (Giô-suê 5:13-15). Chúng ta cần tìm kiếm Chúa và Lời của Ngài để xử lý mọi lĩnh vực trong đời sống của mình.
Trong Giô-suê 12:9-24 đề cập đến 31 vua trong xứ Ca-na-an mà dân Y-sơ-ra-ên phải đuổi đi để chiếm xứ. Ba mươi mốt vua này ngăn cản bước tiến của dân Y-sơ-ra-ên chiếm xứ hứa để đến núi Si-ôn. Mỗi vị vua này nói lên từng tư kỷ, đồn luỹ trong đời sống mà chúng ta cần phải đuổi chúng đi để được yên nghỉ. 

VUA 1: Ý RIÊNG 
Người quyết định chiều hướng hành động của mình 

Ý riêng là một trong những điều tệ hại nhất của con người. Người theo ý riêng là người ngồi trên ngai của đời sống mình thay vì Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ đốc nhân tự lựa chọn và quyết định.
Thay vì cầu hỏi ý muốn của Đức Chúa Trời thì họ lại đưa kế hoạch cho Đức Chúa Trời và xin Ngài chúc phước. Phương cách cứu chữa là tìm kiếm và làm theo ý muốn của Chúa như Chúa Jesus đã làm (Lu 22:42) 

VUA 2: QUÁ CHÚ Ý VỀ MÌNH 
Nuôi cái tôi 

Quá chú ý về mình làm cho chúng ta chỉ tập trung vào chính mình. Đề tài người này ưa thích là chính mình. Người ấy ưa nói về mình; chẳng hạn như kinh nghiệm của tôi, thành đạt của tôi …. Phao-lô nói “Mỗi người trong anh em đừng chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình, nhưng phải quan tâm đến lợi ích của người khác nữa” Phil 2:4. Còn Châm 27:2 dạy như thế này “Hãy để người khác khen con, Miệng con đừng làm như thế; Hãy để người ngoài khen con, Môi con đừng tự khen mình” 

Bổn phận đầu tiên của chúng ta là kéo sự chú ý về phía Chúa rồi chúng ta tránh ra khỏi việc ấy. Chúng ta cần hướng người khác về phía Chúa như Giăng Báp-tít đã làm “Họ đến với Giăng và nói: “Thưa thầy, người đã ở với thầy bên kia sông Giô-đanh, đã được thầy làm chứng tốt, bây giờ đang làm báp-têm và mọi người đều đến với ông ấy.” Giăng trả lời: “Nếu không phải từ trời ban cho thì không ai có thể nhận được điều gì. Chính anh em làm chứng cho tôi rằng tôi đã nói tôi không phải là Đấng Christ, nhưng tôi được sai đến trước Ngài…..Ngài phải được tôn cao, còn tôi phải hạ xuống” Giăng 3:26-28, 30. 

Vua 3: TƯ LỢI 
Tôi có được gì không ? Tôi nhận được gì từ điều này ? 

Lĩnh vực thứ ba trong đời sống tư kỷ là tư lợi. Có một lần Napoleon đã nói “Những người duy nhất tôi nghĩ đến là những người mang ích lợi cho tôi!”. Ông ta không nghĩ đến lợi ích cho bất cứ ai khác. Nguyện chúng ta không phạm tội trục lợi người khác. Tình yêu thật không ích kỷ, không kiếm tư lợi (I Côr 13:5). Tình yêu thương thật nghĩ đến nhu cầu của người khác trước hết như Phao-lô nói về Ti-mô-thê “Vì không có ai đồng tâm tình với tôi để thật sự lo lắng cho anh em như Ti-mô-thê. Ai nấy chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình chứ không quan tâm đến lợi ích của Đức Chúa Jêsus Christ” Phil 2:20-21

Vua 4: TỰ MÃN ­
Thụ động- tôi đã tốt đẹp rồi 

Khải huyền 3: 17 “tôi giàu rồi, tôi phát đạt rồi, tôi không cần gì nữa. Nhưng con không biết rằng mình đang cùng khốn, đáng thương nghèo ngặt, đui mù và loã lồ”. Họ nghĩ họ có tất cả! Đây là sự mù loà và lừa dối. Những người Hội Thánh Lao-đi-xê họ nghĩ họ đã đạt được đỉnh cao của thuộc linh. 

Tự mãn là đối nghịch với những ai khao khát Chúa và đói khát sự công chính (Thi thiên 42:1-2; Mathiơ 5:6). Những người không tự mãn về hiện tại của họ đã không ngừng tăng trưởng. 

Ma-thi-ơ 5:6 Phước cho những người đó khát sự công chính vì sẽ được no đủ. Chúng ta sẽ trở nên an nhàn trong đời sống cơ đốc và lang thang không mục đích. Châm ngôn 29:18 nói, “Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng ; Nhưng phước cho người nào tuân giữ Kinh Luật” Trừ khi chúng ta có một khải tượng tiến triển liên tục. 

