"Vậy, lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công minh cho những người được chọn của Ngài, là người ngày đêm kêu xin Ngài, mà lại trì hoãn cứu giúp họ sao! (câu 7 BHĐTT).
Câu hỏi suy ngẫm: Xin tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn Chúa kể trong Lu-ca 18:1-5. So sánh với Chúa, vị quan có gì giống và khác Chúa? Điểm dạy dỗ chính yếu của câu chuyện là gì? Mức độ kiên trì trong sự cầu nguyện của bạn như thế nào?
Khi chúng ta cầu nguyện, Chúa có thể đáp lời ngay. Người phong trong Ma-thi-ơ 8:1-3, người đầy tớ của thầy đội trong Ma-thi-ơ 8:5-13 và những người mắc các tật bệnh khác trong Ma-thi-ơ 8:14-17 thuộc về trường hợp này.
Tuy nhiên, nhiều khi lời cầu nguyện của chúng ta không được Chúa đáp ứng ngay. Chẳng hạn trường hợp ông Áp-ra-ham và bà Sa-ra trong Cựu Ước, hoặc như ông Xa-cha-ri và bà Ê-li-sa-bét trong Tân Ước. Những gia đình hiếm muộn này cầu xin Chúa cho có con cái để nối dõi tông đường. Tuy nhiên, lời cầu nguyện của họ trong nhiều năm vẫn chưa thấy kết quả. Họ chờ mãi cho đến khi đã quá tuổi sinh con mà vẫn son sẻ.
Trong Lu-ca 18:1-8 Chúa kể câu chuyện người đàn bà góa và vị quan ngang tàng. Vị quan này trên không kính Chúa, dưới không nể người. Nên khi người đàn bà góa đến xin khiếu nại, chắc chắn quan chẳng quan tâm. Tuy nhiên, người đàn bà góa cứ tiếp tục khiếu nại. Vị quan buộc lòng phải giải quyết cho bà ta, không phải vì kiêng nể gì bà, nhưng vì không muốn bị bà quấy rầy thêm. Ông quan tự nghĩ: "Dù ta không kính sợ Đức Chúa Trời, không vị nể ai hết, song vì đàn bà góa này khuấy rầy ta, ta sẽ xét lẽ công bình cho nó, để nó không tới luôn làm nhức đầu ta." Chúa dạy tiếp: "Các ngươi có nghe lời quan án không công bình đó đã nói chăng? Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người được chọn, là người đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại chậm chạp đến cứu họ sao!"
Trường hợp chúng ta đến với Chúa khác với tình cảnh của góa phụ nói trên. Chúa cũng là quan án, nhưng là quan án công minh, phúc hậu. Chúng ta là những người được Chúa chọn, được Chúa yêu, Chúa quý vô cùng. Lời chúng ta cầu xin có giá trị lớn lao trước mặt Chúa. Ngài vui thích nghe lời ấy. Cho nên Ngài không trì hoãn đáp lời cầu xin của chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta phải chờ đợi lâu dài, vì Chúa không đáp lời chúng ta theo thời khắc chúng ta mong đợi. Lý do của sự chờ đợi không phải là vì Chúa quên hay trễ nãi, nhưng vì Chúa khôn ngoan và yêu thương vô cùng, Ngài biết lúc nào là thời điểm tốt đẹp nhất để làm thành lời chúng ta cầu xin. Sự chờ đợi có thể là vì Chúa muốn kết hợp mong ước của chúng ta vào chương trình tổng thể tốt đẹp của Ngài, hay là vì Chúa biết lúc nào chúng ta sẵn sàng để nhận ân phước mà chúng ta xin. Nói cách khác, thời điểm Chúa ban cho luôn là thời điểm tốt đẹp nhất cho chúng ta.
Vấn đề còn lại là chúng ta có kiên trì cầu xin không! Khi thấy Chúa chưa trả lời, chúng ta có nghi ngờ sự thành tín của Chúa không? Có buồn giận, nản lòng, bỏ cuộc, thôi cầu nguyện và vội vàng làm theo ý riêng? Hãy cầu nguyện kiên trì.
