HẾP-RÔN


1.            CUỘC ĐỜI ĐA-VÍT
a.            Tiên tri Sa-mu-ên
Sau khi sự vinh hiển Chúa lìa Si-lô và hòm giao ước bị cướp lấy, Đức Chúa Trời đem dịch lệ đến trên dân Phi-li-tin, khiến họ trả lại hòm giao ước. Họ để hòm tại Ki-ri-át Gê-rim. Hê-li thầy thượng tế chết và và Sa-mu-ên đảm trách vai trò người lãnh đạo tối cao. Chúng ta đọc trong I Sa-mu-ên 7:15-17: “Sa-mu-ên làm quan xét của Y-sơ-ra-ên trọn đời mình. Hằng năm ông tuần tra khắp Bê-tên, Ghinh-ganh, Mích-pa và xét xử Y-sơ-ra-ên trong tất cả các thành ấy. Rồi ông trở về Ra-ma, vì nhà ông ở đó. Ở Ra-ma, ông cũng xét xử Y-sơ-ra-ên, và lập tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va
b.            Sau-lơ, vị vua dân Y-sơ-ra-ên muốn có
ü  Tuy nhiên, vào cuối đời Sa-mu-ên, dân Y-sơ-ra-ên từ chối quyền lãnh đạo của ông và họ muốn có một vị vua giống như các nước khác láng giềng. Sau-lơ là do con người chọn, chứ không phải Đức Chúa Trời chọn. Đức Chúa Trời cảnh cáo dân Y-sơ-ra-ên về con người Sau-lơ sẽ như thế nào trong I Sa-mu-ên 8:10-22.

ü  Bốn mươi năm cai trị của vua Sau-lơ được tóm tắt bằng một từ “nửa lòng”. Trong I Sa-mu-ên 15, Đức Chúa Trời truyền  Sau-lơ giết tất cả dân A-ma-léc, kể cả vua A-ga. Tuy nhiên, Sau-lơ chỉ vâng lời Chúa một phần, để lại A-ga và những con tốt nhất trong bầy súc vật. Trong I Sa-mu-ên 13, Sau-lơ không chờ đợi Sa-muên và tự ý dâng của lễ, rõ ràng ông không vâng theo lời chỉ bảo của Chúa.
Vì thế, Đức Chúa Trời rất giận Sau-lơ và từ bỏ ông, như ta thấy trong I Sa-mu-ên: Sa-mu-ên nói: “Đức Giê-hô-va có vui thích về tế lễ thiêu và các sinh tế, Bằng sự vâng theo tiếng phán của Ngài chăng? Kìa, sự vâng lời tốt hơn sinh tế, Sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực. Sự phản nghịch đáng tội như tà thuật, Sự ương ngạnh đáng tội như thờ lạy hình tượng. Vì vua đã từ bỏ lời của Đức Giê-hô-va Nên Ngài cũng từ bỏ vua, không cho vua cai trị nữa.” 
c.             Đa-vít, vị vua Chúa dấy lên
ü  Trong I Sa-mu-ên 16, Đa-vít, người sẽ dẫn Y-sơ-ra-ên vào cơ nghiệp đầy trọn của họ và đến núi Si-ôn, được Sa-mu-ên xức dầu làm vua kế tiếp của Y-sơ-ra-ên khi ông khoảng mười bảy tuổi. Đánh mất ân huệ và sự xức dầu của Chúa trên đời sống mình, Sau-lơ trở nên ganh tị Đa-vít và tìm cách giết Đa-vít. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã thành tín gìn giữ Đa-vít.
ü  Sau khi Sau-lơ chết, Đa-vít nhận sự xức dầu thứ hai tại Hếp-rôn và được lập lên làm vua của Giu-đa vào tuổi ba mươi trong II Sa-mu-ên 2. Chúng ta đọc trong II Sa-mu-ên 2:1-4a: “Sau đó, Đa-vít cầu hỏi Đức Giê-hô-va: “Con có nên đi lên một thành nào trong xứ Giu-đa không?” Đức Giê-hô-va đáp: “Hãy đi.” Đa-vít hỏi tiếp: “Con phải lên thành nào?” Đức Giê-hô-va đáp: “Hếp-rôn.” Đa-vít đi đến đó, đem theo hai người vợ là A-hi-nô-am, người Gít-rê-ên, và A-bi-ga-in, trước kia là vợ của Na-banh ở Cạt-mên. Đa-vít cũng đem theo những người ở với mình, cùng với gia đình họ, lên ở trong các thành của địa phận Hếp-rôn. Người Giu-đa đi đến đó và xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua nhà Giu-đa”.
ü  Đa-vít cai trị làm vua của Giu-đa tại Hếp-rôn bảy năm rưỡi trước khi ông được xức dầu làm vua trên Y-sơ-ra-ên và chiếm lấy núi Si-ôn như ta thấy trong II Sa-mu-ên 5:4-5: “Đa-vít bắt đầu trị vì lúc ba mươi tuổi, và làm vua được bốn mươi năm. Tại Hếp-rôn, Đa-vít trị vì trên Giu-đa bảy năm sáu tháng; rồi tại Giê-ru-sa-lem, ông trị vì trên cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi ba năm”.
Hếp-rôn là tảng đá kê bước chân đi đến Si-ôn trong cuộc đời của Đa-vít. Tương tự, chúng ta phải kinh nghiệm sứ điệp và lẽ thật của Hếp-rôn trước khi chúng ta đi tiếp đến Si-ôn.