Vua 5: Tự tôn
Khoe khoang, tự cao tự đại

Phao-lô cảnh báo về việc tự tôn trong Galati 5:26 “Chúng ta chớ nên tự phụ, khiêu khích lẫn nhau, ganh tị lẫn nhau.” Ông cũng đề cập trong Phi-líp 2:3 “ Đừng làm điều gì vì tham vọng ích kỷ hoặc hư vinh nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” 

Thật là một thảm kịch tai hại cho những người khoe khoang về Hội thánh của họ tăng trưởng nhanh nhất trong nước hay chức vụ thành công nhất hay truyền giáo bất cứ nơi nào. Một số Hội thánh khoe về việc có ban hát hay nhất trong vùng, trong khi đó những nhà truyền giảng khoe rằng họ không bao giờ sai lầm về các ân tứ thuộc linh. 

* Sa-lô-môn khẳng đinh rằng ông vượt trổi hơn bất kỳ ai trước ông (Truyền đạo 1:16) 
* Phi-e-rơ can đảm công bố dù hết thảy anh em ông đều bỏ Chúa ông vẫn không bỏ Ngài (Mathiơ 26:33) 

Chúng ta chỉ nên khoe trong Chúa, Giê-rê-mi 9:23-24 “Chúa phán “Người khôn ngoan đừng tự hào về sự khôn ngoan mình , người mạnh sức đừng tự hào về sức mạnh mình , người giàu có, đừng tự hào về sự giàu có mình. Nhưng người nào tự hào, hãy tự hào về điều này :Người ấy hiểu biết và xưng nhận Ta, biết Ta là Chúa, Đấng ban bố tình yêu thương không thay đổi, Ta thi hành sự công bình và công chính trên đất, Vì Ta ưa thích những đều ấy. 

Vua 6: TỰ TIN 
Tin vào xác thịt và sức mạnh con người

Vị vua tự tin này là tin vào lí trí và phán xét của mình. Ông ta tự tin. Ông ta nghĩ mình không cần ai khác bởi vi ông biết điều ông làm. Ông nghĩ ông kiểm soát mọi vấn đề và có thể giải quyết nan đề của mình. Ông là người tự lập lên; ông nghĩ ông có mọi câu trả lời. (Châm ngôn 15:22) 

Đây là điều trái ngược với sự lệ thuộc thánh mà Chúa Giê-xu có nơi Cha Ngài, nói trrong Giăng 5:19 “ Vì thế Đức Chúa Giê-xu nói “ Thật vậy, Ta bảo các người : Con chẳng tự mình làm gì, trừ những việc con thấy nơi Cha, vì điều nào Cha làm thì con mới làm!” Chúa Giê-xu cũng phán trong Giăng 5:30 “ta không tự mình làm nổi việc gì.” 

Vua 7: TỰ Ý THỨC 
Trói buộc trong sợ hãi và lo lắng

Vua tự ý thức liên hệ mọi sự mình nói hay làm với chính người đó. Mọi tư thế, ánh mắt và lời nói đều được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ông cho mọi người suy nghĩ về mình và nói về mình. Ông là tù ngục cho trí tưởng tượng của mình. Thật nhẹ nhõm khi biết rằng người ta ít khi nghĩ về hết thảy chúng ta. Sự thật thì, họ giống chúng ta, họ nghĩ về chính họ mà thôi.


Vua 8: TỰ CHO MÌNH LÀ QUAN TRỌNG
Một cái nhìn xem mình quan trọng 

Vị vua ngồi trên ngai này có cái tôi kiêu ngạo. Ông nổi giận khi người khác không nhìn nhận tầm quan trọng hay sự vĩ đại của mình. Nhiều tín hữu đã nhận sự hiểu biết và huấn luyện trong vài năm nghĩ rằng họ vượt trổi hơn các giáo sư hay mục sư của họ. Một số rơi vào sự lừa dối rằng họ là sứ giả đặc biệt của Chúa được sai đến để sửa trị các lãnh đạo của họ. 

Vua 9: TỰ TI 
Liên tục nghĩ xấu về mình

Tự ti cũng xấu xa như nghĩ xấu về mình. Thật không tốt khi nghĩ xấu về mình hay chú tâm vào sự thiếu kém của mình. Đây là một sự in trí trước về bản thân mà ngăn trở chúng ta không tập trung vào Chúa. 

Gia-cơ 1:5 Nếu người nào trong anh em thiếu sự khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ ban cho, vì Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không lời phiền trách. 
Phi-lê-môn 1:6 khích lệ chúng ta “nhận biết mọi điều lành có trong chúng ta bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu”. Dâng mọi vinh hiển cho Đức Thánh Linh về mọi điều lành Ngài đã làm trong đời sống bạn. 

