Các quan xét 15:20–16:21
Mở ra bất kỳ thùng đựng đồ nghề nào của ngư dân quý vị sẽ thấy bên trong đầy dẫy các loại mồi bẫy; những sợi dây câu sáng bóng và những lưỡi câu, được tóm cẩn thận. Có thể có một vài con cá tuế bạc được làm bằng loại nhựa thơm để thả nổi trên mặt nước, có những con sâu bằng nhựa nặng nhiều màu sắc khác nhau móc vào lưỡi câu được che giấu bên trong, lắc lư hướng dọc theo phía dưới đáy lướt qua rong rêu.
Mục đích của toàn bộ công việc được chuẩn bị kỷ lưỡng này là để nhử vài con cá lớn nghĩ rằng đấy miếng mồi ngon. Nhưng khi nó cắn câu rồi, thì nó trở thành một món ăn tươi ngon trong thực đơn của một gia đình hôm đó! Cho dù là giả hay thật, miếng mồi đều có mục đích là quyến rủ bản tính tự nhiên của con cá – mục đích của nó là để cám dỗ. Cám dỗ!
Từ cám dỗ đó, được tìm thấy trong Giăng 1:14 ở trong một hình ảnh mà tất cả những người câu cá đều có thể liên hệ đến. Câu Kinh Thánh đó như sau: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình.” Tiếng Hy Lạp có nghĩa là “quyến rủ với miếng mồi,” tạo ngay ra hình ảnh về một con cá đang rượt theo mồi trong trí. Đang khi đàn cá bơi lội trong dòng sông, lướt qua con rạch, xuyên qua những lùm cây, cành lá đóng rong rêu và cỏ dại phủ đầy bùn, và nhìn thấy con mồi giả tuế bạc nhởn nhơ lội qua. Vảy của nó nhận tia sáng mặt trời và chuyển ánh sáng phản chiếu vào trong đôi mắt con cá đang chờ mồi. Đó là toàn bộ những gì cần thiết của việc nhử mồi. Trong chớp mắt nhanh như tên phóng, con cá đớp lấy miếng mồi, và rồi vùng vẫy đang khi bị người thợ câu kéo lên.
Kinh Thánh thuật lại câu chuyện về việc Sam-sôn bị quyến rũ bởi nàng Đa-li-la cũng đã dùng từ dụ dỗ. Quý vị tìm thấy từ đó trong Cac 16:5. Giống như một con cá đói háu ăn, không nghi ngờ chi hết, Sam-sôn lực lưỡng bị thu hút, rung động bởi sức quyến rũ của nàng Đa-li-la. Ngây ngô khờ khạo đớp lấy miếng mồi, lưỡi câu mắc vào miệng, hậu quả nghiêm trọng xảy ra và cuộc đời của Sam-sôn dũng mãnh kết thúc trên cây xà ngang của người Phi-li-tin.
Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu tiếp cuộc đời của Sam-sôn qua câu chuyện được ghi lại trong Các Quan xét đoạn 14. Tôi muốn bắt đầu từ câu 7.
Các quan xét 14:7-17
“Vậy, người đi xuống, nói cùng người nữ, người nữ đẹp lòng Sam-sôn. Sau một ít lâu, người trở lại đặng cưới nàng; đi vòng lại xem cái thây sư tử, thấy trong xác nó có một đoàn ong và mật. Người bụm mật trong tay, vừa ăn vừa đi. Đến gần cha mẹ, người đưa cho cha mẹ ăn, nhưng chẳng thuật lại rằng mình đã thấy mật đó trong thây sư tử. Cha người đi xuống nhà người nữ ấy, và tại đó Sam-sôn bày ra một tiệc. Ấy là thường tục của các gã thanh niên hay làm. Vừa thấy chàng, người ta bèn mời ba mươi gã thanh niên để kết bạn cùng chàng. Sam-sôn nói: Tôi sẽ ra cho anh em một câu đố; nếu trong bảy ngày tiệc, anh em giải nó ra, thì tôi sẽ thưởng anh em ba mươi cái áo trong và ba mươi bộ áo lễ; còn nếu anh em không giải nó ra được, thì anh em phải nộp cho tôi ba mươi cái áo trong, và ba mươi bộ áo lễ. Chúng đáp rằng: Hãy ra câu đố anh cho chúng tôi nghe. Vậy, chàng ra cho chúng rằng: Của ăn từ giống ăn mà ra; vật ngọt từ giống mạnh mà ra. Trong ba ngày chúng không giải được câu đố. Đến ngày thứ bảy, chúng nói cùng vợ Sam-sôn rằng: Hãy dụ chồng nàng giải đáp câu đố cho chúng ta; bằng chẳng, chúng ta sẽ đốt nàng và nhà cha nàng. Có phải để bóc lột chúng ta mà các ngươi thỉnh chúng ta chăng? Vợ Sam-sôn khóc trước mặt người mà rằng: Quả thật, chàng ghét tôi, chẳng thương tôi chút nào: chàng đã ra một câu đố cho người dân sự tôi, mà không có giải nghĩa cho tôi. Người đáp: Kìa, ta không có giải nghĩa cho cha mẹ ta thay, mà ta lại phải, mà ta lại giải nghĩa cho nàng sao? Trong bảy ngày ăn tiệc nàng cứ khóc như vậy trước mặt người. Qua ngày thứ bảy, người giải nghĩa cho nàng, bởi vì nàng làm cực lòng người. Đoạn, nàng giải lại cho người dân sự mình.”
