Mục tiêu 1: Mô tả phạm vi
năng quyền của Đức Chúa Trời.
Khi Chúa Giêxu dạy những môn đồ của Ngài cầu
nguyện, Ngài nhắc đến quyền năng của Đức Chúa Trời. Ngài bảo: “nước Cha được
đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời.”
Ngài cho chúng ta sự thoáng hiện về thiên đàng. Ở đó thiên sứ phục vụ
Chúa, Chúa chỉ phán và thế giới được hình thành. Đôi khi chúng ta quên đi quyền
năng của Chúa bởi vì chúng ta thấy những quyền lực khác đang hiện hữu. Tuy
nhiên chúng ta cần phải nhớ, mặc dầu ở một lúc nào đó Ngài cho phép con người
có những cách thức riêng, nhưng Ngài không bao giờ đánh mất năng quyền của
Ngài. Khải Huyền 4:10 tỏ cho chúng ta về những người đặt mão triều thiên mình
(biểu tượng của uy quyền) dưới chân Chúa Giêxu. Cả thế giới sẽ xưng nhận Ngài
là Chúa.
Thi
Thiên 98:2 “Đức Giê-hô-va đã công bố sự cứu rỗi
của Ngài, Và bày tỏ đức công chính Ngài trước
mặt các nước.” Sự hiện hữu
của Ngài không có biên giới (Thi Thiên 139:3-10) và tri thức Ngài cũng không có
giới hạn (Gióp 28:23-24). Ngài có thể lay động gió lớn, hay là Ngài làm cho
biển im lặng. Bởi quyền năng Ngài, hoa huệ mọc lên, nở hoa trắng và thanh
khiết.
Mọi thứ tỏ
bày năng quyền của Ngài và thiên sứ cũng đang sẵn sàng thực hiện ý muốn của
Ngài. Thế chúng ta thì sao? Chúng ta đã tin cậy mà phó chính mình cho sự yêu
thương và chăm sóc của Ngài trọn vẹn như thể nào? Vì ở đó chúng ta được an toàn
hơn bất kỳ nơi nào hết. Ngài có thể thay đổi diễn tiến của lịch sử và cũng với
quyền năng ấy Ngài có thể thực hiện mọi điều trong và qua cuộc đời của chúng
ta. Khi chúng ta thừa nhận quyền năng
Ngài và ca ngợi Ngài chính là lúc đức tin của chúng ta trong Ngài gia tăng.
Chúng ta nhận ra mình đầy khiếm khuyết nếu không có Ngài - và vậy thì hãy mở lòng mình ra để tiếp nhận.
Bài Tập: Đọc Đaniên
4:28-37 và hoàn tất những câu sau
1. Trong bài cầu nguyện Chúa Giêxu dạy các môn đồ,
Ngài đề cập cách cụ thể về quyền năng của Đức chúa Trời. Lời của Ngài là gì:
…………………………………………………………………………………………………………
2. Vua
Nê-bu-cát-nết-sa xác nhận ông xây Ba-by-lôn để:
a. dâng vinh hiển
cho Chúa
b. tạo việc làm cho
dân sự
c. phô trương sự
vinh hiển oai nghi của mình
3. Cuối cùng ông học được rằng Chúa có quyền và
a. một
ngày nào đó sẽ có quyền nhiều hơn
b. có
thể hạ những ai kêu ngạo
c. tỏ
sự ít quan tâm đến những gì chúng ta làm
4. Qua bài học này, vua Nê-bu-cát-nết-sa
a. vẫn cứ như cũ
b. quay trở lại sự kiêu ngạo mình
c. dâng sự vinh
hiển và ngợi khen Chúa
II. SỰ THÁNH KHIẾT ĐÁNG KINH CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 2: Nhận rõ
mô tả thuộc linh về sự thánh khiết của Chúa
Có lẽ bạn nhớ là mình đã mặc một chiếc
áo khoác hay là áo sơ mi sạch. Nhưng khi bạn đứng cạnh một cái gì đó trắng như
tuyết, bạn thấy rằng chiếc áo của bạn đã cũ và ngã vàng. Bạn có còn nhớ cảm
giác của bạn như thế nào không?
