I. LỊCH SỬ SI-LÔ
a) Si-lô ở đâu ?
Chúng ta đọc trong Giô-suê 18:1 “Cả hội chúng dân Y-sơ-ra-ên nhóm họp tại Si-lô và dựng Lều Hội Kiến tại đó. Toàn xứ đều ở dưới quyền kiểm soát của họ”. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh và bước vào xứ hứa, họ có được 3 thành phố trung tâm: Si-lô, Hếp-rôn, và Si-ôn. Thủ đô đầu tiên của họ là Si-lô, nghĩa là “yên tĩnh”. Tọa lạc khoảng 30 dặm phía bắc của thành Giê-ru-sa-lem, Si-lô là nơi Chúa chọn để Đền tạm Môi-se được dựng lên sau khi họ vào xứ hứa. Đền tạm vẫn còn đó cho đến khi nó được mang đến Ga-ba-ôn (I Sử ký 16:39).
Đền tạm Môi-se được đóng tại Si-lô hàng trăm năm, bắt đầu từ lúc họ bước vào xứ cho đến khi nó bị lấy đi vào thời của Hê-li (Giô 18:1, I Sa 1-5, Thi 78:55-68). Si-lô dùng làm trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên, và nó ở trong lãnh thổ được phân cho chi phái Ép-ra-im. Nó là một phần của cơ nghiệp của Giô-suê. Giô-suê từ chi phái Ép-ra-im, con trai của Nun (Dân 13:8). Vì thế, Si-lô đương nhiên được chọn để dựng Đền tạm, vì nó nằm trong cơ nghiệp của Giô-suê, nhà lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên. Chúng ta thấy trong Giô-suê 22:12 rằng đây là nơi quân đội của Y-sơ-ra-ên nhóm hiệp “thì cả hội chúng Y-sơ-ra-ên họp lại tại Si-lô, để tiến đánh họ”. Chúng ta đọc trong Quan xét 18:31 là Đền tạm vẫn còn tại Si-lô suốt thời kỳ các quan xét: “Họ giữ tượng chạm Mi-ca đã làm trong suốt thời gian đền Đức Chúa Trời ở tại Si-lô”
Các kỳ lễ của Y-sơ-ra-ên được kỷ niệm trong Đền tạm tại Si-lô, như đã ghi lại trong quan xét 21:19 “Vì vậy, họ nói: “Nầy, có một lễ hội hằng năm cho Đức Giê-hô-va tại Si-lô, phía bắc Bê-tên, phía đông của con đường đi từ Bê-tên lên Si-chem và phía nam Lê-bô-na.”
* Tiên tri Sa-mu-ên trải qua những năm tháng trẻ tuổi tại Si-lô. Ấy là Đền tạm tại Si-lô mà An-ne gặp Chúa và hứa rằng nếu Ngài ban cho bà một đứa con trai, bà sẽ dâng con đó lại cho Ngài. Chúng ta đọc trong I Sa-mu-ên 1:24-28: “Vừa khi đứa trẻ thôi bú, bà dẫn nó lên đền thờ Đức Giê-hô-va tại Si-lô, cùng đem theo ba con bò tơ đực,(e) khoảng mười ký(f) bột mì, và một bầu rượu. Sa-mu-ên hãy còn nhỏ lắm. Họ giết con bò đực, rồi dẫn đứa trẻ đến Hê-li. Bà nói: “Thưa chúa! Tôi chỉ mạng sống ông mà thề rằng tôi chính là người phụ nữ đã đứng tại đây, gần bên ông, để cầu khẩn Đức Giê-hô-va. Tôi đã cầu nguyện để được đứa trẻ nầy, và Đức Giê-hô-va đã nhậm lời tôi khẩn xin Ngài. Vì vậy, tôi hiến dâng nó cho Đức Giê-hô-va; nó thuộc về Đức Giê-hô-va trọn đời”