Các quan xét 15:20-16:21 cũng đang nói về Sam-sôn, “Nhằm thời kỳ dân Phi-li-tin quản hạt Y-sơ-ra-ên, thì Sam-sôn làm quan xét nơi Y-sơ-ra-ên trọn hai mươi năm. Sam-sôn đi đến Ga-xa, thấy một kỵ nữ ở đó, bèn đi vào nhà nàng. Người ta thuật lại cho dân Ga-xa rằng: Sam-sôn đã đến đây. Chúng bèn vây người và rình giữ trọn đêm tại cửa thành. Cả đêm ấy, chúng giữ yên lặng, mà rằng: Rựng sáng, chúng ta sẽ giết hắn. Sam-sôn ở ngủ cho đến khuya. Lối khuya, người thức dậy, nắm hai cánh cửa thành và hai cây trụ, nhổ nó lên luôn với cây then, vác trên vai, và đem lên chót núi đối ngang Hếp-rôn. Sau đó, người yêu mến một người nữ trong trũng Sô-réc, tên là Đa-li-la. Các quan trưởng Phi-li-tin đến nhà nàng, mà rằng: Hãy rán dụ dỗ hắn, hầu cho biết bởi đâu hắn có sức mạnh lớn lao kia, và chúng ta phải làm thế nào cho được thắng hơn, trói và bắt hắn phục. Chúng ta ai nấy sẽ thưởng cho nàng mười một trăm miếng bạc. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Tôi xin chàng hãy nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh lớn lao, và phải dùng chi trói chàng đặng bắt phục chàng? Sam-sôn đáp: Nếu người ta trói tôi bằng bảy sợi dây cung tươi và còn ướt, thì tôi sẽ trở nên yếu đuối như một người khác. Các quan trưởng Phi-li-tin đem cho Đa-li-la bảy sợi dây tươi và còn ướt, nàng lấy trói người. Vả, tại trong phòng ở nhà nàng có binh phục. Nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Song người bứt những sợi dây như sợi chỉ gai đứt khi đụng đến lửa. Như vậy, căn nguyên sức mạnh người chẳng tìm ra được. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Nầy chàng đã gạt tôi, nói dối cùng tôi. Xin bây giờ hãy tỏ cho tôi phải lấy chi trói chàng? Người đáp: Nếu người ta cột ta bằng dây lớn mới, chưa hề có ai dùng, thì ta sẽ trở nên yếu như một người khác. Vậy, Đa-li-la lấy dây lớn mới, trói Sam-sôn rồi nói rằng: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Vả, có binh đương phục trong một phòng. Nhưng người bức những sợi dây lớn trói cánh tay, y như một sợi chỉ vậy. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Chàng gạt tôi và nói dối tôi đến bây giờ. Vậy. xin hãy nói cho tôi biết phải trói chàng bằng chi. Người đáp: Nàng cứ dệt bảy lọn tóc thắt của đầu ta vào trong canh chỉ của nàng. Đa-li-la lấy con sẻ cột chặt lại, rồi la rằng: Ớ, Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm người! Nhưng người thức dậy, nhổ con sẻ của khung cửi luôn với canh chỉ. Bấy giờ, nàng mới nói rằng: Làm sao chàng nói được rằng: Tôi yêu nàng! bởi vì lòng chàng chẳng thành cùng tôi? Chàng đã gạt tôi ba lần, và chẳng nói cho tôi biết bởi đâu có sức lực lớn của chàng. Mỗi ngày nàng lấy câu hỏi ghẹo lòng rối trí người, đến đỗi người bị tức mình hòng chết. Người bèn tỏ hết sự lòng mình mà rằng: Dao cạo chẳng hề đưa qua đầu ta, vì từ trong lòng mẹ, ta đã làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời. Nếu ta bị cạo, sức lực ta sẽ lìa khỏi ta, ta tất trở thành yếu như người khác. Đa-li-la thấy nguời đã tỏ hết sự lòng cho mình, sai mời các quan trưởng Phi-li-tin, mà rằng: Lần nầy hãy lên, vì hắn tỏ hết sự lòng cho tôi. Vậy, các quan trưởng Phi-li-tin đi lên nhà nàng, đem bạc trong tay. Nàng khiến Sam-sôn nằm ngủ trên đầu gối mình, gọi một người, biểu cạo bảy mé tóc trên đầu chàng. Như vậy, nàng khởi làm khốn khổ người, sức lực bèn lìa khỏi người. Bấy giờ nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Người thức dậy mà rằng: Ta sẽ ra như các lần trước, và gỡ mình cho thoát khỏi tay chúng nó! Nhưng người chẳng biết rằng Đức Giê-hô-va đã lìa khỏi mình. Người Phi-li-tin bắt người, khoét con mắt, đem xuống Ga-xa, rồi trói người bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xay cối trong ngục.”