Nếu chúng ta không có suy nghĩ lành mạnh về chính mình, chúng ta sẽ không có suy nghĩ lành mạnh về người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta có một ý thức lành mạnh về giá trị của chúng ta trong con mắt của Ngài. 

Vua 10: TỰ QUYẾT
Bảo vệ quyền lợi và địa vị của mình

Vua tự quyết đòi hỏi quyền lợi, bảo vệ địa vị và biện minh cho mình và đường lối của mình, ngay cả đến chết. Vua này thà chết hơn là chịu thua người khác. Ông cũng không tin rằng sự bất công là do Chúa định để đem mình gần ngai Chúa (Sáng 50:20) Các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều lành để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay, tức là bảo tồn sự sống cho bao nhiêu người. 

Chúa Giê-xu phán Ma-thi-ơ 16:24 “Nếu ai muốn theo Ta, hãy tự bỏ mình vác thập giá mình theo Ta”. Chúng ta phải từ bỏ mình những quyền lợi và đừng tìm kiếm biện minh cho mình. Khi Si-mê-i rủa sả Đa-vít và ném đá Đa-vít, Đa-vít không biện minh cho mình, II Sa-mu-ên 16:11-12 “Hãy để mặc nó! Cứ để nó nguyền rủa ta, vì Chúa đã bảo nó. Biết đâu Chúa nhìn thấy nỗi khổ của ta và ban phước lành cho ta thay vào lời nguyền rủa của nó hôm nay”. Một số cơ đốc nhân không hề học bài học này. Ý tưởng đằng sau sự hiện thân là sự quên mình! Có phải chúng ta tốt đẹp hơn Chúa Cứu Thế chăng? Msư A.B.Simpson nói “Tôi tin rằng phần lớn những phước lành Chúa ban cho tôi trong cuộc sống và chức vụ tôi đến là do những điều mà người ta nói xấu về tôi, và do Đức Chúa Trời khiến tôi vui lòng, khi họ nói những điều đó” 

VUA 11: TỰ NHẠY CẢM 
Rất dễ khó chịu và bực mình

Sự tự nhạy cảm khiến chúng ta khó chịu, dễ bực mình, nhanh vấp phạm, bực bội và luôn bảo vệ chính mình. Nó khiến chúng ta ý thức về cảm nhận của mình, nhưng không ý thức khi nào chúng ta làm người khác tổn thương. Những người qúa nhạy cảm buộc tội người khác vì không quan tâm và không để ý đến họ, mà không biết họ đã làm tổn thương người khác bằng chính lời nói của họ (Rô-ma 2:1). Vậy, hỡi người kia dù bạn là ai đi nữa khi lên án người khác thì bạn không thể bào chữa cho mình được; vì trong khi lên án họ, bạn cũng tự lên án mình, bởi bạn lên án họ mà cũng làm các việc như họ. 

VUA 12: TỰ THỊ 
Chỉ nhìn thấy theo quan điểm riêng

Đây là vị vua mà luôn khẳng định “Chỉ có một cách để làm”. Sứ đồ Phi-e-rơ tranh chiến với vấn đề này, nói “Tôi sẽ không bao giờ….” chỉ để rồi sau đó ăn năn (Mat 16:22; 26:33; Giăng 13:8; Công 10:14). Ba bạn của Gióp không chịu thay đổi lời góp ý kiểu triết lý của họ về tai hoạ của Gióp. Tuy nhiên họ không đủ tiêu chuẩn để khuyên lơn hay an ủi ông bởi vì họ không hề thấy, nghe hay kinh nghiệm điều gì giống như sự hoạn nạn của Gióp. Vì thế, họ thiếu ánh sáng để khuyên răn về tình cảnh thảm thương của Gióp. Tuy nhiên họ khăng khăng, “Đây là cách duy nhất để xem xét”. 

Thái độ này là triệu chứng của nhiều vấn đề. Nó gợi ý rằng mọi thứ được biết đến về một đề tài thì đã biết rồi. Nó cũng cho thấy thái độ bất ổn. Trái lại, sự khôn ngoan thật cho chúng ta một cái nhìn bao quát về cuộc sống và khiến chúng ta nhẹ nhàng đưa ra những thay đổi thích hợp.

VUA 15: TÌNH CẢM ÍCH KỶ 
Chỉ thích người thích mình 

Chúa Jesus phán trong Luca 6:32-33 “Nếu các con yêu thương những kẻ yêu thương mình, thì có được ân huệ gì đâu! Chính các kẻ tội lỗi cũng yêu thương những người yêu thương họ. Nếu các con làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì có ân huệ gì đâu! Chính kẻ tội lỗi cũng làm y như thế”. Khi chúng ta làm ơn những người làm ơn cho chúng ta, chúng ta là những Cơ đốc nhân bình thường. Ngay cả tội nhân yêu kẻ yêu mình. Có phải chúng ta cảm ơn chỉ những người chấp nhận và khen tặng chúng ta thôi sao? Có phải chúng ta không để ý gì đến người khác sao? Trong một Hội Thánh 300 tín hữu, có phải chúng ta chỉ làm bạn với ba mươi người thôi sao? Đức Chúa Trời muốn mở rộng tấm lòng chúng ta để chúng ta yêu mến thảy dân sự Chúa. 