 2.            Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA HẾP-RÔN
Để hiểu được ý nghĩa thuộc linh của Hếp-rôn, trước hết chúng ta phải tìm hiểu những nhân vật trong Kinh thánh có liên quan đến Hếp-rôn; như Áp-ra-ham, Sa-ra; Y-sác, Rê-bê-ca; Gia-cốp; Ca-lép và Ạt-sa.
a.      Phân rẽ trước khi được gia tăng
§  Áp-ra-ham phân rẽ với Lót: trong Sáng 13:18 cho chúng ta biết Áp-ra-ham đã ở tại Hếp-rôn và trước khi Áp-ra-ham đến Hếp-rôn, ông đã phân rẽ khỏi Lót, như đã ghi lại trong Sáng 13:9: “Toàn vùng chẳng phải đang ở trước mặt cháu đó sao? Cháu hãy rời khỏi bác. Nếu cháu chọn bên trái, bác sẽ sang bên phải; nếu cháu chọn bên phải, bác sẽ sang bên trái.”
§  Sau khi Áp-ram phân rẽ khỏi Lót, Đức Chúa Trời ban lời hứa gia tăng dòng dõi của ông và khiến ông kết quả nhiều “Sau khi Lót lìa khỏi Áp-ram, Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “Từ chỗ con đang đứng, hãy ngước mắt lên nhìn khắp bốn phương, đông, tây, nam, bắc. Tất cả vùng đất mà con thấy, Ta sẽ ban cho con và cho dòng dõi con đời đời…..” (Sáng 13:14-17)
àPhải có sự phân rẽ khỏi tội lỗi, đời lối sống cũ trong đời sống chúng ta trước khi Đức Chúa Trời làm chúng ta được gia tăng và trước khi chúng ta có thể kinh nghiệm phước hạnh và lời hứa của Hếp-rôn. Y-sác và Gia-cốp ở tại Hếp-rôn và có liên quan đến Hếp-rôn. Y-sác phải phân rẽ khỏi Ích-ma-ên và Gia-cốp phải phân rẽ khỏi Ê-sau để họ kinh nghiệm sự sinh trưởng và phước hạnh của Chúa trong đời sống họ.
b.      Kết quả
§  Kết quả là điểm nổi bật trong mối liên quan giữa Y-sác và Hếp-rôn; nơi mà Áp-ra-ham và Y-sác đã từng tạm cư (Sáng 35: 27b). Y-sác tiêu biểu cho Cơ đốc nhân kết quả một trăm lần, như Sáng 26:12 chép “Y-sác gieo hạt giống trong xứ đó và năm ấy ông thu hoạch gấp trăm lần,…..”
§  Chúng ta có muốn trở thành những người như Y-sác?, sẽ kết quả một trăm lần như Chúa Jesus phán trong Ma-thi-ơ 13:8: “Một số khác nữa rơi trên chỗ đất tốt nên kết quả: hạt được một trăm, hạt được sáu chục, hạt ba chục”.
ü  Trước khi chúng ta có thể kết quả một trăm lần, chúng ta phải để Chúa cắt bì tấm lòng. Sự kết quả và tăng trưởng là một phần của những lời hứa mà Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham trong giao ước của Ngài với Áp-ra-ham (xem Sáng 17:6-7). Tuy nhiên, sự đòi hỏi để kinh nghiệm các phước lành này là sự cắt bì, như được chép trong Sáng 17:10-11 . Vì thế, nếu muốn kết quả và kinh nghiệm sự tăng trưởng trong đời sống và chức vụ, chúng ta phải để Chúa cắt bì tấm lòng, như đã nói trong Phục truyền 30:6: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ cắt bì tấm lòng anh em và tấm lòng của dòng dõi anh em để anh em hết lòng hết linh hồn kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình và nhờ đó mà anh em được sống”.
ü  Chúng ta cũng phải kinh nghiệm sự khô hạn thuộc linh để được kết quả. Sự khô hạn khiến chúng ta lệ thuộc Chúa và khiến chúng ta trở thành người biết ơn Chúa để khi chúng ta có kết quả, chúng ta biết ơn những gì Chúa đã ban cho chúng ta. Một số phụ nữ liên hệ đến Hếp-rôn trong Kinh thánh cũng kinh nghiệm sự son sẻ đó là Sa-ra và Rê-bê-ca (xem thêm Ê-sai 54:1-3)
c.      Sự xức dầu
§  Ấy tại Hếp-rôn mà Đa-vít được xức dầu lần thứ hai để làm vua Giu-đa “Đa-vít cũng đem theo những người ở với mình, cùng với gia đình họ, lên ở trong các thành của địa phận Hếp-rôn. Người Giu-đa đi đến đó và xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua nhà Giu-đa.” (II Sa 2:3-4)
§  Cũng tại Hếp-rôn, ông được xức dầu lần thứ ba để làm vua trên toàn cõi Y-sơ-ra-ên như trong II Sa 5:3 chép. Và chính sự xức dầu lần thứ ba mà Đa-vít chiếm được núi Si-ôn: “Nhưng Đa-vít đã chiếm lấy đổn luỹ Si-ôn, đó là thành Đa-vít” (II Sa 5:7).
§  Chúng ta thấy rằng Đa-vít được xức dầu ba lần trong đời sống ông. Chúng có thể tương ứng với hành lang, nơi Thánh và nơi Chí Thánh. Sau khi Đa-vít nhận sự xức dầu lần thứ ba, ông chiếm lấy núi Si-ôn và đặt hòm giao ước trên đỉnh núi Si-ôn, biến nó thành nơi Chí Thánh. Tương tự, chúng ta phải kinh nghiệm một sự xức dầu tươi mới của Đức Thánh Linh để lớn lên trong cuộc hành trình thuộc linh đi đến Si-ôn. “Nhưng Chúa làm cho sừng của con ngước cao lên như sừng bò tót; Con được xức bằng dầu mới” (Thi 92:10).