Chúng ta ôn lướt lại Phần I, câu chuyện có liên quan đến Sam-sôn, một người làm nên sự vĩ đại, có sức lực mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng phi thường, nhưng cuộc đời của ông kết thúc thảm thương như một nạn nhân của sự đam mê của mình. Như quý vị thấy, thế giới mà Sam-sôn sống có rất nhiều điều giống như của chúng ta ngày nay. Tôi nhận thức rằng không phải chúng ta đối mặt với người Phi-li-tin xưa. Chúng ta không kêu gọi giải phóng dân tộc như người thanh niên đó. Nhưng, về cơ bản, áp lực mà anh ta đối diện thì rất giống những gì chúng ta đối diện ngày nay.
Chúng ta đã nhắc đến vài lần trong loạt bài học về việc đứng vững một mình, rằng mạng lưới của thế gian có bốn mục tiêu căn bản có thể được diễn tả trong bốn từ: danh, lợi, quyền, và thú vui. Nếu quý vị muốn bước hòa nhịp với thế gian, chắc chắn quý vị cũng sẽ muốn trở nên giàu có, hoặc được nổi tiếng, hoặc ở vị thế chỉ huy, hoặc thỏa mãn mọi ước muốn của mình. Thành thật mà nói thì không dễ dàng để sống trong một thế giới có mạng lưới hiệu quả như thế.
Ông Jonathan Swift đã viết câu chuyện giả tưởng nhiều năm trước đây, nói về Cuộc phiêu lưu của Gulliver. Đó là câu chuyện hấp dẫn nói về một người đàn ông vì một vài nguyên nhân nào đó đã bị lạc trên một hòn đảo do những người lùn và những sinh vật nhỏ chiếm đóng. Và những người lùn tí hon đó không có khả năng hay sức lực để bắt Gulliver. Bất cứ sợi dây tơ nhỏ bé nào của họ khi quấn quanh thân thể của người đàn ông đều cũng bị đứt cách dễ dàng. Nhưng trong một cơ hội, trong giây phút thiếu cảnh giác, ông ta đã ngủ say. Và quý vị có thể đoán ra rồi, họ bắt đầu quấn ông ta bằng từng sợi dây chỉ nhỏ, từng sợi một, giống như một mạng nhện, cho đến khi ông ta tỉnh giấc và thấy mình đã mắc vào bẫy, không thể thoát ra được nữa. Ông ta trở thành một nạn nhận bị bắt với một cái bẫy rất đơn sơ.
Mỗi con cái Chúa đều có quyền năng cần thiết của Ngài ở bên trong để chống lại sự tấn công giữ dội của kẻ thù. Nhưng hôm nay, tôi muốn nói với một số quý vị rằng quý vị đang thấy chính mình giống như ông Gulliver. Quý vị không muốn thừa nhận nó. Nó là một điều xấu hổ. Quý vị mong rằng nó không lộ ra. Nhưng có những lãnh vực trong nhiều cuộc đời trong quý vị đang lắng nghe đã và đang bị vướng trong bẫy.
Có lẽ trong số bốn trận chiến, trận chiến khó khăn nhất để đối phó nhất là trận chiến xác thịt, lãnh vực khoái lạc, là điều mà chúng ta tìm thấy trong bài học cuộc đời của Sam-sôn – toàn bộ lãnh vực của sự cám dỗ về ham muốn nhục dục. Có người chiến đấu với tình dục đồng giới tính, quan hệ không hợp pháp ngoài hôn nhân, mặc dù ngay cả quý vị đã hứa nguyện chung thủy cho đến răng long tóc bạc. Một số khác trong quý vị thấy chính mình đang bị mắc trong bẫy, mặc dù quý vị chưa kết hôn nhưng có sự thông dâm, với biết bao cuộc hò hẹn, hay trong những cuộc vui quá trớn giữa trai gái. Và quý vị đã khám phá rằng nó là một trận chiến không ngừng nghỉ. Điều đó không ngày càng dễ dàng hơn, nhưng nó ngày càng khó hơn nữa (AIFL-828, TS). Mạng lưới của thế gian nói rằng: “Hãy xem, nếu cảm thấy tốt, hãy làm đi. Nó chỉ là khuynh hướng tự nhiên thôi. Hãy để nó xảy ra. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ thấy sự được thoải mái.”