Lạy Chúa xin giúp con kiên trì cầu nguyện, chờ đợi ý muốn tốt lành Ngài dành cho con.
Câu hỏi suy ngẫm: Xin tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn Chúa kể trong Lu-ca 18:1-5. So sánh với Chúa, vị quan có gì giống và khác Chúa? Điểm dạy dỗ chính yếu của câu chuyện là gì? Mức độ kiên trì trong sự cầu nguyện của bạn như thế nào?
Khi chúng ta cầu nguyện, Chúa có thể đáp lời ngay. Người phong trong Ma-thi-ơ 8:1-3, người đầy tớ của thầy đội trong Ma-thi-ơ 8:5-13 và những người mắc các tật bệnh khác trong Ma-thi-ơ 8:14-17 thuộc về trường hợp này.
Tuy nhiên, nhiều khi lời cầu nguyện của chúng ta không được Chúa đáp ứng ngay. Chẳng hạn trường hợp ông Áp-ra-ham và bà Sa-ra trong Cựu Ước, hoặc như ông Xa-cha-ri và bà Ê-li-sa-bét trong Tân Ước. Những gia đình hiếm muộn này cầu xin Chúa cho có con cái để nối dõi tông đường. Tuy nhiên, lời cầu nguyện của họ trong nhiều năm vẫn chưa thấy kết quả. Họ chờ mãi cho đến khi đã quá tuổi sinh con mà vẫn son sẻ.
Trong Lu-ca 18:1-8 Chúa kể câu chuyện người đàn bà góa và vị quan ngang tàng. Vị quan này trên không kính Chúa, dưới không nể người. Nên khi người đàn bà góa đến xin khiếu nại, chắc chắn quan chẳng quan tâm. Tuy nhiên, người đàn bà góa cứ tiếp tục khiếu nại. Vị quan buộc lòng phải giải quyết cho bà ta, không phải vì kiêng nể gì bà, nhưng vì không muốn bị bà quấy rầy thêm. Ông quan tự nghĩ: "Dù ta không kính sợ Đức Chúa Trời, không vị nể ai hết, song vì đàn bà góa này khuấy rầy ta, ta sẽ xét lẽ công bình cho nó, để nó không tới luôn làm nhức đầu ta." Chúa dạy tiếp: "Các ngươi có nghe lời quan án không công bình đó đã nói chăng? Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người được chọn, là người đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại chậm chạp đến cứu họ sao!"
Trường hợp chúng ta đến với Chúa khác với tình cảnh của góa phụ nói trên. Chúa cũng là quan án, nhưng là quan án công minh, phúc hậu. Chúng ta là những người được Chúa chọn, được Chúa yêu, Chúa quý vô cùng. Lời chúng ta cầu xin có giá trị lớn lao trước mặt Chúa. Ngài vui thích nghe lời ấy. Cho nên Ngài không trì hoãn đáp lời cầu xin của chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta phải chờ đợi lâu dài, vì Chúa không đáp lời chúng ta theo thời khắc chúng ta mong đợi. Lý do của sự chờ đợi không phải là vì Chúa quên hay trễ nãi, nhưng vì Chúa khôn ngoan và yêu thương vô cùng, Ngài biết lúc nào là thời điểm tốt đẹp nhất để làm thành lời chúng ta cầu xin. Sự chờ đợi có thể là vì Chúa muốn kết hợp mong ước của chúng ta vào chương trình tổng thể tốt đẹp của Ngài, hay là vì Chúa biết lúc nào chúng ta sẵn sàng để nhận ân phước mà chúng ta xin. Nói cách khác, thời điểm Chúa ban cho luôn là thời điểm tốt đẹp nhất cho chúng ta.
Vấn đề còn lại là chúng ta có kiên trì cầu xin không! Khi thấy Chúa chưa trả lời, chúng ta có nghi ngờ sự thành tín của Chúa không? Có buồn giận, nản lòng, bỏ cuộc, thôi cầu nguyện và vội vàng làm theo ý riêng? Hãy cầu nguyện kiên trì.
Lạy Chúa xin giúp con kiên trì cầu nguyện, chờ đợi ý muốn tốt lành Ngài dành cho con.
(theo VietChristian)