3. Có một khải tượng tiến triển

Thật quan trọng khi chúng ta có một khải tượng tiến triển “Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng, Nhưng phước cho người biết tuân giữ luật pháp!” (Châm 29:18). Những phụ nữ trong Kinh thánh có liên quan đến Si-ôn có một khải tượng tiến triển. Họ không an phận với điều thứ yếu. Họ muốn điều tốt nhất của Chúa cho đời sống mình và chồng mình.
Cách đây vài năm Chúa dạy tôi và hỏi tôi “Nếu con có một đứa con trai, con đòi hỏi con dâu của con có tiêu chuẩn nào?” Tôi ngạc nhiên về đáp ứng của tôi. Cả một danh sách những tiêu chuẩn đến với tâm trí tôi tức thì. Rồi Chúa phán với tôi “Con có thấy con rất cụ thể về tiêu chuẩn dành cho con dâu của con không ? Bây giờ thì con hiểu được thể nào Ta cẩn thận chọn vợ cho các con của Ta ?
Những phụ nữ có cùng khải tượng và sự kêu gọi như chồng mình là điều hết sức quan trọng. Đức Chúa Trời chọn người vợ cho các con trai Ngài rất cẩn thận bởi vì Ngài không muốn họ bị lệch khỏi ý muốn Ngài dành cho cuộ đời họ do sai lầm trong việc chọn người vợ cho mình. Chúng ta phải dâng tình cảm của mình cho Chúa và để Ngài chọn người phối ngẫu cho chúng ta.
Vì thế, chúng ta sẽ thấy những người nữ của Chúa trong Kinh thánh có liên hệ đến Hếp-rôn đều có một khải tượng tiến triển và có cùng sự kêu gọi như chồng của mình.
§   Sa-ra
Sa-ra và Áp-ra-ham sống tại Hếp-rôn. Sa-ra là người nữ duy nhất trong Kinh thánh được Chúa đổi tên. “Sa-rai” được đổi thành “Sa-ra”, nghĩa là “công chúa của các dân” hay “mẹ của nhiều dân tộc”. “Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham: “Còn Sa-rai, vợ con, con đừng gọi nàng là Sa-rai nữa vì tên của nàng là Sa-ra…...” (Sáng 17:15-16). Tên bà đổi thành Sa-ra bởi vì bà lấy Áp-ra-ham, người đã được gọi làm “cha của nhiều dân tộc”. Bà có cùng khải tượng và sự kêu gọi như Áp-ra-ham, chồng bà.  
§   Ạc-sa,
Là con gái của Ca-lép, người nhận lấy Hếp-rôn khi dân Y-sơ-ra-ên bước vào xứ hứa, “Giô-suê chúc phước và cấp Hếp-rôn cho Ca-lép, con trai Giê-phu-nê, làm sản nghiệp. Vì thế, Hếp-rôn trở thành sản nghiệp của Ca-lép, …..” (Giô-suê 14:13-14) là một ví dụ khác về một người vợ có khải tượng tiến triển. Ca-lép gả Ạc-sa cho Ốt-ni-ên bởi vì ông chiếm thành Ki-ri-át Sê-phe, “Ca-lép nói: “Ai đánh chiếm được thành Ki-ri-át Sê-phe thì tôi sẽ gả con gái tôi là Ạc-sa cho người ấy làm vợ…….” (Các quan xét 1:12-13). Ốt-ni-ên có khải tượng cao cả và bươn tới để giựt giải của Chúa cho đời sống ông.
Ạc-sa thúc chồng mình bươn tới nhận điều tốt nhất của Chúa cho đời sống ông, như trong Các quan xét 1:14-15: “Khi đến nhà Ốt-ni-ên, nàng giục chàng xin cha nàng một thửa ruộng. Nàng vừa xuống khỏi lừa thì Ca-lép hỏi: “Con muốn gì?” Nàng thưa: “Xin cha cho con một món quà. Vì cha đã định cho con đất trong miền Nê-ghép, nên xin cha cũng cho con các suối nước nữa.” Vậy Ca-lép ban cho nàng Suối Thượng và Suối Hạ.”
Mỗi người vợ làm cho chồng mình hoặc là gần hoặc là xa Chúa 
và sự kêu gọi của Ngài.

