Mong Muốn Trưởng Thành Theo Ý Chúa

ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN CON NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Chúng ta sẽ bắt đầu khóa học này về Cơ đốc nhân trưởng thành bằng việc xem xét lý do Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: “Tại sao ban đầu Chúa lại tạo dựng nên con người?” Cũng có thể bạn đã tự hỏi: “Đức Chúa Trời trông đợi điều gì nơi con người?”
LÚC SÁNG TẠO
Tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người.
Vài lần, Đức Chúa Trời đã dừng việc sáng tạo thế giới để xem xét công việc của Ngài. Mỗi lần dừng lại, Ngài đều nhìn nhận sự sáng tạo đều là tốt lành. Vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người theo chương trình của Ngài. Con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời hay giống như Ngài (Sáng-thế ký 1:27). Sau đó, mỗi khi ngắm nhìn công việc của mình lần nữa, Chúa đều nhận thấy rằng đó là điều rất tốt (Sáng-thế ký 1:31). Không có con người, công cuộc sáng tạo sẽ không hoàn chỉnh. Việc sáng tạo con người đã hoàn thành chương trình của Đức Chúa Trời. Qua mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người, nhu cầu cơ bản của mỗi bên đều được đáp ứng. Nhờ mối tương giao này, con người được trưởng thành trong Đức Chúa Trời, tôn vinh Ngài và hoàn thành mục đích sáng tạo của Ngài.

1. Đọc Truyền-đạo 12:13. Theo câu Kinh thánh này, hai điều gì mà con người phải thực hiện để hoàn thành mục đích của Chúa khi tạo dựng nên con người?
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

“Kính sợ Chúa” có nghĩa là tôn trọng và run sợ Ngài. Điều này cũng bao gồm cả việc tôn trọng mục đích của Ngài dành cho con người. 
TỪ SA NGÃ ĐẾN SỰ CỨU RỖI
Đức Chúa Trời đã hoạch định cho con người có được qua sự cứu rỗi và trưởng thành trong Chúa Giê-xu Christ.
 Tiếc thay, câu chuyện về công cuộc sáng tạo không kết thúc ở chỗ con người làm thành mục đích vinh hiển mà Đức Chúa Trời dành cho họ. Bởi tội lỗi, con người đã sa ngã và không thể có được mối tương giao với Đức Chúa Trời cũng như làm vinh hiển Ngài. Những suy tưởng của loài người sa ngã thật xa cách với Đức Chúa Trời. Tội lỗi đã dẫn đưa con người càng ra xa Chúa hơn. Những hành động của con người thường làm buồn lòng Chúa. Tội lỗi hủy hoạt loài người và ngăn giữ con người khỏi mối tương giao với Chúa, vốn là mục đích ban đầu của Ngài dành cho con người.
Nhưng Đức Chúa Trời rất yêu thương và mong muốn được tương giao với con người nên Ngài đã đưa ra một chương trình cứu rỗi. Chương trình của Chúa là khôi phục lại mối tương giao đã bị đổ vỡ qua sự hy sinh của Con Ngài, là Chúa Giê-xu Christ. Chúa ban chính Con Ngài xuống thế gian để chết thay cho con người hầu cho con người được cứu và có lại được mối tương giao với Ngài.
2. Trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời, mục đích của Ngài dành cho con người là gì? ............................................................................................................
Điểm giống với Đức Chúa Trời trong con người đã bị sự sa ngã phá hủy. Nhưng qua Chúa Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời đem con người trở lại với điểm giống Ngài. Đây là chủ đề chính trong Tân ước. Chúng ta trở nên giống với Đức Chúa Trời khi trở nên giống Chúa Giê-xu Christ hơn.

TỪ SA NGÃ ĐẾN TRƯỞNG THÀNH
Dùng Ê-phê-sô 4: 13 để chỉ ra mục đích của việc Cơ đốc nhân trưởng thành.
 Trưởng thành có thể được định nghĩa như “trạng thái xảy ra trong những quá trình tự nhiên dẫn đến sự hoàn thiện của việc tăng trưởng và phát triển” hay “liên quan đến tình trạng phát triển trọn vẹn như một người trưởng thành”. Như chúng ta sẽ thấy, những quá trình tự nhiên dẫn đến sự trưởng thành có thể bị ngăn trở hay được giúp đỡ. Công việc của hội thánh Chúa Giê-xu Christ là giúp đỡ mỗi tín hữu trở thành một người trưởng thành giống như Chúa Giê-xu Christ. Ê-phê-sô 4:11-16 là một chương hầu như trình bày lẽ thật cơ bản này mà chúng ta sẽ suy gẫm sau.
3. Theo Ê-phê-sô 4:11, ai là những người chăm sóc mà Đấng Christ đã ban cho để giúp chúng ta có được Cơ đốc nhân trưởng thành?.........................................................................................
4. Theo Ê-phê-sô 4: 13, mục tiêu của Cơ đốc nhân trưởng thành là.............................................
Có những từ ngữ trong phân đoạn này được liệt kê trong mục từ khóa. Hãy nhớ tra các từ đó trong mục Chú giải thuật ngữ.
Từ ngữ được dịch ra là “trưởng thành” trong Ê-phê-sô 4:13 thường được dịch là “trọn vẹn” (so sánh Ma-thi-ơ 19:21 và Phi-líp 3:12 với Cô-lô-se 1:28). Từ trọn vẹn thường có nghĩa là “toàn diện” hay “đầy đủ”. Từ này cũng có nghĩa là “đã làm trọn” hay “đã hoàn thành” (xem Giăng 19:30).
5. Đọc Cô-lô-se 1:28. Từ nào trong những từ sau đây mô tả đúng nhất từ trưởng thành trong câu Kinh thánh này?
a) Không tì vết                           b) Vô tội                                  c) Đầy đủ hay trọn vẹn
Càng trở nên giống Đấng Christ, chúng ta càng làm trọn mục đích mà Đức Chúa Trời đã định sẵn cho cuộc đời của chúng ta cũng như càng làm vinh hiển Ngài. Bạn có thấy tại sao Đức Chúa Trời lại mong muốn mỗi Cơ đốc nhân chúng ta được trưởng thành, trở nên trọn vẹn và giống với Đấng Christ không?
Sự trưởng thành thuộc linh là mục đích cao nhất mà Đức Chúa Trời dành cho đời sống của mỗi tín hữu. Cha trên trời của chúng ta luôn nóng lòng nhìn thấy những phát triển hướng đến sự trưởng thành trong đời sống chúng ta. 

