Có hoạn nạn hay thử thách trong đồng vắng và dân Y-sơ-ra-ên đã thất
bại hết đủ mười. Chúa phán trong Dân 14:22-23 “Tất cả những người đã thấy
vinh quang và phép lạ Ta đã làm tại Ai Cập và trong hoang mạc rồi, nhưng đã thử
Ta mười lần, cũng như không vâng lời Ta, thì chẳng một ai trong họ sẽ thấy xứ
mà Ta đã thề hứa ban cho ông cha họ. Không người nào khinh thường Ta mà được thấy
xứ đó.”
Việc ôn lại mười thử thách của dân
Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng rất quan trọng bởi vì chúng ta cũng sẽ đối
diện cùng những thử thách đó trong đời sống Cơ đốc nhân. Chúa Giê-xu là khuôn mẫu cho đời
sống của chúng ta: sau khi chịu Báp têm, Ngài vào đồng vắng 40 ngày. “Sau đó, Thánh Linh đem Đức Chúa Jêsus vào hoang mạc để chịu ma quỷ cám
dỗ.” Ma-thi-ơ 4:1. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên vượt Biển đỏ, họ vào
đồng vắng 40 năm. Trong bước đường theo Chúa chúng ta cũng sẽ trải qua
những kinh nghiệm hoạn nạn trong đồng vắng.
Tại nơi đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên đã bị thất bại trong
chín lần thử thách đầu tiên, nên lẽ tự nhiên họ cũng sẽ bị thất
bại trong lần thử thách thứ mười tại Ca-đe. Dân Y-sơ-ra-ên đặt mình
cho sự thất bại. Nếu một sinh viên rớt chín kỳ thi đầu thì lẽ đương
nhiên anh ta sẽ có cơ may rớt luôn kỳ thi thứ mười.
Mỗi thử thách phải là một viên đá lót đường để đi lên
cao hơn trong Chúa. Tuy nhiên, bởi vì dân Y-sơ-ra-ên thất bại trong thử
thách của họ, vì vậy những thử thách đó trở thành đá cản đường
khiến họ không tiếp tục bước đi với Chúa. Vì thế, chúng ta phải nhờ
cậy Chúa vượt qua thử thách và hoạn nạn mà chúng ta trải qua để
chúng ta thành công trong cuộc sống.
1.
Sự
chống đối từ thế gian:
Khi
dân Y-sơ-ra-ên rời Ai cập, vua Pha-ra-ôn đuổi theo họ và tìm cách bắt
họ trở về Ai cập để làm nô lệ. Khi
chúng ta bước đi với Chúa Giê-xu thật sự, sẽ có những sự chống đối
khóc liệt từ nơi người thân, gia đình, hàng xóm, bà con họ tộc. Hoặc
sẽ có những bạn bè củ thế gian tìm cách dụ dỗ, kéo chúng ta trở
lại con đường tội lỗi cũ. Ma quỷ dùng những sự khó khăn này để cản
trở đường chúng ta đi với Chúa nhưng chúng ta phải nhớ rằng nếu Đức
Chúa Trời không cho phép thì chẳng có một quyền lực nào có quyền trên
chúng ta. Đức Chúa Trời cho phép những sự khó khăn này xảy ra, nhằm mục
đích luyện tập đức tin của chúng ta và tạo điều kiện để đức tin
của chúng ta được gia tăng.
Sự
hiểu biết này quan trọng biết bao cho chúng ta ngày nay là những
người đang bước đi với Chúa. Nó giúp cho chúng ta có được một tầm
nhìn mới khi chúng ta đối diện với những sự chống đối khóc liệt từ
nơi người thân trong gia đình của mình: sự nản lòng, thất vọng không
còn trong chúng ta nữa. Trái lại chúng ta càng vui mừng trong Chúa vì
biết rằng Ngài đang luyện tập đức tin của chúng ta và Ngài muốn đức
tin của chúng ta được gia tăng.
2.
Nước
đắng:
Tại
Ma-ra, dân Y-sơ-ra-ên gặp phải nước đắng. Mỗi tín hữu sẽ chịu những
kinh nghiệm và thất vọng đắng cay. Chìa khóa để chiến thắng sự cay
đắng là đem những cay đắng của chúng ta đến thập tự giá của Chúa Cứu
thế.
3.
Đói:
Trong
đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên trải qua cơn đói. Điều này tiêu biểu cho
những thử thách về tài chánh. Chúng ta sẽ kinh nghiệm nhiều lần khi
chúng ta không có đủ tiền hay đồ đạt mà chúng ta thật sự có cần.
4.
Khát:
Dân
Y-sơ-ra-ên chịu khát trong đồng vắng. Điều này tiêu biểu cho những kinh
nghiệm khô khan và chán nản.
5.
Thờ
thần tượng:
Trong
Xuất 32, dân Y-sơ-ra-ên làm tượng con bò vàng và thờ lạy nó. Đức Chúa
Trời muốn ngay từ những ngày đầu tiên theo Chúa, dân Y-sơ-ra-ên phải từ
chối và tiêu diệt mọi thứ có liên quan đến hình tượng. Và Ngài muốn
dân sự Ngài phải hiểu rằng sự ngoại tình có tác động thế nào đến cuộc
hôn nhân thì việc thờ hình tượng sẽ có tác động thể đó trong giao
ước với Chúa.
Nhiều
Cơ đốc nhân ngày nay có thần tượng trong lòng họ (Ê xê chi ên 14:3).