Giê-sa-bên xúi chồng bà là A-háp đi sai đường, đẩy ông đến sự đại ác, “Thật, chẳng có ai giống như A-háp, đã tự bán mình làm điều ác dưới mắt Đức Giê-hô-va, vì bị hoàng hậu Giê-sa-bên xúi giục” (I Vua 21:25).

4. Những sự đột phá
§   Sam-sôn phá đổ cổng thành Ga-xa và đem nó về thành Hếp-rôn, như ta thấy trong Các quan xét 16:3: “Sam-sôn ngủ ở đó cho đến nửa đêm. Vào nửa đêm, ông thức dậy, nắm cánh cổng thành và hai cây trụ cổng, nhổ lên luôn với then cài rồi vác lên vai, đi lên đỉnh núi đối diện Hếp-rôn.” Cổng của một thành là sức mạnh và thành luỹ của thành đó. Vì thế, Hếp-rôn có thể tiêu biểu cho sự phá đổ các đồn luỹ.
§   Chúa muốn Hội thánh Ngài có quyền năng để phá đổ mọi đồn luỹ của Sa-tan, như Ngài đã phán trong Ma-thi-ơ 16:18: “Còn Ta, Ta bảo con rằng: Con là Phi-e-rơ, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ không thắng được Hội đó”. Về mặt thuộc linh, Đức Chúa Trời muốn chúng ta chiếm lấy cổng thành và phá đổ những thế lực thuộc linh đang cai trị thành phố của chúng ta.

5. Thành ẩn náu
§   Hếp-rôn cũng là một thành ẩn náu, như ta thấy trong trong I Sử ký 6:57: “Con cháu A-rôn được cấp cho những thành ẩn náu là Hếp-rôn……”. Chúng ta đọc trong Giô-suê 21:13 “Người ta cấp cho con cháu thầy tế lễ A-rôn thành Hếp-rôn, là thành trú ẩn cho kẻ ngộ sát…..”.
§   Tương tự vậy, Hội thánh phải là nơi ẩn náu để những ai thiếu thốn chạy đến nhờ che chở. Chúng ta nên có tấm lòng giúp đỡ những ai thiếu thốn bằng mọi cách chúng ta có thể làm được.