VUA 16: ĐỘNG CƠ ÍCH KỶ 
Thi ân mà mong báo đáp 

Chúa Jesus phán trong Luca 6:34-35: “Nếu các con cho mượn mà trông mong thu lại thì có ân huệ gì đâu! Những kẻ tội lỗi cho kẻ tội lỗi vay mượn để rồi thu lại đủ số. Nhưng các con hãy kẻ thù nghịch mình, làm lành và cho mượn mà đừng cầu mong đền ơn, các con sẽ được trọng thưởng và được làm con Đấng Chí Cao, vì Ngài nhân từ đối với những kẻ vô ơn và gian ác”. 

Một số người làm nhiều điều với động cơ ích kỷ và thấp hèn. Sự du nịch luôn nhận lại điều gì đó. Một số người dâng tiền cho Chúa mong rằng họ sẽ nhận lại thêm. Chúng ta không bao giờ dâng điều gì cho Chúa với động cơ nhận lại từ Ngài thêm lên. Đức Chúa Trời quả là một Đức Chúa Trời rộng lượng, và Ngài thích chúc phước cho dân sự Ngài, nhưng chúng ta không nên dâng hiến với động cơ ích kỷ. Mục sư cũng không nên để phần lớn thì giờ của các buổi nhóm hội thánh kêu gọi dâng hiến. Chúng ta nên phơi bày tấm lòng và động cơ chúng ta cho Chúa xin Ngài thanh tẩy chúng ta. Lời Chúa phân biệt tư tưởng, ý định và động cơ của lòng (Hê 4:12). 

VUA 17: THAM MUỐN ÍCH KỶ 

Những người có tham muốn ích kỷ là tham lam, rất muốn thành công và được an toàn. Họ thường tìm kiếm để quen biết của nhân vật nổi tiếng để được ảnh hưởng và quyền lực. Một số người cố lập gia đình danh giá giàu có. Chúng ta nên tra xét động cơ của chúng ta xem thử điều gì đang thúc đẩy lời nói và hành động chúng ta. Hãy hỏi Chúa, “Sao con lại muốn điều này?”. 

VUA 18: SỰ CHỌN LỰA ÍCH KỶ 
Không hỏi Chúa điều Ngài muốn, mà bảo Ngài điều chúng ta muốn 

Vị vua chọn lựa ích kỷ này thích tự chọn mà không cầu hỏi sự dẫn dắt của Chúa. Đồn luỹ của đời sống tư kỷ này khiến chúng ta làm theo ý riêng. Chúng ta được Chúa tạo dựng để làm Ngài vui lòng (Khải 4:11). Vì thế, chúng ta nên luôn hỏi sự chọn lựa nào làm Ngài hài lòng nhất. Nếu chúng ta không làm Đấng Tạo hoá chúng ta hài lòng, chúng ta sống vô ích. Niềm vui là kết quả của việc chúng ta thành người mà Chúa tạo dựng và làm điều đẹp lòng Ngài. Đa-vít trong Thi 40:8, “Lạy Đức Chúa Trời tôi, tôi mong muốn làm theo ý Ngài, Kinh Luật của Ngài ở trong lòng tôi”. Cuộc đời đầy dẫy những chọn lựa, và chúng ta là sự tổng hợp của những chọn lựa trong cuộc sống. Chúng ta phải để Chúa chọn cho chúng ta bởi vì Ngài biết rõ nhất. Chúng ta đọc trong Ê-sai 55:8-9: “Vì ý tưởng Ta không phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta”. Chúa tuyên bố như vậy “Vì trời cao hơn đất bao nhiêu thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi bấy nhiêu”. Chúng ta phải để Chúa chọn cho chúng ta, đặc biệt chọn người bạn đời. 


VUA 19: SỞ THÍCH ÍCH KỶ 
Thoả mãn chính mình 


Xã hội phương Tây khuyến khích người ta làm bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy thoải mái và thúc đẩy những ham muốn xác thịt. Phao-lô bảo chúng ta rằng trong những ngày sau rốt người ta “ham mến vui chơi hơn là kính mến Chúa” (2 Ti 3:4). Thể thao, xe cộ, nhà cửa và thú vui có thể trở thành thần tượng. Nhiều Cơ đốc nhân bị nô lệ bởi sự ham chơi. 