Trong một bài thánh ca xưa có câu: “Bạn có được tự do thoát khỏi gánh nặng tội lỗi không? / Có quyền năng trong huyết.” Thật ra, cả câu đầu đều bắt đầu với câu: “Bạn có tự do không? Bạn có tự do không?” Quý vị thấy đấy, đó là sự thật. Nếu quý vị thật sự muốn làm nô lệ, hãy để sự thôi thúc của ham muốn tự do hành động trong quý vị. Quý vị sẽ bị nô lệ. Nó sẽ không giải phóng quý vị, mà nó sẽ bắt quý vị làm nô lệ.
Tấm gương tiêu biểu nhất là Sam-sôn, một người có nhiều lợi điểm. Thật sự thì tôi cũng đã liệt kê ra ba điều mà chúng ta đã học lần trước về chủ đề nầy. Những hoàn cảnh thuận lợi của Sam-sôn là: Sự sinh ra của ông được loan báo từ thiên thượng; kế hoạch cho cuộc sống của ông được thiết lập; và cha mẹ của ông là người tin kính. Ồ! Đó há không phải là điều vĩ đại sao quý vị?
Một số người trong chúng ta đã trãi rộng mức độ tối đa của đức tin của mình, để khám phá những gì trong chương trình của Đức Chúa Trời cho cuộc đời của mình? Tuần nầy tôi vừa nói chuyện với một phụ nữ sắp bị tuyệt vọng. Chị ấy đã cố thử cách nầy, cố thử cách kia. Tiếp tục đi trước Chúa trong lãnh vực nầy, lãnh vực khác, và trong mỗi một công việc chị cố thử đều gặp cánh cửa đóng lại. Chị hoàn toàn không biết ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời của chị là gì cả. Chị thật sự đang tranh chiến. Hầu như chị đổ nước mắt suốt thời gian nói chuyện với tôi.
Đối với Sam-sôn thì không có gì phải thắc mắc cả. Chương trình của Đức Chúa Trời cho ông được chép trong Các quan xét 13:5, đã nói cho cha mẹ của ông trước khi ông sinh ra, “… Nó sẽ giải cứu Is-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin.”
Không phỏng đoán, không búng đồng tiền sấp ngửa, không bàn bạc với thấy tế lễ. Sam-sôn đơn giản chào đời trong một chương trình đã sắp đặt sẵn cho ông. Điều đó há không vĩ đại nếu như Đức Chúa Trời tỏ cho cha mẹ quý vị về chương trình của Ngài trên cuộc đời của quý vị là gì sao? Và từ những ngày đầu rất sớm đó, họ có thể chuẩn bị cho quý vị theo kế hoạch đó. Và họ là những người tin kính. Quý vị thấy, quý vị sẽ không nghĩ rằng một người mà đã sống buông thả như Sam-sôn đã sống, mà lại có được bậc cha mẹ là người tin kính Chúa.
Cách đây nhiều năm, dân chúng sống tại vùng Boston luôn ở trong sự phập phòng, lo sợ vì một kẻ quẫy phá ở Boston được thả lỏng. Nhiều người trải qua những đêm mất ngủ. Cuối cùng thì hắn bị bắt. Mọi người lúc đó đều theo dõi diễn tiến phiên tòa xử hắn được đăng trên báo chí với sự quan tâm không ngớt. Trong trường hợp, viên luật sư biện hộ hy vọng nhận được sự ân xá cho thân chủ mình, nên yêu cầu phạm nhân nầy mô tả lại hoàn cảnh, đời sống gia đình của hắn ta. Người ta không bao giờ quên câu chuyện mà hắn đã kể. Hắn nói rằng hắn luôn nhớ việc cha hắn đã bức ép mẹ hắn phải ngồi trên một cái bàn trong nhà bếp, và trong một hành động tàn bạo cha hắn đã bẻ gãy tất cả các ngón tay trên cả hai bàn tay của bà mẹ, và mẹ hắn đã phải sống suốt đời còn lại với hai bàn tay tật nguyền.
Nhưng Sam-sôn đến từ trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt điều đó. Quý vị có thể nghĩ một người đã sống trong sự buông thả và từng trãi nhục dục như thế chắc phải xuất thân từ loại bối cảnh giống như câu chuyện vừa kể. Nhưng không phải vậy. Chàng có cha mẹ là người yêu mến Chúa tha thiết với tất cả tấm lòng, linh hồn, và trí não. Nhưng Sam-sôn đã phát triển vài đặc tính không tốt. Mời quý vị hãy chú ý điều nầy. 14:1 bắt đầu: “Sam-sôn đi xuống Thim-na, thấy một người nữ trong vòng các con gái Phi-li-tin. Vì vậy người đã trở lại thuật điều đó cho cha mẹ mình, mà rằng: Con có thấy một người nữ tại Thim-na. . .”