MONG MUỐN TRƯỞNG THÀNH THEO Ý CỦA CON NGƯỜI
Mục tiêu 4. Tại sao không ai có thể tìm thấy sự thỏa lòng trọn vẹn về nhu cầu trưởng thành nếu người đó không nhìn lên Đức Chúa Trời.
 Trong mỗi con người đều có một khao khát tìm kiếm nguyên nhân và mục đích về sự hiện hữu của bản thân. Phần lớn tâm trạng bồn chồn không yên của đa số là do việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống gây ra. Mỗi người đều cần có một mục đích. Ngay cả khi chưa được cứu, con người cũng cảm thấy gắn liền với số phận và cõi vĩnh hằng. Chúng ta tìm kiếm và khao khát tìm thấy sự thỏa lòng vốn chỉ được tìm thấy trọn vẹn trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Cá tính con người chỉ có thể được phát triển đầy đủ trong mối tương giao Đức Chúa Trời - con người làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Chừng nào con người vẫn còn rời xa Đức Chúa Trời, thì niềm khao khát về sự trưởng thành thuộc linh vẫn chưa thể được hoàn thành.
Trong mỗi con người chưa được cứu, luôn có một khoảng trống như một chiếc còi báo động hay một dấu hiệu mà Đấng tạo hóa đã đặt sẵn. Khi con người không làm thành mục đích của Đức Chúa Trời dành cho người đó thì người đó trải qua sự tuyệt vọng về thuộc linh có thể được so sánh với một cơn đau khi bị mất đi một phần chi thể, cánh tay hay là chân. Con người thường tìm thấy lối thoát tạm thời ra khỏi sự tuyệt vọng thuộc linh qua tội lỗi. Giai đoạn ngắn ngủi của sự trốn chạy này có thể ví như việc thuyên giảm cơn đau mà một số thuốc đem lại. Phủ nhận nhu cầu nhận biết và hầu việc Đấng tạo hóa là hành động tội lỗi ngăn chặn sự trưởng thành thuộc linh.
Linh hồn của con người theo một nghĩa nào đó là bản chất được vay mượn, giống với bản tánh thiêng liêng. Duy chỉ trong linh hồn của chúng ta thì chúng ta mới thật sự giống với Đức Chúa Trời. Đó là món quà quý giá nhất của chúng ta. Chính linh hồn cần đến một mục đích.
6. Điểm giống với thần thánh hay ảnh tượng của Đức Chúa Trời trong con người là linh hồn mà Đức Chúa Trời đã ban cho. (Linh hồn này bao gồm ý chí, tinh thần, sự chọn lựa, v.v.) Đọc I Cô-rinh-tô 2:10-11. Phần nào của con người liên hệ người đó với Đức Chúa Trời?
...................................................................................................................................................................
7. Theo Rô-ma 8: 16, Thần linh của Đức Chúa Trời đã tuyên bố thế nào với chúng ta về việc chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời?...............................................................
Có thể nói rằng mỗi người đều được sinh ra với một nhu cầu cấp thiết cần được trưởng thành đến một mục tiêu nào đó. Thông thường, con người cảm thấy nhu cầu này qua việc học tập, của cải, địa vị và việc thăng tiến. Trong lẽ thật, nhu cầu này có thể được thoả mãn chỉ bằng mối tương giao đúng đắn với Đấng tạo hóa. Nhu cầu này được đáp ứng khi chúng ta ngày càng trở nên giống như Ngài. Khi đó, chúng ta có được mối tương giao thật với Đức Chúa Trời. Nhu cầu hay niềm khao khát trưởng thành trong mỗi con người là một đặc điểm trở thành mong ước theo ý Chúa chỉ khi con người hướng mong ước đó về Cơ đốc nhân trưởng thành.