* Si-lô cũng là nơi có những quyết định quan trọng. Ấy chính nơi đó mà cơ nghiệp của các chi phái Y-sơ-ra-ên được phân chia. Chúng ta đọc trong Giô-suê 18:8-10: “ Vậy những người ấy đứng dậy ra đi. Giô-suê truyền lệnh cho họ đi vẽ bản đồ của xứ, và nói: “Hãy đi khắp xứ vẽ bản đồ rồi trở lại với tôi và tại đây tôi sẽ bắt thăm cho anh em trước mặt Đức Giê-hô-va ở Si-lô.” Các người ấy đi khắp xứ, vẽ bản đồ trên một quyển sách chia làm bảy phần, theo từng thị trấn, rồi trở lại với Giô-suê ở trại quân tại Si-lô. Giô-suê bắt thăm cho họ tại Si-lô trước mặt Đức Giê-hô-va và tại đó Giô-suê phân chia đất cho dân Y-sơ-ra-ên theo các bộ tộc của họ” Vậy những người ấy ra đi, quan sát khắp xứ, vẽ bản đồ, liệt kê các thành, chia xứ làm bảy phần, và ghi chép vào một cuộn sách, rồi trở về doanh trại với Giô-sua tại Si-lô. Kế đó, Giô-sua cho họ bắt thăm tại Si-lô, trước thánh nhan CHÚA, và tại đó Giô-sua đã chia xứ cho dânY-sơ-ra-ên, mỗi chi tộc một phần”.
c) Ý nghĩa thuộc linh của Si-lô
Si-lô chứa đựng một lẽ thật quan trọng cho tín hữu thời nay. Chúng ta sẽ trải qua Si-lô trên hành trình thuộc linh của mình.
* Cơ nghiệp thuộc linh của chúng ta sẽ được quyết định tại Si-lô. Thi thiên 47:4 cho chúng ta biết chính Đức Chúa Trời Đấng chọn cơ nghiệp cho chúng ta: “Ngài chọn sản nghiệp cho chúng tôi. Là niềm hãnh diện của Gia-cốp mà Ngài yêu mến”. Đức Chúa Trời chọn cơ nghiệp cho chúng ta y theo những ước ao của lòng và những chọn lựa mà chúng ta chọn trong đời sống. Chúng ta đọc trong Thi thiên 20:4 “Cầu xin Ngài ban cho vua điều lòng mình ao ước, Và làm thành mọi kế hoạch của người!” Các chi phái Ru-bên, Gát, và nữa chi phái Ma-na-se trở nên an nhàn và quyết định rằng họ muốn ở bên ngoài xứ hứa. Hậu quả là Đức
* Chúa Trời ban cho điều lòng họ ước ao, nhưng họ không bao giờ kinh nghiệm phước hạnh đầy trọn của Đức Chúa Trời và an bài với cơ nghiệp nằm ngoài ý muốn trọn vẹn của Chúa cho đời sống họ. Chúng ta đừng bao giờ được phép an nhàn trong đời sống Cơ đốc nhân hay chấp nhận điều gì mà thấp hơn điều tốt nhất của Chúa dành cho đời sống chúng ta.
* Bươn tới với Chúa để nhận lãnh cơ nghiệp đầy trọn của Ngài dành cho đời sống chúng ta. Như Giăng đã nói II Giăng 1:8 “Hãy coi chừng, để anh em không bị mất những gì mình đã thực hiện được, nhưng nhận được phần thưởng đầy đủ”. Như Phao-lô nói trong Phi-líp 3:14 “nhưng tôi cứ làm một điều: quên đi những gì ở đằng sau, vươn tới những gì ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà theo đuổi để đoạt giải về sự kêu gọi trên cao của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jêsus”
II. VINH HIỂN LÌA KHỎI SI-LÔ
a) Sự quay lưng khỏi Chúa.
