§ Về địa lý
Núi Si-ôn ở về phía nam
của thành Giê-ru-sa-lem. Núi Si-ôn trên đất là hình bóng về núi Si-ôn ở
trên trời, như ta thấy trong Khải huyền 14:1-2:
“Tôi nhìn xem, kìa, Chiên Con đứng trên núi Si-ôn
cùng với một trăm bốn mươi bốn nghìn người có danh Chiên Con và danh Cha của
Chiên Con ghi trên trán mình. Tôi nghe một tiếng từ trời như tiếng nhiều dòng nước và
như tiếng sấm lớn. Tiếng tôi nghe giống như tiếng thụ cầm đang dạo bởi các nhạc
sĩ.”.
Có ba ngọn núi chính trong hành trình của dân
Y-sơ-ra-ên:
1. Núi Si-nai.
2. Núi Hếp-rôn.
3. Núi Si-ôn.
Tại núi Si-nai không có kẻ thù nào để dân
Y-sơ-ra-ên đương đầu, nhưng Ca-lép phải đánh bại các con trai A-nác để
chiếm núi Hếp-rôn. Đa-vít phải chinh phục dân Giê-bu-sít để chiếm
Si-ôn.
§
Núi Si-ôn là đồn luỹ cuối cùng và là khó
khăn nhất để chiếm lấy.
Vua Đa-vít đánh bại dân Giê-bu-sít và biến Si-ôn
nên thành phố của ông. Chúng ta đọc trong II Sa-mu-ên 5:6-7: “Vua và
các thuộc hạ tiến đến Giê-ru-sa-lem, đánh người Giê-bu-sít, là dân bản xứ.
Chúng nói với Đa-vít: “Ông sẽ không vào đây được đâu, những người mù và què
cũng đủ sức đánh đuổi ông!” Chúng nghĩ: “Đa-vít sẽ không thể vào đây được.” Nhưng Đa-vít đã
chiếm lấy đồn lũy Si-ôn, đó là thành Đa-vít”. Tuy nhiên, vua Đa-vít chiếm đóng đồn Si-ôn,
nay gọi là thành Đa-vít. Ngày hôm đó, Đa-vít nói: “Tất cả những ai muốn đánh người
Giê-bu-sít, thì hãy theo đường hầm để xuống lấy nước mà đánh những người què và
mù, tức những kẻ thù của Đa-vít.” Vì vậy có câu: “Người mù và kẻ què đều sẽ
không được vào nhà.” Đa-vít ở trong đồn lũy, và đặt tên là thành Đa-vít. Vua xây vách
chung quanh từ Mi-lô trở vào phía trong"
Dân Giê-bu-sít khoe rằng ngay cả nếu những binh
lính của họ mù và què thì Đa-vít và quân đội của ông cũng không
thắng nổi họ. Tuy nhiên, Đa-vít chiếm núi Si-ôn, và thành
Giê-ru-sa-lem, sau khi nhận sự xức dầu lần thứ ba như trong II Sa-mu-ên
5:3 chép“Vậy tất cả các trưởng lão của
I-sơ-ra-ên đến với vua tại Hếp-rôn. Vua Đa-vít lập một giao ước với họ tại Hếp-rôn
trước mặt CHÚA, và họ xức dầu cho Đa-vít làm vua trên Y-sơ-ra-ên.” Đa-vít
đem dân Y-sơ-ra-ên vào sự yên nghỉ trọn vẹn qua việc chinh phục núi
Si-ôn. Chiếm được Si-ôn đòi hỏi sự xức dầu mới!
§
Đa-vít biến
núi Si-ôn thành thủ đô của ông và dựng
một cái trại cho hòm giao ước của Đức Chúa Trời trên núi Si-ôn.