1. Nói đến lối sống của Sam-sôn, câu nói đầu tiên được ghi nhận là, “Con thấy một người nữ.” Cho nên tính chất không thuận lợi đầu tiên của Sam-sôn là ông chú tâm vào đối tượng sai. Chúng ta đã nói đến điều nầy trước đây, cho nên tôi xin thông qua. Tiêu điểm của ông hoàn toàn thuộc về vật chất. Người nữ nầy không hề được biết tên, chỉ được gọi là “người nữ tại Thim-na.” Nàng là một phụ nữ Phi-li-tin. Chính xác là nàng không hề có đức tinh và di sản thuộc linh. Nếu có bất cứ điều khác biệt nào, thì tôi tin chắc trước giả đã nhắc đến rồi. Sam-sôn không nói đến điều đó, thậm chí cũng không chú ý đức tính của nàng nữa. Ông thiếu quan sát xem người nữ nầy thuộc hạn người nào. Ông không cần biết đến. Ông chỉ ham muốn thân thể của nàng mà thôi. Đó là lý do tại sao câu 3 ghi lại như sau, “Chàng nói với cha mẹ… và cha mẹ người nói rằng: Trong vòng các con gái của anh em con và trong cả dân sự chúng ta, há chẳng có người nữ nào, mà con phải đi cưới vợ dân Phi-li-tin chẳng chịu cắt bì đó sao? Sam-sôn đáp cùng cha rằng: Xin cha hãy cưới nàng đó cho con, vì nó đẹp mắt con.”
Câu 7, Vậy, người đi xuống nói cùng người nữ và nàng đẹp lòng Sam-sôn. Không có một người đàn ông nào đang lắng nghe tôi hôm nay mà không hiểu được những gì thúc đẩy trong lòng của Sam-sôn. Mặc dù nó có the rất để đối phó, nhưng thưa quí ông, nó đang ở đó.
Các nhà tâm lý bảo chúng ta rằng có hai sự thúc đẩy to lớn, hầu như cái nầy tương đương với cái kia. Sự thúc đẩy mạnh hơn hết trong hai điều đó là sự thúc đẩy của việc tự bảo tồn. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để tồn tại. Có nhiều trường hợp ghi nhận nơi đội cứu nguy đã tìm thấy những cá nhân đã ăn những thứ không thể tin được và đã uống những thứ khó tin nhất chỉ để được sống còn. Nhưng sự thúc giục lớn thứ hai trong chúng ta là sự thúc giục liên hệ đế đời sống tình dục, sự thúc đẩy duy trì nòi giống. Và toàn bộ lĩnh vực trong đời sống tình dục là trạng thái mãnh liệt tự nhiên.
Tiếp theo đó chúng ta cũng đã nhắc đến những lời nói của bác sĩ James Dobson về việc có sự khác nhau giữa sự thúc đẩy trong người đàn ông và người đàn bà. Vì tính tự nhiên của nó, tôi muốn lập lại lần nữa. Để bắt đầu với, ông nhắc đến cả hai. “Đầu tiên, người đàn ông được thích thú bởi sự kích thích của thị giác; còn người nữ do sự va chạm. Thứ đến, người đàn ông thì rất thiếu phán đoán trong sự thúc đẩy của tình dục; còn người nữ thì sáng suốt quá mức. Hầu như người đàn bà không thể nào có được sự quan hệ thoải mái với một người mà nàng không yêu thương, tôn trọng và vui vẻ, sâu xa và tràn ngập xúc cảm.”
Bác sĩ Dobson đưa ra một quan điểm mà tôi muốn trích đoạn nay sách của ông ta. Ông nói: “Nếu tôi có quyền truyền đạt chỉ một sứ điệp cho mỗi gia đình, thì tôi sẽ chỉ rõ cho họ tầm quan trọng của vần đề nầy.” Điều cho chúng ta suy nghĩ phải không quý vị? Cũng với chủ đề đó, bác sĩ Dobson nói: “Nếu tôi có sự chọn lựa về việc chia sẻ bất kỳ điều gì với bậc làm cha mẹ, những người làm chồng hay làm vợ, thì tôi sẽ nói họ hãy cố hiểu hai sự khác biệt cơ bản đó.”
Nếu một Bác sĩ dũng cảm của con người có thể nói lên loại ưu tiên đó, thì tôi sẽ nói điều giống như vậy. Nếu quý vị là cha mẹ, thì một trong những trọng trách tốt nhất mà quý vị có thể làm đối với con cái của quý vị, là giúp cho chúng hiểu sự thúc đẩy mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng. Giúp cho con gái của quý vị hiểu được sự thúc đẩy Chúa đã ban cho phái nam. Và khi không kiểm soát, đàn ông hầu như không thể dừng nó lại. Và cũng giúp cho con gái quý vị hiểu cách đối phó như thế nào trước tình huống người con trai với sự thúc giục mạnh mẽ muốn di chuyển vào cuộc đời của cô ta.