* Hòm giao ước đặt trong Đền tạm tại Si-lô trong nhiều năm, do đó sự hiện diện thật của Chúa cũng ở đó. Tuy nhiên, dù một thời gian Si-lô là thủ đô của Y-sơ-ra-ên có một khởi đầu vinh hiển, nhưng kết cục của nó thật bi thảm. Sự thoả hiệp, liên kết sai lầm và cùng chung sống với kẻ thù đã làm cho Si-lô sụp đổ. Dân Y-sơ-ra-ên trở nên an phận và thoả hiệp với kẻ thù trong xứ. Họ không bao giờ chiếm hết được cơ nghiệp của mình, kể cả Si-ôn, và họ dần dần quay lưng khỏi Chúa.
* Chúng ta đọc trong Thi thiên 78:55-58 rằng dân Y-sơ-ra-ên quay lưng khỏi Chúa và bắt đầu thờ lạy hình tượng sau khi Ngài chia cơ nghiệp cho họ tại Si-lô: “Ngài đánh đuổi các nước khỏi trước mặt họ, bắt thăm phần chia ruộng đất của chúng làm sản nghiệp”. Ngài cho các chi tộc Y-sơ-ra-ên định cư trong xứ ấy. Nhưng họ đã thử, đã phản loạn cùng Đức Chúa Trời Chí Cao. Và không tuân giữ các luật lệ của Ngài. Họ trở mặt, bội bạc như tổ tiên mình. Họ có hành động không đáng tin cậy như cây cung gãy. Chúng khiêu khích Ngài tức giận vì những miếu thờ; chúng làm Ngài bực mình vì những tượng thần của chúng.
b) Hòm giao ước bị cướp.
Hai con trai của Hê-li, là Hóp-ni và Phi-ê-a, bị dân Phi-li-tin giết chết và hòm giao ước bị cướp như đã ghi lại trong I Sa-mu-ên 4:11: “Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời bị chiếm đoạt, còn hai con trai Hê-li, là Hóp-ni và Phi-nê-a, đều chết”. Khi Hê-li nghe tin đó, ông ngã xuống, gãy cổ, rồi chết. Chúng ta đọc trong I Sa-mu-ên 4:17-18
c) Đức Chúa Trời khước từ Si-lô và chọn Si-ôn
Chúng ta đọc trong Thi thiên 78:67-71 rằng Đức Chúa Trời khước từ chi phái Ép-ra-im và Đền tạm nằm tại Si-lô thuộc về cơ nghiệp của Giô-sép:
* Đức Chúa Trời chọn Đa-vít: Ngài đã dùng Giô-suê, một người ra từ chi phái Ép-ra-im để lãnh đạo Y-sơ-ra-ên vào xứ hứa. Tuy nhiên, sau khi Giô-suê qua đời, chi phái Ép-ra-im và dân cư Si-lô quay lưng khỏi Chúa. Vì vậy, Đức Chúa Trời bỏ họ. Thế vào chỗ đó, Đức Chúa Trời chọn vua Đa-vít, từ chi phái Giu-đa, để dẫn Y-sơ-ra-ên trở lại sự hiện diện Chúa và chiếm hữu núi Si-ôn, nơi ngự của Đức Chúa Trời.
* Sự hiện diện của Chúa không hề trở lại Si-lô. Sau khi dân Phi-li-tin trả lại hòm giao ước, nó được cất giữ tại Ki-ri-át Giê-a-rim chứ không phải tại Si-lô (I Sa 7:1). Buồn thay, Si-lô, một nơi mà trước đây đầy dẫy vinh quang Chúa, nhưng rồi đánh mất vinh quang ấy do bất tuân, có thể được tóm tắt trong I Sa-mu-ên 4:21-22: “Nàng đặt tên cho đứa trẻ là Y-ca-bốt, vì nàng nói: “Vinh quang đã lìa khỏi Y-sơ-ra-ên!”; nàng ngụ ý về việc mất Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời, và về sự chết của cha chồng và chồng mình. Nàng lại tiếp: “Vinh quang đã lìa khỏi Y-sơ-ra-ên, vì Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời đã bị chiếm đoạt!”.