Ham thú vui làm nghẹt ngòi hạt giống Lời Chúa trong đời sống chúng ta, Chúa Jesus phán trong Luca 8:14 “Hạt giống rơi vào nơi gai góc là người đã nghe, nhưng trong cuộc sống, bị những nỗi lo lắng, giàu sang và lạc thú của cuộc đời làm cho nghẹt không trưởng thành được”. Chúng ta phải từ bỏ mình và không ham mến những thú vui thế gian này. Hê-bơ-rơ 11:25, Môise chống cự thú vui tội lỗi: “thà chịu bạc đãi với con dân Đức Chúa Trời một thời gian còn hơn thụ hưởng khoái lạc tội lỗi”. 

Sự vui thú thật được tìm thấy trong sự hiện diện Chúa và trong trung tâm điểm của ý muốn Ngài. “Trong sự hiện diện Ngài có niềm vui sướng” (Thi 16:11). Chúa sẽ chỉ cho con biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn niềm hoan lạc, Bên phải Chúa có điều vui sướng vô cùng. Nhiều Cơ đốc nhân phản ánh thái độ được nói đến trong Luca 12:19: “Ta sẽ bảo linh hồn ta: Linh hồn ơi, ngươi đã có lắm của cải tích trữ cho nhiều năm. Vậy hãy nghỉ ngơi, ăn uống và hưởng lạc đi”. 

VUA 20: CHIẾM HỮU ÍCH KỶ 
Linh ham của cải 

Đọc một di chúc là cách chắc chắn để phơi bày tội lỗi kín giấu từ sâu xa trong lòng một người. Gia đình và tình bạn hữu bị tiêu diệt do lời di chúc bị tranh cãi. Chúa Jesus không khuyến khích một người đã tranh cãi về gia tài tranh giành để được chia gia tài. Chúa nhìn thấy động cơ tham lam trong lòng anh ta (Luca 12:13-15) Bấy giờ, một người trong đoàn dân thưa với Đức Chúa Jêsus: “Thưa thầy, xin bảo anh con chia gia tài cho con; Ngài đáp: “Nầy người kia, ai đặt Ta làm người xử kiện hay là người chia gia tài cho các ngươi?” Ngài phán với họ: “Hãy cẩn thận, đề phòng mọi thứ tham lam, vì sự sống của con người không cốt tại của cải mình dư dật” 

Chúa Jesus cảnh báo rằng hạnh phúc không được đo lường qua việc có bao nhiêu của cải chúng ta kiếm được. Vật chất người ta nắm giữ không bao giờ làm thoả mãn. Sớm muộn gì chúng ta sẽ mất mọi thứ chúng ta cố nắm giữ với động cơ ích kỷ. Người nào kiếm của bởi sự lừa gạt sẽ trở thành người ngu dại (Giê 17:9-11) Kẻ làm giàu bất chính,Giống như chim đa đa ấp trứng không do nó đẻ ra; Đến nửa cuộc đời, của cải ra đi, Và cuối cuộc đời chỉ còn là kẻ ngu dại.

VUA 21: SỢ HÃI & LO LẮNG ÍCH KỶ 
Điều gì xảy ra cho tôi ? 

Vị vua này phản ánh sự tự bảo vệ mình. Ông ta hết sức bảo vệ bản thân và khó mà tin nơi sự chăm sóc của Chúa. Một số nỗi sợ hãi phát xuất từ sự kiêu ngạo và sợ bị cho là ngu dốt. Nhiều lúc người ta lo lắng về một điều gì đó cả tháng trường, để rồi chỉ thấy rằng không có gì xảy ra cả. Nếu nỗi sợ hãi của chúng ta bắt nguồn từ sự kiêu ngạo, thì sự hạ mình có thể phá vỡ sự trói buộc này. Sợ hãi và lo lắng về đời này ngăn trở chúng ta không hưởng được những lời hứa của Chúa. 

Trong Thi 34:4, Đa-vít cho chúng ta thấy qua việc tìm kiếm Đức Chúa Trời sẽ mang lại sự giải cứu khỏi sự sợ hãi: “Tôi đã tìm cầu Đức Giê-hô-va và Ngài đáp lời tôi, Giải cứu tôi khỏi các điều sợ hãi”. Khi chúng ta tập trung vào tình yêu của Chúa, thì sự sợ hãi sẽ bị đẩy khỏi đời sống chúng ta, như đã bày tỏ trong I Giăng 4:18: “Không hề có sự sợ hãi trong tình yêu thương, nhưng tình yêu thương trọn vẹn thì loại bỏ sự sợ hãi. Vì sợ hãi có liên quan đến hình phạt, và ai sợ hãi thì không được trọn vẹn trong tình yêu thương”. 

Chúa Jesus cho chúng ta thấy mối nguy hiểm của sự lo lắng về đời này trong Lu-ca 8:14 “Những hạt rơi giữa bụi gai là những người đã nghe đạo nhưng để cho sự lo lắng, giàu sang, vui thú đời nầy làm nghẹt ngòi nên không trưởng thành được.” Phi-e-rơ nói trong I Phi 5:7 “Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài luôn chăm sóc anh em.”. 

