CỰU ƯỚC LƯỢC KHẢO - BÀI 3: HÌNH ẢNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ SỰ SA NGÃ

LỜI GIỚI THIỆU
     Trong bài học trước, chúng ta dừng lại sự tạo dựng của Đức Chúa Trời giống như hình ảnh của Đức Chúa Trời như thế nào. loài người có tính nhân bản và như đàn ông, đàn bà có nhiều đặc tính riêng. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời xem loài người như tạo vật có tâm linh.
I. LOÀI NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điều gì làm cho loài người khác với các động vật?
A.       Loài người có trí tuệ khôn ngoan vượt xa các động vật khác
1.  Con người có sự hiểu biết và chính mình và môi trường chung quanh.
2.  Con người là nhà kiến trúc, nhà kế hoạch, họa sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, sáng tạo, nhà tư tưởng, nhà triết học.
3.  Con người nhận biết sự hữu hạn của mình, đó là mình có giới hạn.
4.  Nhưng con người cũng biết có một Đức Chúa Trời vô hạn
B.  Loài người có ý thức đạo đức
·         Loài người phân biệt được đúng và sai.
C.  Loài người có khả năng siêu nhiên
·         Để loài người kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
D.  Loài người không được dựng nên làm một thọ tạo sa ngã gian ác.
1.  Đức Chúa Trời dựng trong con người một khả năng để đáp ứng với Ngài.
2.  Loài người có quyền nói “vâng” hoặc “không”.
3.  Khả năng này là phẩm giá cao nhất của con người.
II.  SỰ SA NGÃ CỦA LOÀI NGƯỜI.
A.  Satan đã trỗi dậy trong con người và Đức Chúa Trời.
1.  “Đức Chúa Trời có phán như vậy ư”.
2.  “Ngươi (con người) chắc chắn không bao giờ chết”.
B. Phẩm chất của sự vâng lời bao hàm một mức độ tự do của ý chí.
·         Bạn muốn thế nào? Là con trẻ hay một người máy?
C.  Khái niệm về tính cách cá nhân.
1.  Bạn mô tả tính cách cá nhân của mọi người là như thế nào?
2.  Điều này có 2 cách hiểu khác nhau:
a.  Theo thế giới Tây Phương: Chủ nghĩa cá nhân.
b.  Các phần khác trên thế giới: Tính phụ thuộc lẫn nhau.
3.  Tính cách cá nhân của chúng ta trong Ađam: Tính cách cá nhân của chúng ta trong Christ: Rô-ma 5:19.
“Bởi sự không vâng lời của một người mà mọi người trở nên tội nhân, nhưng bởi sự vâng lời của một người mà mọi người trở nên công bình (Rôma 5:12, 15, 17-19; 6:3-5, 10, 23).
a.  Khi chúng ta tiếp nhận Đấng Christ là Chúa chúng ta, chúng ta được đồng hoá với Ngài và cộng đồng con dân của Ngài.
b.  Tuy nhiên, điều này không cất đi trách nhiệm về đạo đức cá nhân của mình. (Êxêchiên 18:20).
c.   Để chúng ta tự chọn lựa. Sự lựa chọn như tính đồng nhất đối với một dân tộc nổi loạn và đã có sự hiệp ước với Đức Chúa Trời.
·      Đây là vấn đề của sự lựa chọn. Từng cá nhân chọn lựa được về một dân bội nghịch hay là thuộc về những người trung thành với giao ước với Đức Chúa Trời.
D.  Tội lỗi ngày càng lan tràn.
·         Trong thế hệ kế tiếp tội lỗi gia tăng.
1.  Cain giết Abên em mình.
a.  Khi mối liên hệ hàng dọc giữa loài người và Đức Chúa Trời đã bị phá vỡ, thì mối liên hệ hàng ngang giữa con người với nhau cũng bị phá vỡ.
b.  Câu hỏi đầu tiên trong Kinh Thánh: Rô-ma 3:9 so sánh với Rôma 4:9.
2.  Sự phán xét của cơn lụt (Sáng 6-9)
a.  Những người vâng lời Đức Chúa Trời được cứu.
b.  Những người không vâng lời phải ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời.

THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận trong nhóm nhỏ của bạn:
1.    Phẩm chất cao nhất so với các loài thọ tạo khác mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.
2.    Sự sa ngã của con người vào tội lỗi liên hệ tác động đến tính cách cá nhân của chúng ta.
3.    Công việc cứu chuộc của Đấng Christ đã làm gì cho tính cách cá nhân của chúng ta với Ngài.
 
TỰ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Sáng-thế-ký đoạn 3 và tóm tắc những hậu quả của sự gặp gỡ con người với Sa-tan trong mối liên hệ của người với Đức Chúa Trời.
1.    Câu hỏi của Satan (Sáng 3:1)
2.    Sự nói ngược của Satan (Sáng 3:4-5)
3.    Sự chọn lựa của con người (Sáng 3:6-8)
4.    Câu hỏi của Đức Chúa Trời (Sáng 3:9,11)
5.    Câu trả lời của loài người (Sáng 3:10, 12, 13)
6.    Hậu quả của con người (Rô ma 5:19)
7.    Phương thuốc cứu chữa (Rô ma 5:19)