Trọn đời Sau-lơ, hòm giao ước bị bỏ rơi tại
Ki-ri-át Gê-rim. Sau-lơ, vị vua do dân chúng chọn không hề tìm cách đem
hòm giao ước và sự vinh hiển của Chúa đến thành Giê-ru-sa-lem. Chúng
ta đọc trong I Sử ký 13:3 “Rồi chúng ta sẽ rước Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời trở về
với chúng ta, vì trong thời Sau-lơ, chúng ta đã không đến trước Hòm Giao Ước mà
cầu vấn Đức Chúa Trời”. Trong II Sa-mu-ên 6:13-17 ghi lại biến cố
phấn khởi khi Đa-vít và các thầy tế lễ đem hòm đến núi Si-ôn: “Khi
những người khiêng Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va đi được sáu bước, thì Đa-vít
dâng một con bò đực và một con thú béo tốt làm sinh tế. Đa-vít mặc ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức
trước mặt Đức Giê-hô-va. Như thế, Đa-vít cùng toàn thể nhà Y-sơ-ra-ên
rước Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va về giữa tiếng reo hò vui mừng và tiếng kèn
vang dậy. Nhưng khi Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va vào thành Đa-vít thì Mi-canh, con
gái của Sau-lơ, nhìn qua cửa sổ, thấy vua Đa-vít nhảy múa trước mặt Đức
Giê-hô-va, thì trong lòng khinh rẻ vua. Vậy, họ đem Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va
vào đặt ở giữa lều mà Đa-vít đã dựng sẵn; rồi Đa-vít dâng tế lễ thiêu và tế lễ
bình an trước mặt Đức Giê-hô-va”.
Dù
Đa-vít là người chiếm được Si-ôn nhưng Áp-ra-ham có khải tượng về
núi Si-ôn trên trời và thành Giê-ru-sa-lem mới, như Hê-bơ-rơ 11:9-10 chép“Bởi đức
tin, ông cư trú trong đất hứa như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại với
Y-sác và Gia-cốp, là những người đồng thừa kế một lời hứa như ông. Vì ông chờ đợi
một thành có nền móng do Đức Chúa Trời thiết kế và xây dựng”. Dù Áp-ra-ham chưa hề ở tại núi Si-ôn trên
đất, nhưng ông có khải tượng về một Si-ôn trên trời, mà núi Si-ôn trên
đất là hình bóng.
2.
ĐƯỢC
SINH RA TẠI SI-ÔN
Trước
tiên, chúng ta cần biết rằng Chúa muốn đặt khải tượng trên trời trong
hết thảy dân sự của Ngài. Ha-ba-cúc 2:2 nói, “Bấy giờ CHÚA đáp lời tôi, Ngài phán, “Hãy ghi lại khải tượng nầy; Hãy
chép rõ trên các bảng, để người chạy ngang qua có thể đọc được”. Chúng ta
cần một khải tượng rõ ràng đến từ Chúa để nhắm đúng mục đích của
Chúa dành cho đời sống chúng ta.
a. Tầm
quan trọng của khải tượng về Si-ôn
Khải
tượng này sẽ khiến chúng ta nhìn xuyên qua những kinh nghiệm thuộc
linh hiện tại. Nó sẽ nâng đỡ và ban cho chúng ta mục đích trong cuộc
sống. Châm ngôn 29:18 cảnh báo, “Đâu
không có khải tượng dân sẽ buông tuồng thác loạn;….”. Không có khải
tượng, dân sự lang thang suốt đời cách không chủ đích. Vì thế, khải
tượng thuộc linh của một người rất quan trọng. Si-ôn là mục đích cuối
cùng của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta, như sứ đồ Phao-lô nói trong
Hê-bơ-rơ 12:22: “Nhưng anh em đã đến
núi Si-ôn…” Chúa muốn chuyển
giao khải tượng về Si-ôn cho mỗi người trong chúng ta.
b.
Khải tượng về Si-ôn là gì
?
Khải
tượng về Si-ôn là điều gì đó phải được sinh ra trong lòng chúng ta. Về mặt thuộc linh, chúng ta phải được sinh ra ở Si-ôn.
Điều này được nói rõ trong Thi thiên 87:56: “Phải, người ta sẽ nói về
Si-ôn rằng: “Kẻ nầy và
kẻ kia đã sinh ra tại đó”; Chính Đấng Chí Cao
sẽ vững lập Si-ôn. Khi Đức Giê-hô-va ghi các
dân vào sổ Thì Ngài sẽ kể rằng: “Kẻ nầy đã
sinh tại Si-ôn.
