Chúa Jesus Đấng Chữa Lành Ngày Nay - Bài 2 Sự chữa lành trong sự đền tội


 LỜI GIỚI THIỆU
Bệnh tật và sự chết xâm nhập vào thế gian này là hậu quả của sự sa ngã. Bởi sự sa ngã của con người vào tội lỗi, tất cả những điều tốt đẹp mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng bị bóp méo đi. Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giê-xu Christ đến thế gian để cứu chuộc con người khỏi tội lỗi thì theo sau sự cứu chuộc đó Ngài cũng đã cất sự rủa sả của tội lỗi đi.
“Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”
(Rô-ma 5:12).


DÀN Ý BÀI HỌC
I.   NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT

A.  Sự xâm nhập của bệnh tật vào trong thế gian

  1. Bệnh tật đã vào thế gian bằng cách nào? Qua A-đam!
2.  Tội lỗi, bệnh tật và sự chết vào trong thế gian qua sự phạm tội của A-đam.
3.  Bệnh tật sanh ra sự chết.
4.  Ma qủy đã cám dỗ A-đam và nó là tác giả của bệnh tật và sự chết.

B.  Phương pháp cứu chữa bệnh tật

1.  Khi Chúa Giê-xu thực hiện sự đền tội vì tội lỗi loài người, Ngài đã làm cho sự cứu rỗi có hiệu lực cho mọi người.
2.  Tương tự như vậy, khi Ngài gánh thay tật bệnh loài người, Ngài đã làm cho sự chữa lành có hiệu lực cho mọi người.

C.     Nhận sự chữa lành

  1. Bạn không thể có đức tin vượt xa hơn ý muốn của Đức Chúa Trời.
  2. Bạn cần được biết rằng ý muốn của Đức Chúa Trời là chữa lành chúng ta
  3. Lời Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn của Ngài.
  4. Đức tin đến bởi việc nghe Lời Đức Chúa Trời.

II. NHỮNG HÌNH BÓNG VỀ CHÚA GIÊ-XU  TRONG CỰU ƯỚC
A.    Lễ Vượt Qua trong Xuất Ê-díp-tô-ký
1.    Sau khi dự lễ Vượt Qua, 2-3 triệu người Giu-đa rời khỏi xứ Ai-cập hoàn toàn khoẻ mạnh.
2.   Đức Giê-hô-va đã chữa lành cho dân Ngài 765 năm sau đó khi vua Ê-xê-chia giữ Lễ Vượt Qua (II Sử 30:20)
B.    Con rắn nơi đồng vắng.
1.   Con cái dân Y-sơ-ra-ên không vâng lời Đức Chúa Trời, nhiều người chết vì bị rắn lữa cắn.
2.  Khi Môi-se treo con rắn bằng đồng lên cây sào nơi đồng vắng, bất cứ ai nhìn lên con rắn ấy thì được chữa lành và được tha thứ tội phản loạn.
3.  Con rắn bằng đồng treo trên cây sào là hình bóng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá.
C. Bảy danh xưng về sự cứu chuộc Đức Chúa Trời tự bày tỏ.
1.  Tất cả những danh xưng này nói đến đồi Gô-gô-tha và sự hy sinh của Chúa Giê-xu.
2.  Sau khi vượt qua Biển Đỏ, danh xưng đầu tiên mà Đức Chúa Trời tự bày tỏ về Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên là: “Giê-hô-va Ra-pha: Chúa Đấng chữa lành chúng ta
3.  Tất cả 07 danh xưng này bày tỏ bản thể và thuộc tính của Đức Chúa Trời, và tất cả cũng nói đến sự hy sinh của Chúa Giê-xu. Xem Thi-thiên 103:3
III. CÂU KINH THÁNH CĂN BẢN VỀ CHÚA GIÊ-XU - ĐẤNG CHỮA LÀNH CHÚNG TA NGÀY NAY (Ê-sai 53:3-5)

