Thỉnh thoảng Bạn có thể kinh nghiệm sự thất bại và ngã lòng. Nhưng Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta về nguồn năng lực thật sự của Cơ Đốc nhân. Phaolô đã ghi lại lời hứa của Đức Chúa Trời như sau đây: “Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (IICô-rinh-tô 12:9)
Nhiều thế kỷ trước đây, Đức Chúa Trời đã phán cùng dân sự của Ngài rằng: ”Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì Ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ giúp đỡ ngươi, lấy tay hữu công bình Ta mà nâng đỡ ngươi” (Ê-sai 41:10). Đây cũng là lời hứa chắc chắn cho chúng ta hôm nay.
Trong tất cả mọi thử rèn và thách thức mà Bạn phải đối diện, sự hiện diện của Đức Chúa Trời có thể nâng đỡ Bạn.
Trong tất cả mọi thử rèn và thách thức mà Bạn phải đối diện, sự hiện diện của Đức Chúa Trời có thể nâng đỡ Bạn.
Chúng ta thấy lời hứa về sự ban cho năng lực của Đức Chúa Trời trong suốt Kinh Thánh, như trong Châm-ngôn 18:10: “Danh Đức Giêhôva vốn một ngọn tháp kiên cố; kẻ công bình chạy đến đó, gặp được nơi ẩn trú cao.”
Trong khi Bạn học thuộc lòng câu Kinh Thánh ghi nhớ Phi-líp 4:13, hãy mạnh dạn nắm chặt lấy lời hứa về năng lực của Chúa dành cho Bạn trong mọi thách thức và mọi dịp tiện để có thể chứng kiến Chúa hành động trong đời sống hằng ngày của mình.
KHAI TRIỂN PHI-LÍP 4:13
Hãy liệt kê những vấn đề mà Bạn đối diện nhưng không thể thực hiện nếu không có năng lực của Chúa.
_____________________________________________
Theo tinh thần câu Kinh Thánh nầy, chúng ta phải đối diện với những vấn đề nầy như thế nào?
_____________________________________________
“TÔI LÀM ĐƯỢC MỌI SỰ”
1. Hãy đọc ICô-rinh-tô 1:26-31. Tại sao Đức Chúa Trời hay sử dụng những người “bình thường” để làm những việc lớn cho Ngài?
_____________________________________________
2. Theo Giăng 15:5, Chúng ta có thể thực hiện được những gì ngoài Đấng Christ?
Điều kiện ắt có và đủ để kết quả mà Giăng nhắc đến trong Giăng 15:5 là gì?
Điều kiện ắt có và đủ để kết quả mà Giăng nhắc đến trong Giăng 15:5 là gì?
_____________________________________________
3. Ngoài ra, còn có thêm những điều kiện nào để được kết quả mà Giăng đã nói đến trong Giăng 15:7?
_____________________________________________
4. Hãy đọc IICô-rinh-tô 12:9. Chúng ta có nên để cho sự yếu đuối hay thiếu khả năng là nguyên nhân gây nên sự ngã lòng dài hạn không?
_____________________________________________
Tại sao không?
_____________________________________________
5. Phao lô đã cảm tạ Chúa điều gì trong IICô-rinh-tô 2:14?
_____________________________________________
6. Ba ân tứ mà Chúa ban được liệt kê trong IITi-mô-thê 1:7 là gì?
_____________________________________________
“NHỜ ĐẤNG BAN THÊM SỨC CHO TÔI.”
7. Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 15:2, Môise đã mô tả Đức Chúa Trời như thế nào?
_____________________________________________
8. Hãy đọc Nê-hê-mi 8:10. Theo Nê-hê-mi thì nguồn năng lực của chúng ta là gì?
_____________________________________________
9. Trong Thi-thiên 18:1, Đavít đã mô tả Chúa thế nào?
_____________________________________________
Dựa theo Thi-thiên 18:2, hãy liệt kê những lý do tại sao Đavít nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Nguồn Năng Lực?
_____________________________________________
10. Theo Rô-ma 5:8, Đấng Christ đã làm gì cho chúng ta trong khi chúng ta còn là con người tội lỗi?
_____________________________________________
11. Hãy đọc Ê-phê-sô 3:16-19. Đức Chúa Trời thêm năng lực cho chúng ta cách nào?
Kết quả của tiến trình thêm năng lực là gì?
Kết quả của tiến trình thêm năng lực là gì?
_____________________________________________
12. Hãy đọc IITi-mô-thê 4:16-18, IICô-rinh-tô 2:14. Tại sao Chúa đã thêm sức lực cho Phaolô?
_____________________________________________
Qua kinh nghiệm trên, Phaolô đã thêm được lòng tin cậy gì?
_____________________________________________
VIẾT THUỘC LÒNG PHI-LÍP 4:13
_____________________________________________
ÁP DỤNG PHI-LÍP 4:13
Liệt kê một hoạt động, việc làm hay công tác trong tuần đến mà Bạn sẽ luôn luôn cảm thấy cần nắm chắc Lời hứa trong Phi-líp 4:13, và nương nhờ vào sức lực của Chúa cách tích cực.
_____________________________________________