Bất cứ điều gì thế chổ cho sự nương cậy vào Chúa hay đặt một người
hay một điều gì đó cao hơn tình yêu thương đối với Chúa, thì đó là
thần tượng. Đức Chúa Trời vô cùng gớm ghiếc hình tượng vì vậy trước
khi thân thể chúng ta muốn nhận được sự chữa lành, trước khi những
mối quan hệ đổ vỡ trong gia đình của chúng ta muốn được hàn gắn lại
thì những hình tượng trong đời sống của chúng ta phải được hủy phá.
6.
Sự than
phiền:
Sự
trưởng thành thuộc linh có được khi chúng ta trải qua những hoạn nạn
thử thách và lòng tin cậy Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta vượt qua. Dân
Y-sơ-ra-ên liên tục than phiền về hoàn cảnh của họ. Sự phàn nàn khi
cuộc sống trở nên khó khăn là một dấu hiệu của sự non kém thuộc
linh. “Hãy làm mọi việc không một tiếng
cằn nhằn hay lưỡng lự”. Phi-líp 2:14
7.
Vô ơn:
Dân
Y-sơ-ra-ên không hề học cảm tạ Chúa. Họ không biết ơn về Ma-na Ngài
cung ứng cho họ. Họ muốn ăn thịt. Sự vô ơn là bước đầu tiên dẫn đến
sự sa ngã (Rô 1:21). Phao-lô nói trong Cô lô se 3:15 “Hãy để sự bình an của Đấng
Christ ngự trị lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến trong một thân
thể, và hãy tỏ lòng biết ơn.”
8.
Sự tham
ăn:
Dân
Y-sơ-ra-ên đòi ăn thịt và Chúa đã ban chim cút cho họ. Trong Dân 11:32
cho thấy Đức Chúa Trời đã đem chim cút đến cho họ với một lượng dầy
đặc, cách mặt đất chừng 1 mét. Dân Y-sơ-ra-ên đã phải bỏ ra hai ngày
và một đêm để bắt số chim cút đó. Một người bắt ít nhất cũng là
10 hô me thịt chim cút, tương đương với 60 giạ thịt. Đức Chúa Trời bảo
sẽ cung cấp cho họ đủ thịt ăn đến một tháng trọn.
Khi
Đức Chúa Trời thật sự muốn đoán phạt người ta, Ngài sẽ để cho họ làm
theo ý riêng của họ. “Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô
uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa” Rô
1:24. Dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu tham ăn thịt, thấy sung sướng quá đỗi vì
sự thèm ăn của mình đã được đáp ứng thỏa mãn; nhưng sự trừng phạt
của Đức Chúa Trời đã giáng xuống giết chết nhiều người trong số họ.
(Dân 11:33). Môi-se gọi đó là nơi “người ta chôn dân sự sanh lòng tham muốn”.
Do
sự tham ăn, dân Y-sơ-ra-ên phải bỏ mạng. Dân Y-sơ-ra-ên bị thất bại vì
họ đã không dâng sự thèm muốn xác thịt lên cho Chúa và cậy ơn của
Chúa để đắc thắng sự thèm muốn đó. Chúng ta phải nhờ quyền năng của
Chúa để chiến thắng sự tham ăn, cùng đủ mọi thứ ham muốn xấu xa
khác.
9.
Sự chỉ
trích:
Dân
Y-sơ-ra-ên liên tục chỉ trích người lãnh đạo của họ là Môi-se và
A-rôn. Ngay cả A-rôn và Mi-ri-am cũng chỉ trích Môi-se. Hậu quả:
Mi-ri-am bị phung. Hành trình dân Y-sơ-ra-ên bị tạm dừng lại cho đến
khi Mi-ri-am nhận được sự chữa lành. Tội lỗi của Mi-ri-am làm ảnh
hưỡng đến hội chúng Y-sơ-ra-ên. Tội lỗi kín giấu của một cá nhân,
dù rằng mọi người không biết cũng sẽ làm ảnh hưỡng đến gia đình và
Hội thánh.
10. Sự vô tín:
Dân Y-sơ-ra-ên thất bại trong sự thử
thách cuối cùng tại Ca-đe, ở về phía bên phải biên giới của xứ hứa.
Mười thám tử tiêm nhiễm sự sợ hãi và vô tín cho cả hội chúng. Hê bơ
rơ 3:19 “Vậy, chúng ta thấy những người ấy không thể vào đó được vì vô tín.”
Chúng ta phải dùng đức tin chiến thắng sự vô tín.
Câu hỏi
Khoanh
tròn câu trả lời đúng nhất:
1.
Sau khi chịu Báp têm, Chúa Giê-xu vào đồng vắng bao nhiêu
ngày?
a. 10 ngày b. 20 ngày c. 40 ngày
2.
Sau khi dân
Y-sơ-ra-ên vượt Biển đỏ, họ vào đồng vắng bao nhiêu năm?
a. 40 năm b. 25
năm c. 30 năm
3. Trong
bước đường theo Chúa, chúng ta không phải trãi qua hoạn nạn hay khó
khăn nào.
a.
Đúng b. Sai
4. Khi
trãi qua 10 thử thách trong đồng vắng, dân Y-sơ-ra-ên đã:
a.
Thất bại b. Thành công
5. Khi
chúng ta bước đi với Chúa Giê-xu thật sự, sẽ có những sự chống đối
khóc liệt từ nơi người thân, gia đình của mình.
a.
Đúng b. Sai
6.
Qua 10 thử thách trong đồng vắng, bạn đã đắc thắng được bao nhiêu
điều, còn thử thách nào bạn đã thất bại? Hãy nói thật với Chúa về
tình trạng của chính mình và xin Chúa ban cho năng lực để chính bạn
có thể đắc thắng và vượt qua được 10 điều thử thách đó.
(Phần
trả lời câu hỏi số 6 này bạn hãy trả lời trực tiếp với Chúa, không
cần phải ghi ra giấy).