Khi
một người dâng đời sống mình cho Chúa, người đó được sinh ra trong gia
đình của Chúa và bản tánh của Chúa được sản sinh trong người ấy.
Người đó biết nơi ở thật của mình không phải là trên đất này, mà
là ở trên trời.
Tương
tự, khi chúng ta sinh tại Si-ôn cách thuộc linh, chúng ta biết rằng sự
kêu gọi thuộc linh cuối cùng của chúng ta là Si-ôn. Chúng ta sống
nhắm đến Si-ôn và cùng ở với Chúa Jesus trong cõi đời đời.
ü Khải
tượng về Si-ôn là khải tượng lấy Chúa
Cứu Thế làm trọng tâm. Sứ điệp về Si-ôn đều nói về Chúa Cứu Thế Jesus và có mối tương
giao mật thiết với Ngài. Khải tượng về Si-ôn có thể được tóm
tắt qua những lời của vua Đa-vít, người sáng lập Si-ôn, trong Thi thiên
27:4: “Tôi đã xin Chúa một điều, là
điều tôi sẽ tìm kiếm. Ấy là tôi được ở trong nhà Chúa đến suốt
đời, để chiêm ngưỡng sự tốt đẹp của Chúa và cầu hỏi trong đền thờ
Ngài”. Khải tượng về Si-ôn nói về việc có sự khát khao và tình
yêu cho Chúa. Khải tượng khiến chúng ta tìm kiếm Ngài, ngắm nhìn vẻ
đẹp Ngài, và ở với Ngài tại Si-ôn. Nếu bạn theo đuổi mối quan hệ
như thế với Chúa thì bạn đang nhắm tới Si-ôn! Phần thưởng để đến
được Si-ôn là chính Chúa Cứu Thế. Ngài là phần thưởng của ơn kêu
gọi cao cả này (xem Phi-líp 3:8)
ü Khải
tượng về Si-ôn là có một mối quan
hệ tiến triển không ngừng với Chúa Cứu Thế. Làm thoả thích tấm
lòng của Chàng Rễ thiên thượng như đã nói trong Nhã-ca 7:10: “Tôi thuộc về người yêu tôi, và chàng
khao khát tôi tha thiết”. Đời sống Cơ đốc nhân phải luôn nói về
Chúa Cứu Thế. Ngài phải là trọng tâm và là mục đích của cuộc sống
chúng ta.
Chúng
ta nhấn mạnh tầm quan trọng của Si-ôn bởi vì ấy là nơi ngự của Chúa
Cứu Thế và cũng là nơi mỗi Cơ đốc nhân khao khát được ở đó. Ấy là
nơi Ngài đã chọn bởi vì Ngài thoả vui nơi đó. Vì thế, Si-ôn phải là
sự thoả thích và theo đuổi của chúng ta.
Nếu
bạn muốn có điều tốt nhất của Chúa cho đời sống bạn, bạn nên theo
đuổi Si-ôn, ngay cả bạn không hiểu hết. Si-ôn là điều tốt nhất của
Chúa. Ở với Chúa tại Si-ôn là phần thưởng của ơn kêu gọi trên trời
của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Jesus (Phi 3:14). Nhiều cơ đốc
nhân muốn điều tốt nhất của Chúa dành cho đời sống họ, họ không
nhận biết rằng ấy là Si-ôn thuộc linh.
c. Lời
kết
Khải
tượng về Si-ôn là từng bước, cũng
như đời sống Cơ đốc nhân là tiến trình tăng trưởng. Khải tượng về
Si-ôn trước hết phải sinh trong lòng chúng ta. Rồi nó phải lớn lên.
Chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng khải tượng Si-ôn trong lòng NẾU
KHÔNG nó sẽ từ từ chết đi, cũng như
một đứa bé không được nuôi dưỡng cuối cùng sẽ chết.
Vì
thế, nếu Đức Chúa Trời đã sản sinh khải tượng Si-ôn trong lòng bạn,
bạn không được phép dừng tại đó. Đó mới chỉ là khởi đầu. Bại phải
học hỏi và kinh nghiệm sứ điệp Si-ôn từ Kinh thánh để nó phát triển
đầy đủ trong đời sống bạn.