Quý vị thấy, Sam-sôn không được sự huấn luyện dạy dỗ tường tận về điều đó, hoặc là nếu có thì ông ta phớt lờ đi. Ông tập trung hoàn toàn vào cơ thể vật lý, và chỉ có điều đó! Sau sứ điệp lần trước, có người đến hỏi tôi, trong cách khá ngượng ngùng rằng: “Phải chăng điều đó có nghĩa là tôi không nên có một cô dâu phúc hậu? Có phải tôi sai khi nhìn một cô gái có duyên và muốn sự duyên dáng của người ấy?” Tôi đáp: “Đừng quên rằng nguyên tắc liên hệ đến việc chỉ thu hút với sự hấp dẫn thân thể bên ngoài mà thôi. Ba mẫu tự đó rất quan trọng. Không phải chỉ điều đó, không phải chỉ sự hấp dẫn thân thể đó.” Và đó là tất cả điều Sam-sôn muốn.
2. Đặc điểm bất lợi thứ hai của Sam-sôn là: Chàng sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình cách cẩu thả. Chúng ta hãy học qua sự cân bằng đoạn nầy, và vài phân đoạn khác để chỉ cho thấy cách mà ông ta đã sử dụng thì giờ nhàn rỗi. Nên nhớ là mục tiêu trong cuộc đời của Sam-sôn là giúp giải phóng Y-sơ-ra-ên. Dường như ông đã coi điều lạc lối như là một thói quen bình thường. Ông đã để rất ít thì giờ lo cho việc giải phóng Y-sơ-ra-ên, và dùng rất nhiều thì giờ lo cho sự hưởng thụ của bản thân mà thôi. Xin xem câu 10.
Xin nhớ giữa câu 7 và câu 10, Sam-sôn đã làm một cuộc hành trình đi gặp cô gái nầy. Ông đã giết con sư tử, tổ chức cuộc chuyến đi khác, theo tiến trình của thời gian xác sư tử nầy có một tổ ong mật đóng trong đó, và ông lấy mật vừa ăn một ít đang khi trên đường xuống gặp cô gái. Qua đó đã phá vở lời thề Na-xi-rê của chàng. Người Na-xi-rê thì không cạo đầu, phải kiêng cử ăn uống theo điều đã qui định và không bao giờ gần xác chết. Nhưng Sam-sôn đã vi phạm cả ba điều.
Bây giờ thì khi Sam-sôn đến gặp người nữ đó, câu 10, cùng với cha mình, sẵn sàng để xin cưới nàng làm vợ, và họ tổ chức một bữa tiệc lớn. “. . . Ấy là thường tục các gã thanh niên hay làm.
Vừa thấy chàng người ta bèn mời ba mươi gã thanh niên để kết bạn cùng chàng.
Sam-sôn nói với họ, “Tôi sẽ cho các anh em một câu đố; . . . .”
Đây là một người có trách nhiệm giải phóng Y-sơ-ra-ên. Nhưng ông lại đang ra câu đố cho những tên long nhong tại vùng đất Phi-li-tin. Sam-sôn nói, “. . . nếu trong 7 ngày tiệc, anh em giải nó ra, thì tôi sẽ thưởng cho anh em 30 cái áo trong và 30 bộ áo lễ.
Còn nếu anh em không giải nó ra được thì anh em phải nộp cho tôi 30 cái áo trong và 30 bộ áo lễ.
Và chúng đáp rằng: Anh hãy ra câu đố đi cho cúng tôi nghe.
Rồi chàng ra câu đố cho chúng rằng, . . . Của ăn từ giống ăn mà ra, vật ngọt từ giống mạnh mà ra. . .”
Họ đã họp lại để thảo luận, bức đầu bức tóc trong ba ngày mà không giải được câu đố. Chắc chắn là không rồi. Ai có thể giải chứ? Chuyện đó đâu có liên quan gì? Người giải phóng đang làm gì khi sáng tác một bài thơ như thế? Sam-sôn đang làm gì khi quanh quẩn quanh trại Phi-li-in để kết bạn và hấp dẫn cô dâu? Chắc chắn Đức Chúa Trời đã chuyển từ tai họa sang ban phước trong việc đó, để cuối cùng ông đã giải phóng được một số người, nhưng nó đã trợt khỏi mục tiêu và hầu như rất tiếu lâm. Cho nên họ không thể giải được. Vì vậy họ tìm cách giải quyết, trong câu 15, “Đến ngày thứ bảy họ nói với vợ của Sam-sôn, “Hãy dụ chồng nàng…”
Chúng ta dành ít thì giờ tìm hiểu từ đó. Từ dụ trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “mở rộng,” trong hình thức động từ nó có nghĩa là “quyến rũ” hay “thuyết phục.” Sam-sôn là người phóng khoáng, rộng rãi. Ông không hẹp hòi như tổ phụ cứng rắn của mình: Trong ý nghĩ của mình, Sam-sôn là người hào phóng. Khi quý vị hẹp hòi và cứng rắn, lúc đó quý vị không bao giờ được hiểu sự tự do. Thế nên Sam-sôn sẽ cứ thoải mái tự nhiên!
“. . . Chúng nói cùng nàng rằng: Hãy dụ chồng nàng giải câu đố cho chúng ta; bằng chẳng ta sẽ đốt nàng và cha nàng. . .” Quả làm nhóm một người độc đáo để chơi chung phải không quý vị? “Nàng hãy làm đi, hay là muốn chúng ta đốt nàng và thiêu rụi tất cả.”