A.  Tại  Gô-gô-tha

1.  Những câu Kinh thánh này cho chúng ta biết những gì Chúa Giê-xu đã làm cho chúng ta qua sự hy sinh của Ngài
a.  Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ” Ê-sai 53:3
b.   “Người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” Ê-sai 53:4
c.    “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta”. Ê-sai 53:5
2.  “Đau ốm” trong Ê-sai 53:4 được dịch là bệnh tật và đau yếu từ chữ “Choli” của tiếng Hê-bơ-rơ.
a. 12 lần dịch là bệnh tật                    
b. 7 lần dịch là dịch “đau yếu”
c.  4 lần dịch là buồn bực”/đau buồn
3.  “Sự buồn bực” tiếng Hê-bơ-rơ “Makob” nghĩa là những đau đớn về cơ thể vật lý.
4.  “Quả thật”/chắc chắn có nghĩa là hoàn toàn không chút nghi ngờ nào (Đức Chúa Trời nhấn mạnh điều này).
5.  “Mang”: chắc chắn rằng Ngài đã “mang” bệnh tật của chúng ta (Ê-sai 53:4).
a.  Chữ mang trong tiếng Hê-bơ-rơ là “nasa” nghĩa là “mang cảm giác đau khổ hoặc sự trừng phạt về điều gì đó”.
b.  “Nasa” cũng được dùng trong Ê-sai 53:12 “ ….. Ngài đã mang lấy tội lỗi của nhiều người …”. Điều này cho biết sự đền tội của Chúa Giê-xu được cung ứng cho bệnh tật lẫn tội lỗi.
6.  “Gánh” – tiếng Hê-bơ-rơ là “sabal” được đưa ra sử dụng trong câu 4 ám chỉ sự đau khổ về thể xác hay sự buồn bực trong tâm hồn và câu 11 ám chỉ sự gian ác.
a.    Trong Ê-sai 53:4, “sabal” đề cập đến những đau đớn và buồn thảm
b.    Trong Ê-sai 53:11, “sabal” cũng được dùng để nói đến tội lỗi.
B.  Sự xác nhận trong chức vụ Chúa Giê-xu và sự áp dụng ngày nay (Ma-thi-ơ 8:16-17)
·      Chúa Giê-xu tha thứ tội lỗi và chữa lành bệnh tật dựa trên nền tảng của sự cứu chuộc mà vẫn còn được thể hiện vào thời điểm cuối cùng của Đấng Christ trong sứ mạng của Ngài trên đất.
1.  Chúa Giê-xu cung ứng sự chữa lành cho mọi người. Không ngoại trừ một ai.
·      Bạn đã trích dẫn sai lời Chúa Ma-thi-ơ 8:16-17 để tự bạn đã loại mình ra khỏi.
2.  Được mua bằng giá rất cao
(I Cô-rinh-tô 6:19-20)
·   Cả thân thể và linh hồn của chúng ta đều thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta được mua bằng huyết báu của Đấng Christ (I Phi-e-rơ 1:19).
3.  Bởi những lần đòn của Ngài (I Phi-e-rơ 2:24)
·   Tại thập tự giá, cả tội lỗibệnh tật đã được giải quyết.
KẾT LUẬN
Cùng quyền năng tha thứ tội lỗi , chữa la2nh bệnh tật (Ma-thi-ơ 9:6-7) Chúa Giê-xu trước hết tha thứ tội lỗi cho con người, rồi thì Ngài chữa lành con người. Cả hai, tội lỗi và bệnh tật đều đến từ A-đam và sự sa ngã. Nhưng chúng đã được giải quyết bởi Chúa Giê-xu, A-đam thứ hai qua sự đền tội của Ngài trên thập tự giá.

THẢO LUẬN NHÓM
Hãy đọc câu chuyên người được Chúa Giê-xu chữa lành tại ao Bê-tết-đa trong Giăng 5:1-15.
a.    Ông ta đã bị bịnh trong bao lâu? (Giăng 5:5)
b.    Chúa Giê-xu đã hỏi ông điều gì? (Giăng 5:6)
c.    Câu hỏi này đã bày tỏ điều gì về Chúa Giê-xu? Sự sẵn lòng chữa lành của Ngài.
d.    Mệnh lệnh mà Chúa Giê-xu phán cùng ông ta là gì? (Giăng 5:8).
e.    Hành động gì đã xảy ra? (Giăng 5:9).
f.     Nguyên do của sự yếu đuối thể xác ở người đàn ông này là gì? (Giăng 5:14).
2. Không thể nghĩ về bệnh tật mà không xét đến sự liên quan tội lỗi là nguyên nhân đầu tiên. Nếu tội lỗi không xâm nhập vào trong thế gian, thì sẽ không có bệnh tật. Cuộc đời của Chúa trên đất đã xác nhận lời tuyên bố này.
a. Có bao giờ bạn đọc trong Thánh Kinh rằng Ngài bị bệnh tật không? Bởi vì Ngài không hề biết tội lỗi.
b. Tại sao?

TỰ NGHIÊN CỨU
1.  Hãy nghiên cứu Kinh Thánh và tìm trong Cựu Ước những sự kiện sau liên quan đến bài học này. Viết ra những phần trích dẫn Kinh Thánh bên dưới này.
a.  Con chiên của lễ Vượt Qua tại Ai-cập.
b.  Sự giữ lễ Vượt Qua của Ê-xê-chia.
c.   Sự kiện con rắn bằng đồng trong nơi đồng vắng.
d.  Sự khải thị về Danh cứu chuộc của Chúa, “Giêhôva Raphah”. Chúa - Đấng chữa lành chúng ta.
2.  Học thuộc lòng I Phi-e-rơ 2:24.