Đó cũng là điều
tiên tri Ê-sai cảm nhận. Ông biết rằng Chúa là thánh khiết. Ông biết thánh
khiết có nghĩa là vô tội, chính trực về mọi phương diện. Nhưng một ngày kia ông
có một khảI tượng, ông thấy các sê-ra-phim cùng nhau kêu lên rằng: “thánh thay,
thánh thay, thánh thay là Đức Giêhôva vạn quân”. Tiếng kêu đó làm rúng động nền
đền thờ. Bấy giờ ông nhận ra sự bất khiết của mình trước Chúa. Ông đã làm gì
khi ông biết mình bất khiết. Ông nói “khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi. ” Bấy giờ, một trong các sê-ra-phim bay đến tôi, trong tay
cầm than lửa đỏ đã dùng kẹp gắp từ bàn thờ. (Êsai 6:1-6)
Điều tiên tri Êsai nhìn thấy có ý
nghĩa gì cho chúng ta? Chúa là Đấng thánh khiết và hoàn hảo, và chúng ta không
xứng ở trước sự hiện diện của Ngài. Có nghĩa là chúng ta không xứng đáng nếu
chúng ta dựa trên tiêu chuẩn tốt lành riêng của mình. Chúng ta không là gì so
với tiêu chuẩn của Ngài. Nhưng Ngài có thì có thể chạm chúng ta và khiến chúng ta sạch. Sau đó thì chúng ta
không còn sợ nữa. Chúng ta không còn sợ hãi trước sự hiện diện của Chúa.
Tuy nhiên, vẫn còn có một sự đáng
kinh khác - sự kính sợ Chúa là nhận rõ sự tôn kính, và ý thức rõ sự tôn kính để
dâng lời cầu nguyện và thờ phượng. Sự kính
nể này khác với e sợ hay sợ hãi. Nó là sự nhận thức rõ
về sự vĩ đại của Chúa và sự nhỏ bé của chúng ta. Êsai 8:13 cho chúng ta biết “Nhưng
hãy tôn Đức Giê-hô-va vạn quân là Thánh. Chính Ngài là Đấng mà các ngươi phải
kính sợ và khiếp đả”. Malachi 3:6, Chúa phán “Ta là Đức Giêhôva, ta không hề
thay đổi”. Ngài là Đức Chúa Trời vạn quân và thánh khiết, và chúng ta có thể
tin rằng Ngài không hề thay đổi.”
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì chúng
ta đã nhận được một nước không hay rúng động. Hãy cảm tạ Chúa và lấy lòng
kính sợ mà thờ phượng Đức Chúa Trời cách đẹp lòng Ngài vì Đức Chúa Trời
chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt. (Hê-bơ-rơ 12:28-29)
Bài Tập:
5. Khoanh tròn câu đúng
a. Nếu tôi cố hết
sức, thì tôi có thể thánh sạch như Chúa muốn.
b. Tiên tri Êsai
thấy có tộI khi ông nhận ra sự thánh khiết của Chúa.
c. Một sự chạm
thánh đã tẩy sạch tiên tri Êsai.
d. Chúa có thể làm
cho chúng ta sạch
6. Hoàn tất câu sau:
“Ta là Đức
Giêhôva……………………………………………….”
7. Chọn câu đúng
cho mệnh đề: Sự kính sợ Chúa là nhận rõ sự tôn kính, và ý thức rõ sự tôn
kính để …………………………………………….
a.
làm chúng ta sợ mà
cầu nguyện
b.
nhắc chúng ta tất
cả những sai phạm mình
c.
hướng chúng ta tới sự
cầu nguyện và tôn thờ
III. TÌNH YÊU CỦA CHA THIÊN
THƯỢNG
Mục Tiêu 3: Nhận
biết những gương mẫu trong Kinh Thánh về cách mà Chúa tỏ tình yêu của Ngài cho con người.
Dân Isơraên đã trải qua thời đại có vua chúa và tiên tri, họ là những người
đã kinh nghiệm phần đầu của bài học này rất kỹ. Họ đã kinh nghiệm được quyền
năng vĩ đại và sự thánh khiết của Chúa. Họ đã từng nhìn thấy trụ lửa ban đêm;
và họ cũng sợ hãi khi thấy sấm sét làm rung động núi Sinai. Họ trông cậy vào
các thầy tế lễ thượng phẩm đặng thay mặt
họ vào nơi chí thánh và đền thờ của Đức Chúa Trời, vì họ sợ khi đến
trước Chúa.
Nhưng Đức Chúa Trời
thì không muốn bị xem như một Đấng khó gần và xa vời vợi. Ngài yêu loài người
đến đỗi Ngài đã sai Chúa Giêxu đến thế gian ngỏ hầu giảng hoà thế gian với
Ngài. Vì tội lỗi là thủ phạm và nó chính là một bức tường ngăn cách con người
và Đức Chúa Trời. Tội lỗi phảI được chuộc thì mốI liên hệ giữa Chúa và loài
người mới được phục hồi.
Và Chúa Giêxu
Christ đã trả giá chuộc đó bằng sự chết của Ngài trên thập tự giá. Hêbơrơ 10:19-22
“
Vậy, thưa anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào Nơi Chí
Thánh, bởi con đường mới và sống mà Ngài đã mở cho chúng ta ngang qua cái màn,
nghĩa là ngang qua thân xác Ngài; lại vì chúng ta có một thầy tế lễ vĩ đại được
lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng chân thật với niềm
tin vững chắc, lòng được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể rửa bằng nước
tinh khiết mà đến gần Chúa”
Bạn nghĩ gì khi
nghe cụm từ “Chúa, Chúa Cha”!. Bạn có nghĩ người đó là một quan tòa khắc
nghiệt, một ngườI lãnh đạo tàn bạo, hay một kẻ độc tài? Cụm từ đó đem đến cho
bạn cảm xúc bồn chồn hay sợ hãi?