Cho nên nàng sử dụng vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Câu 16, “Vợ Sam-ôn khóc trước mặt người mà nói, Quả thật chàng ghét tôi (chàng, quý vị đã nghe trước đó?), chàng ghét tôi, chẳng thương tôi chút nào; chàng đã ra câu đố cho các con trai dân sự tôi, mà không giải nghĩa cho tôi.” Người đáp, “Kìa, ta không giải nghĩa cho cha mẹ ta thay, mà ta lại giải nghĩa cho nàng sao?”
Sam-sôn thật sự đã nghĩ là mình rất mạnh, nhưng hãy xem câu kế tiếp, “Tuy nhiên, nàng cứ khóc trong 7 ngày . . .”
Đối với người đàn ông, đó là thời gian bị tra tấn thật dài! Không người đàn ông nào có thể chịu đựng nổi trong 7 ngày, ngày nầy qua ngày kia, không đồ ăn, không nước uống, chỉ có khóc lóc. Cuối cùng nàng làm áp lực quá mạnh với chàng và chàng “giải nghĩa cho nàng câu đố đó.” Nàng chỉ nằng nặc nheo nhẻo với chàng, khóc lóc trước mặt chàng cho đến cuối cùng chàng nói cho nàng tất cả mọi điều hầu nàng câm miệng lại. Cho nên Kinh Thánh ghi, “. . . người giải nghĩa câu đố cho nàng, và nàng đã giải lại cho các chàng trai dân sự mình.”
Sam-sôn đang làm gì với câu đố và với một phụ nữ nheo nhẻo như thế? Người nầy có trách nhiệm giải phóng dân tộc Y-sơ-ra-ên! Thật ra, chàng không biết cách sử dụng thì giờ nhàn rỗi của mình!
Các quan xét 15:20, “Nhằm trong thời kỳ dân Phi-li-tin cai trị Y-sơ-ra-ên, thì Sam-sôn làm quan xét nơi Y-sơ-ra-ên trọn hai mươi năm”
Các quan xét 16:1 “Sau đó Sam-sôn đi đến Ga-xa, thấy một kỵ nữ ở đó, bèn đi vào nhà nàng.”
Sau 20 năm làm quan xét dân Y-sơ-ra-ên, ông có bị mang tai tiếng hay hsy trong sạch, chúng ta không được cho biết, nhưng 20 năm sau đó ông lại gục ngã ngay cùng cái bẫy đó, cũng bởi một phụ nữ không biết tên, bởi vì một lần nữa, ông theo đuổi một thân thể hấp dẫn. Ông không quan tâm đến bất kỳ điều gì về người phụ nữ của đường phố ấy. Và cũng lại xoay quanh lúc nhàn rỗi của ông, câu 4 cho chúng ta thấy, “Sau đó, người yêu mến một người nữ trong trũng Sô-rết, tên là Đa-li-la.”
Ông không giải phóng dân Y-sơ-ra-ên, ông đang tìm kiếm phụ nữ tại mọi nơi. Đó là tất cả những gì Sam-sôn đang làm.
Bây giờ tôi biết là tôi đang đến chỗ nói thẳng, và tôi muốn như vậy. Đó là cách duy nhất mà Đức Chúa Trời sẽ gây sự chú ý của một số người trong quý vị đang giống như Gulliver, dễ bị lừa và mắc bẫy, buông lơi phóng đãng. Và nếu quý vị không học điều gì khác từ câu chuyện này, tôi hy vọng ít nữa quý vị cũng học được vài điều về sự quan trọng của sự nhàn rỗi! Chúng tôi giáp mặt với nó ngay đầu mùa nghỉ hè nầy. Theo thống kê cho thấy mức độ thanh thiếu niên phạm tội trong những tháng hè rất nhiều. Đó là lúc nhàn rỗi. Chúng dùng vũ lực hãm hiếp, càng lúc càng gia tăng. Đúng là nhàn cư vi bất thiện.
Bây giờ tôi muốn đề cập đến vài cách sử dụng thì giờ rảnh rỗi như thế nào. Ngoài chính Chúa, thì quý vị là người biết rõ hơn ai hết về những điều yếu đuối của mình. Một số quý vị không chịu sự lôi kéo của sách báo khiêu dâm. Thì nên tránh xa nó. Quý vị là người khờ dại chần chừ trước nó. Một số quý vị không thể chịu nổi áp lực về phim ảnh đồi bại. Quý vị đang làm gì khi để thời gian của mình trong những thứ đó chứ? Nếu quý vị không xử lý nó nổi, thì xin hãy tránh xa nó. Điều đó giống như một người cố gắng chiến thắng bệnh ghiền rượu, lại mướn phòng ở ngay trên quán rượu vậy. Quý vị không thể tự chế được, thì xin đừng uống nữa. Hình ảnh của sự tưởng tượng chợt hiện ra trước mặt quý vị, và sự tưởng tượng của quý vị trở nên hoang dại, nó chỉ là sự thúc đẩy căn bản của đời sống. Quý vị biết rằng quý vị đang làm suy nhược chính mình, khi quý vị để những thứ đó ở trong trí của quí vị. Có một vài lãnh vực mà tôi hoàn toàn không thể chịu nổi, và tôi khôn ngoan tránh xa chúng. Hầu như lúc rảnh rổi tôi thường dễ bị cám dỗ nhất.