VUA 22: NỖI BUỒN ÍCH KỶ 
Nỗi buồn tự làm hại mình 

Nỗi buồn ích kỷ khiến chúng ta vội kiện cáo Chúa và người khác vì không ai quan tâm đến mình. Nó khiến chúng ta cảm thấy rằng Đức Chúa Trời bỏ rơi chúng ta. Những nỗi buồn này đến từ những hy vọng không thành. Nếu Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta điều chúng ta muốn, ấy là vì Ngài dự tính điều tốt hơn. Hãy nhớ, nỗi buồn thánh thiện mang lại sự sống, nhưng nỗi buồn tự thương hại đem đến sự chết: “Vì sự đau buồn theo ý Đức Chúa Trời sinh ra sự ăn năn để được cứu rỗi; điều nầy không có gì phải hối tiếc; nhưng sự đau buồn theo thế gian thì dẫn đến sự chết. (II Côr 7:10). 

VUA 23: HY SINH ÍCH KỶ 
Dâng để thoả mãn bản thân 

Phao-lô nói về những sự hy sinh ích kỷ trong I Cô-rinh-tô 13:3 “Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, hi vọng, tình yêu thương; nhưng điều cao trọng hơn cả là tình yêu thương”. Chúng ta có thể giúp của cải cho người nghèo và đem thân mình để chịu đốt như một người tử đạo, nhưng nếu động cơ của chúng ta không phải là tình yêu thương thì không được gì cả. 

Một số người kiêng ăn với động cơ ích kỷ, dùng sự kiêng ăn để khoe về sự hy sinh của họ. Một số sự từ bỏ được thực hiện chỉ nhằm phô trương lòng mộ đạo của một người. Có câu chuyện về một người ngồi tu trên đỉnh một ngọn tháp cao suốt hai mươi lăm năm, ăn chay ròng. Làm thế không khiến anh ta thánh thiện, mà chỉ lôi kéo sự chú ý về khả năng từ bỏ mình của anh ta. Chúng ta phải biết chắc rằng động cơ đằng sau những hy sinh và sự từ bỏ là thánh sách. 

VUA 24: ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC ÍCH KỶ 
Thái độ tôi thánh khiết hơn anh 

Đời sống đạo đức ích kỷ tạo ra một thái độ “mình thánh hơn người khác” như đã thấy trong Ê-sai 65:5 “Chúng nói: ‘Hãy tránh ra, đừng đến gần Ta vì Ta quá thánh đối với ngươi’. Những điều này như khói phun ra từ mũi Ta, như lửa cháy suốt ngày”. Người mà có tính ích kỷ, bắt nguồn từ sự kiêu ngạo thuộc linh, nghĩ mình tốt đẹp hơn người khác nhờ tiêu chuẩn và niềm tin cao đẹp của họ. Điều này khiến chúng ta lên mặt với người khác. Người Do thái không ăn chung với dân ngoại hay không giao du với họ bởi vì họ nghĩ họ tốt đẹp hơn dân ngoại. Nếu người Do thái tiếp xúc với dân ngoại qua việc làm ăn, họ phải rửa tay kỹ sau đó (Công 10:28; 11:3). 

VUA 25: CÔNG BÌNH RIÊNG 
Tôi là người thể nào ấy là nhờ công trạng và nỗ lực của tôi 

Công bình riêng khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta là công bình nhờ công đức và lòng tận hiến cho Chúa. Sự thật thì tất cả công bình của chúng ta chỉ là miếng giẻ dơ trước mặt Chúa, Ê-sai 64:6 “Tất cả chúng tôi đã trở nên như người ô uế; mọi điều công chính của chúng tôi như chiếc áo bẩn thỉu. Tất cả chúng tôi đều tàn héo như chiếc lá và tội lỗi chúng tôi như cơn gió cuốn chúng tôi đi”. Sự công chính duy nhất chúng ta có là sự công chính của Đức Chúa Trời (Ê-sai 54:7). 

Chúa Jesus nói về mối nguy của sự công bình riêng trong Luca 18:9-14 “Đức Chúa Jesus kể ngụ ngôn này về những kẻ tự cho mình là công chính rồi cậy mình mà khinh dể người khác: Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người Pha-ri-si và một người thu thuế. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện như vầy: “Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài vì tôi đây không phải như bọn người phàm, tham ô, bất lương, gian dâm, hoặc như tên thu thuế này. Tôi kiêng ăn mỗi tuần lễ hai lần. Tôi dâng phần mười tất cả các lợi tức. 

Nhưng người thu thuế đứng đằng xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà thưa: ‘Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!’ Ta bảo các con, người này về nhà được kể là công chính chứ không phải người kia. Vì ai tự tôn cao sẽ bị hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống sẽ được tôn cao”. 