6. HẾT LÒNG
Hết-rôn tiêu biểu cho sự hết lòng. Chúng ta học qua những nhân vật trong Kinh Thánh Cựu ước hết lòng với Chúa và có liên quan đến Hếp-rôn.
§   Ca-lép được ban cho cơ nghiệp bởi vì ông hết lòng theo Chúa, như đã ghi lại trong Giô-suê 14:13-14: “Giô-suê chúc phước và cấp Hếp-rôn cho Ca-lép, con trai Giê-phu-nê, làm sản nghiệp. Vì thế, Hếp-rôn trở thành sản nghiệp của Ca-lép, con trai Giê-phu-nê, người Kê-nít, cho đến ngày nay vì ông trung thành vâng theo Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.”
§   Áp-ra-ham, tổ phụ đầu tiên ở tại Hếp-rôn, đã hết lòng với Chúa. Trong Sáng 22, Chúa bảo ông dâng con trai ông là Y-sác. Tất cả lời hứa của Áp-ra-ham tập trung nơi Y-sác. Qua việc dâng Y-sác, không chỉ đặt Y-sác lên bàn thờ, mà ông cũng đặt sự kêu gọi, chức vụ, và lời hứa trên bàn thờ trước mặt Chúa. Chúng ta không bao giờ được phép đặt gia đình, người thân, sự kêu gọi và chức vụ hay lời hứa của Chúa trước Chúa. Đức Chúa Trời phải luôn là trước tiên, hàng đầu. Chúa Jesus dạy rõ điều này trong Ma-thi-ơ 10:37: “Ai yêu cha mẹ hơn Ta không xứng đáng cho Ta. Ai yêu con trai con gái hơn Ta không xứng đáng cho Ta”.
Chúa Jesus bảo chúng ta từ bỏ mọi sự vì Ngài và đặt Ngài trước tiên trong đời sống chúng ta. Ngài có thể yêu cầu điều này từ chúng ta bởi vì Ngài đã sẵn lòng lìa ngôi vinh hiển, oai nghi ở thiên đàng đến trần gian chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta, như trong Phi-líp 2:6-8: “Ngài vốn có hình thể của Đức Chúa Trời, Nhưng đã chẳng xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều nên nắm giữ. Ngài đã làm cho mình trống không, Mặc lấy hình thể của một người nô lệ, Được tìm thấy trong hình dáng của loài người. Ngài tự hạ mình xuống, Vâng phục cho đến chết, Thậm chí chết trên cây thập tự.
Tương tự, Chúa bảo chúng ta phó mọi sự trên bàn thờ Ngài và luôn đặt Ngài trước tiên. Và dưới dây là lời làm chứng của Mục sư tiến sĩ Brian Baley, người viết bài học này.
“Nhà tôi và tôi là công cụ Chúa dùng để sáng lập hội truyền giáo tại Tân Tây Lan, nơi chúng tôi hầu việc Chúa được mười năm. Đức Chúa Trời chúc phước chức vụ chúng tôi và khiến nó kết quả tại nhiều nước trên thế giới. Sau đó vào sáng nọ Chúa phán với tôi “Hãy rút lui và từ bỏ hết”. Bởi ân sủng, đó là điều chúng tôi đã làm.
Lần khác chúng tôi đang hầu việc Chúa tại một đất nước nọ và Chúa đổ Thánh Linh Ngài cách đầy dẫy quyền năng. Ấy là khởi đầu của cơn phục hưng. Rồi Chúa phán với tôi “Con đến đây để giảng hay để làm theo ý Ta?” Tôi thưa, “Chúa ơi, để làm theo ý Ngài”. Rồi Chúa phán với tôi, “Hãy lên máy bay và rời khỏi nơi này. Ta muốn con đi đến nơi khác”. Những cơ hội phục vụ và phục hưng không bao giờ được phép đặt trước Chúa và muốn Ngài dành cho đời sống chúng ta. Chúng ta phải xem nhẹ mọi thứ trước mặt Chúa và hết lòng với Ngài. Ấy chính là sự hết lòng mà khiến chúng ta tiến lên trong hành trình thuộc linh đến Si-ôn”.
§   Tóm tắt sứ điệp về Hếp-rôn
Hếp-rôn tiêu biểu cho nhiều lẽ thật thuộc linh như sau:
1.      Sự phân rẽ trước khi được gia tăng.
2.      Sự kết quả.
3.      Sự xức dầu.
4.      Có khải tượng tiến triển.
5.      Sự đột phá.
6.      Nơi ẩn náu.
7.      Sự hết lòng.
Đa-vít phải trải qua Hếp-rôn trước khi ông có thể đến được Si-ôn. Vì thế, chúng ta cũng phải trước hết học những bài học thuộc linh về Hếp-rôn trước khi chúng ta có thể đến Si-ôn. Hếp-rôn là bàn đạp đến Si-ôn. Chúng ta phải trung tín và vượt qua những thử thách tại Hếp-rôn trước khi chúng ta có thể tiến tới Si-ôn.