Nhưng có một số
người đã trảI qua thời niên thiếu không may mắn, hay có một ký ức tồi tệ về bậc
cha mẹ tàn bạo của mình. Chúa, Ngài nhìn thấy chúng ta và mọi tư tưởng của
chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta vĩ đại hơn bất
kỳ tình yêu của bậc làm cha mẹ nào trên thế gian này. Vua Đa-vít nói “khi
cha mẹ bỏ tôi đi, thì Đức Giêhôva sẽ tiếp nhận tôi” (Thi Thiên 27:10). Mặc
dù vua Đa-vít lớn lên trong nơi tốt lành nhưng ông biết rằng tình yêu của con
người có thể mất, nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời thì không bao giờ.
Thi Thiên 103:13 “Đức
Giêhôva thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy”.
Chúng ta có thể nghĩ đến bậc cha mẹ tốt nhất ở thế gian này, và Đức Chúa Trời
cũng như vậy đó, nhưng Ngài còn tốt hơn gấp bội phần.
Một đứa trẻ sẽ chạy
òa vào vòng tay cha mẹ khi nó sợ, cần sự bảo vệ, cần sự giúp đỡ, đói, cô đơn,
gặp khó khăn, hay khi muốn chia sẻ với ba mẹ về những gì xảy ra trong ngày, hay
khi muốn được nâng niu và khi muốn nghe tiếng nói của cha mẹ.
Chúa muốn chúng ta
có được những cảm giác đó. Ngài muốn chúng ta cảm thấy an toàn khi đến với
Ngài. Sứ đồ Phaolô biết và ông viết trong Rôma 8:15 “Thật vậy, anh em
đã không nhận lấy tinh thần làm nô lệ để cứ sống trong sự sợ hãi, nhưng đã nhận
lấy tinh thần làm con nuôi, và nhờ đó, chúng ta gọi rằng: “A-ba! Cha!”
Khi sứ đồ Phaolô
viết những lời này, ông dùng tiếng Aramic “a-ba” nghĩa là cha. Đó là ngôn từ
trẻ con dùng để gọi cha của mình.
Điều này tỏ gì cho
chúng ta về sự thờ phượng? Chúa yêu chúng ta rất nhiều, Ngài muốn có mối quan
hệ thân thiết vớI chúng ta. Dĩ nhiên, Ngài xứng đáng được chúng ta ngợi khen và
tôn thờ. Do vậy khi chúng ta không thờ phượng Chúa cách hết lòng thì chúng ta
đã làm tổn thương không những chính mình mà còn tổn thương đến Cha thiên thượng
kính yêu của chúng ta.
Có lẽ, chúng ta nên
tự hỏi: tôi có đang đối xử với Chúa như người xa lạ không?Tôi có đang phớt lờ
Chúa để làm theo ý riêng mình không? Tôi có bắt đầu ngày mới trong mối thông
công với Chúa và trong sự ngơi khen Ngài không?
Nếu bạn không thể
trả lời những câu hỏi này cách thỏa lòng, thì hãy cúi đầu xin Chúa tha thứ cho
bạn, vì Ngài đang chờ bạn.
Khi bạn ở trong sự thờ phượng vui vẻ và trong mối thông
công cùng Chúa, bạn sẽ thấy mình gần Chúa. Càng thờ phượng Chúa nhiều, bạn sẽ
càng thỏa lòng và sẽ càng muốn thờ phượng, và sự thờ phượng dần sẽ trở
thành lối sống của bạn, làm cho đời sống
bạn thêm phong phú.
Bài tập
8. Đọc Luca 13:34. Bạn nghĩ Chúa Giêxu cảm thấy gì khi
nói những lời ấy?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9. Sau mỗi địa chỉ
Kinh Thánh, bạn hãy cho biết Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài như thế nào.
a.
Giăng 3:16: Ngài
ban con một của Ngài cho chúng ta
b. Êsai
41:10:…………………………………………………………
c. Hêbơrơ
12:5-6:…………………………………………………….
d. Thi Thiên
40:3:……………………………………………………..
10. Khoanh tròn trước câu đúng:
a. Chúa muốn chúng
ta sợ Ngài vì có như thế thì chúng ta sẽ vâng lời.
b. Cha thiên thượng
của chúng ta thì tốt hơn bất kỳ người cha nào trên thế gian này.
c. A-ba là từ
Aramic mà trẻ con sử dụng để gọi cha.
d. Thờ phượng thật
đem đến sự vui mừng thật.