Những nhà lãnh đạo Do thái giáo và người Pha-ri-si phạm tội công bình riêng. Lòng tin của họ nơi chính công trạng của họ, không phải nơi công chính của Đức Chúa Trời. Khi Gióp thấy lỗi nơi Chúa chứ không thấy lỗi nơi mình, ông phạm tội lừa dối về công bình riêng (Gióp 27:1-6; 35:2). Phao-lô nói trong Phi-líp 3:9 “và được ở trong Ngài. Được như thế không phải nhờ sự công chính của tôi dựa trên Kinh Luật, nhưng bởi đức tin nơi Chúa Cứu Thế, là sự công chính do Đức Chúa Trời ban cho nhờ đức tin”. 

Sự cứu rỗi không thể đoạt được bởi công đức, nó đến qua đức tin nơi sự công chính của Chúa. Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 2:8-9: “Thật vậy, nhờ ân sủng, bởi đức tin mà anh chị em được cứu rỗi, đây không phải tự sức anh chị em, nhưng là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban, cũng không phải do công đức anh chị em làm, để không có ai khoe mình”. Phao-lô cũng khai triển đề tài này trong Rô-ma 4:1-4 “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao về việc Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta theo phần xác, ông đã tìm thấy gì? Vì nếu Áp-ra-ham được tuyên xưng công bình bởi chính công việc làm thì người có cớ để khoe khoang, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy. Kinh thánh nói gì “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và vì thế được kể là công bình”. Đối với người làm việc thì tiền công không được kể là ơn mà phải kể là nợ. 

VUA 26: SỰ NÊN THÁNH ÍCH KỶ 
Đề cao kinh nghiệm được biến đổi trong quá khứ 

Điều này xảy ra khi một kinh nghiệm tin kính chúng ta có ở quá khứ trở thành một thần tượng đối với chúng ta và chúng ta không tiếp tục bước đi với Chúa. Khi dân sự đóng trại xung quanh một kinh nghiệm của quá khứ, họ ngừng tăng trưởng và trưởng thành trong Chúa. Chúng ta phải có đời sống mới tuôn tràn vào chúng ta luôn luôn, vì không một kinh nghiệm đơn độc nào khiến chúng ta trưởng thành. Chúng ta phải tiếp tục tăng trưởng và có những kinh nghiệm mới luôn luôn còn không chúng ta sẽ khô hạn. 

Trong Phi-líp 3:12-14, Phao-lô nói rằng ông chưa đạt được bất kể hai mươi tám năm bước đi với Chúa: “Nói thế, không phải là tôi đoạt cho được giải hoàn hảo rồi, nhưng tôi cứ theo đuổi để đoạt cho được giải, vì chính tôi đã được Chúa Cứu Thế Jesus chiếm đoạt rồi. Thưa anh chị em, tôi không nghĩ rằng tôi đã chiếm được rồi. Nhưng chỉ chú tâm vào một điều: Quên đi những điều đã qua, phóng mình đuổi theo những điều phía trước, nhắm mục đích đoạt được giải thưởng, là sự kêu gọi thiên thượng của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jesus”. 

VUA 27: YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ 
Dâng hiến với động cơ cong quẹo 

Có người dâng hiến số tiền lớn cho một Hội thánh hay cho một tổ chức với điều kiện kèm theo. Họ muốn kiểm soát công việc hay dùng điều này để áp đặt ý kiến hay niềm tin của họ. Một số người dâng để được mọi người công nhận hay con người tán dương. 

Chúa Jesus phán Ma-thi-ơ 6:1-4 “Các con hãy thận trọng về việc công đức của mình, đừng phô trương cho người ta thấy, nếu không, các con sẽ không được Cha các con ở trên trời ban thưởng. Vì thế, khi con làm việc từ thiện, đừng thổi kèn trước mặt thiên hạ như phường đạo đức giả thường làm trong hội đường và ngoài phố để được người ta khen ngợi. Thật, Ta bảo các con, họ đã nhận đủ phần thưởng của mình rồi. Nhưng khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì, để việc từ thiện của con được giữ kín, và Cha con là Đấng thấy trong nơi kín đáo ấy sẽ thưởng cho con”. 

VUA 28: LÀM VIỆC CHÚA ÍCH KỶ
Khi chức vụ thay thế mối quan hệ 

Đức Chúa Trời không hề hoạch định chức vụ thay thế mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Chức vụ không được phép là thần tượng trong đời sống chúng ta. Như một đứa bé khóc khi lấy đồ chơi của nó, cơ đốc nhân không trưởng thành hờn dỗi khi Đức Chúa Trời tạm thời cất đi chức vụ của họ. Chúng ta phải để Chúa thành điều quan trọng nhất trong đời sống chúng ta và là sự theo đuổi trước tiên trong đời sống (Thi 27:4) Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều Và sẽ tìm kiếm điều ấy. Đó là tôi muốn trọn đời tôi Được ở trong nhà Đức Giê-hô-va Để nhìn xem sự tốt đẹp của Đức Giê-hô-va Và cầu hỏi trong đền của Ngài. 