* Tiên tri Giê-rê-mi dùng Si-lô làm ví dụ để cảnh báo Giê-ru-sa-lem rằng nó sẽ chịu cùng một số phận nếu cư dân không ăn năn. Sứ diệp tiên tri mà Chúa ban cho Giê-rê-mi về Si-lô rất quan trọng cho chúng ta là các con dân của Ngài. Chúng ta đọc trong Giê-rê-mi 7:1-4 (xem Giê-rê-mi 7:12-15) Chúa bảo Giê-rê-mi đứng tại cổng Đền thờ, nhà của Chúa, và cảnh báo những ai bước vào đó để thờ phượng. Ông bảo họ hãy ăn năn và thay đổi đường lối của họ. Thật quan trọng cần lưu ý là dân chúng mà ông cảnh báo đang bước vào đền thờ để thờ phượng Chúa. Người Do thái vào thời Giê-rê-mi vẫn đi nhóm đều đặn, vẫn thờ phượng Chúa, và vẫn dâng những của lễ tôn giáo cho Chúa. Tuy nhiên, họ không vâng theo Lời Chúa. Vì thế, chúng ta thấy rằng việc đi nhà thờ đều đặn, trung tín nộp phần mười, và thờ phượng Chúa mà không được Chúa chấp nhận, dùng để thay thế cho mối quan hệ với Chúa và sự vâng lời triệt để Lời Ngài.
* Đức Chúa Trời không chấp nhận sự thờ phượng của chúng ta trừ khi chúng ta vâng lời Ngài, ngay cả Chúa Jesus phán về những người lãnh đạo tôn giáo vào thời của Ngài: “Việc chúng thờ phượng Ta là vô ích, Giáo lý chúng dạy chỉ là những luật lệ của loài người”. (Ma-thi-ơ 15:9). Đây cũng là sứ điệp mà Sa-mu-ên nói với Sau-lơ trong I Sa-mu-ên 15:22: ‘Sa-mu-ên nói: “Đức Giê-hô-va có vui thích về tế lễ thiêu và các sinh tế, Bằng sự vâng theo tiếng phán của Ngài chăng? Kìa, sự vâng lời tốt hơn sinh tế, Sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực”(xem Giê-rê-mi 7:21-23)
BÀI HỌC ÁP DỤNG
* Từ câu chuyện của Si-lô. Chúng ta không bao giờ được phép bị lừa dối nghĩ rằng chúng ta được chấp nhận trong con mắt của Chúa chỉ vì chúng ta dự nhóm đều hay ngay cả làm công việc hội thánh, thờ phượng Chúa, trung tín nộp phận mười và của dâng. Tất cả những việc này đều quan trọng chomột đời sống Cơ đốc sung mãn, nhưng nó không có giá trị gì nếu không có một đời sống vâng theo Lời Chúa.
* Như Si-lô đánh mất vinh quang của Chúa do không vâng lời, chúng ta có thể đánh mất vinh quang Chúa và bị Chúa khướt từ nếu chúng ta không tiếp tục bước đi vâng theo Lời Ngài. Chúa Jesus phán trong Giăng 8:31 “Nếu các ngươi cứ ở trong Lời Ta, thì các ngươi thật là môn đồ Ta”. Chúng ta hãy tiếp tục tìm kiếm trong Lời Chúa để chúng ta có thể đi từ vinh hiển đến vinh hiển (II Cô-rinh-tô 3:18). Đức Chúa Trời muốn con đường của bạn chiếu sáng càng hơn với vinh hiển Ngài khi bạn cứ bước với Chúa trong đời sống thánh khiết và trọn vẹn, như đã nói trong Châm ngôn 4:18: “Nhưng đường người công chính sáng như mặt trời chiếu rạng, Càng sáng thêm cho đến giữa trưa”.