Hội thánh Ê-phê-sô trở nên uá bận rộn làm công việc Chúa nên họ lơ là mối quan hệ của họ với Ngài, như trong Khải 2:1-4: “Con hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Ê-phê-sô: “Đây là lời của Đấng cầm bảy ngôi sao trong tay phải và đi giữa bảy chân đèn bằng vàng. Ta biết các công việc con, sự lao khổ và nhẫn nại của con, biết con không thể nào dung túng những kẻ tà ác, biết con đã thử những kẻ tự xưng là sứ đồ mà thực ra không phải, con đã nhận ra rằng chúng giả dối. Con đã kiên nhẫn và chịu đựng vì danh Ta, không mỏi mệt. Nhưng, Ta có điều trách con vì con đã mất tình yêu ban đầu”. 

VUA 29: LỜI CẦU NGUYỆN ÍCH KỶ
Xin cho con, xin cho con, cho con 

Nhiều cơ đốc nhân có một đời sống cầu nguyện ích kỷ. Tất cả lời cầu nguyện của họ tập trung vào những gì họ muốn Chúa làm hay ban cho họ, thay vì tìm kiếm Chúa vì Ngài là ai. Chúng ta nên cầu nguyện xin đúng điều, như xin Chúa ban sự khôn ngoan (Gia-cơ 1:5). Tuy nhiên, Chúa biết nhu cầu chúng ta ngay cả trước khi chúng ta thưa với Ngài (Ma-thi-ơ 6:32). Vì thế, chúng ta nên tập trung đời sống cầu nguyện của chúng ta nơi Chúa. 

Người con trai hoang đàng nói “Cha ơi, xin ban cho con!” Nhưng sau khi anh tiêu xài hết của cải anh nói, “Cha ơi, xin đãi con”. Nói cách khác, “hãy khiến con thành người Cha muốn (Luca 15:12, 19). Sứ điệp thịnh vượng ngày nay nhấn mạnh, “Xin cho con, xin đáp lời nhanh” cách dễ nhất để thoát khỏi nan đề, để nhận sự tiếp trợ và phước hạnh”. 

Tuy nhiên, nó không nhấn mạnh “Xin khiến con thành…” “Chúa ơi, xin khiến con xứng đáng với nước đời đời của Ngài, ngay cả nếu hoàn cảnh không dễ chịu và sự đáp lời không đến liền!” Lời cầu nguyện của chúng ta phải là “Chúa ơi, con làm gì để làm đẹp lòng Ngài?” 

VUA 30: HY VỌNG ÍCH KỶ
Sống trong thế giới mộng mơ, mong đợi phi thực tế 

Lòng người đôi khi hoang tưởng đến chuyện được giàu có hoặc nổi tiếng hay ham muốn của cải của người khác. Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài học thoả lòng và biết ơn trong hoàn cảnh hiện tại. Phao-lô nói Phi-líp 4:11 “Tôi nói thế không phải vì thiếu thốn, vì tôi đã tập thoả lòng trong mọi cảnh ngộ”. Chúng ta nên biết chắc điều chúng ta hy vọng là điều Chúa muốn ban cho chúng ta (Thi 62:5) Hỡi linh hồn ta hãy nghỉ an nơi Đức Chúa Trời, vì niềm hy vọng ta đặt nơi Ngài. Hy vọng của chúng ta phải ở trong Chúa (I Phi 1:21) Nhờ Ngài mà anh em tin vào Đức Chúa Trời, là Đấng đã khiến Ngài sống lại từ cõi chết và ban cho Ngài vinh quang, để đức tin và hi vọng của anh em được đặt nơi Đức Chúa Trời. 

VUA 31: TOÀN BỘ ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG TA
Giữ lại sự sống không dâng cho Chúa 

Mọi thứ chúng ta có đều do Chúa cho, kể cả mạng sống chúng ta. Vì thế, cả đời sống chúng ta phải đặt trên bàn thờ Chúa. Phao-lô nói trong Công 20:24, “Tuy nhiên tôi chẳng kể mạng sống mình là quý, miễn sao chạy xong cuộc đua và hoàn tất chức vụ nhận lãnh từ nơi Chúa Jesus, để xác chứng cho Phúc Âm về ân sủng Đức Chúa Trời”. 

Thực tế, chúng ta thuộc về Chúa, vì thế chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn. Phao-lô nói trong I Cô-rinh-tô 6:19-20: “Anh chị em không biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ở trong anh chị em, là Đấng anh chị em đã nhận từ Đức Chúa Trời sao? Anh chị em cũng không còn thuộc về chính mình nữa. Vì anh chị em đã được mua bằng một giá rất cao. Vậy hãy lấy thân thể mình mà tôn vinh Đức Chúa Trời”.