Mẹ của Mục sư Chuck Swindoll không khôn ngoan lỗi lạc do được giáo dục tốt, nhưng bà rất thông minh. Khi nhìn lại, Mục sư nhận thấy rằng bà mẹ thật sự đã lo liệu, sắp đặt cho ông mọi kế hoạch từ mùa hè nầy đến mùa hè khác. Dường như những ngày học ở trường đã qua mà Mục sư lại thấy bận rộn hơn, và mẹ ông lo liệu đủ thứ cho ông. Khi có một ít thời gian rảnh ông suy nghĩ: “Tại sao chiều nay mình không đi bơi?” Mục sư đi đến hồ bơi chiều hôm đó, rồi trở về. Mục sư đã làm mọi thứ từ đan giỏ đến sơn phết. Trông giống như trường hợp cái giỏ. Nhưng điều chính là Mục sư bận rộn từ ngày nầy sang ngày kia, và ông không bao giờ lo lắng cho đến khi tôi rảnh rỗi. Đó là khi tôi tắm xong, khi tôi thư giản.
3. Đây là yếu tố thứ ba tôi muốn quý vị chú ý: Sam-sôn muốn kết thân với đám người không tốt. Chúng ta vừa đọc thấy có 30 gã hối hả đến dự tiệc. Bây giờ ông ở đây với Đa-li-la. Chú ý câu 5 gọi đám đông “Các quan trưởng Phi-li-tin.” Không mục đích. Không kế hoạch.
Xin chú ý những gì họ nói với Đa-li-la. Họ nói với nàng, “Hãy dụ dỗ hắn.” Cùng từ. “Người đàn ông nầy rất dễ bị lừa. Đa-li-la, hãy quyến rũ hắn. Hãy tìm ra do đâu hắn có sức mạnh phi thường đó. Hắn là một bí ẩn đối với chúng ta. Hắn có thể đánh bại hàng ngàn người trong chúng ta chỉ với cái chớp của một con mắt. Hãy tìm ra cho bằng được làm sao hắn có thể đánh thắng như thế.” Và rõ ràng là Sam-sôn trông giống như bất kỳ người đàn ông Do Thái nào khác ở ngoài đường trong lúc đó: “Hắn ta giống như những người khác nhưng tại sao hắn quá mạnh? Đa-li-la, hãy dụ hắn để tìm ra nguyên nhân đó.”
Chạy theo đám người xấu, lại có một người bạn khác phái không tốt, cho nên ông bị cô nàng đưa thẳng vào kế hoạch của mình. Có lẻ quý vị biết quá rỏ câu chuyện, nó hầu như giống với chúng ta. Câu 6, “Đa-li-la nói với Sam-sôn rằng, “Tôi xin chàng hãy nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh lớn lao, và phải dùng chi trói chàng để bắt phục chàng,””
Quý vị phải trở nên rất chậm hiểu mới không nhìn thấy âm mưu, nếu quý vị nghe câu 6, quý vị biết họ muốn nói điều gì. Gần như nàng bảo rằng: “Sam-sôn anh yêu quí! Vì chúng tôi muốn bẫy chàng, xin cho chúng tôi biết do đâu chàng có sức mạnh phi thường vậy? Và nếu chàng chỉ đơn nói với chúng tôi biết sơ qua điều bí mật ấy, thì chúng tôi sẽ bắt phục chàng.” Và Sam-sôn đáng thương của chúng ta ngẫm nghĩ: Điều này sẽ rất vui. Cho nên ông kể cho nàng rất nhiều ý thật vui. Ông nói, “. . . Nếu người ta trói tôi bằng bảy sợi dây cung tươi và con ướt, thì tôi sẽ trở nên yếu đuối như một con người khác.”
Nàng bèn làm như vậy. Nàng thu gom gấp rút các sợi dây cung tươi và quấn chặt thân hình Sam-sôn rồi nói: “Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm người,” (câu 9). Cho nên ông bứt đứt tất cả và thoát ra. Và khi người Phi-li-tin thấy điều đó bảo: “Ôi, chúng ta bị gạt rồi!” Căn nguyên sức mạnh vẫn chưa tìm ra được.
Câu 10, nàng quay trở lại và nói cùng Sam-sôn rằng, “. . . Nầy chàng đã gạt tôi, nói dối với tôi; xin bây giờ hãy tỏ cho tôi lấy chi trói chàng?”
Rồi ông tỏ cho nàng bí mật kế tiếp. “. . . Người ta cốt ta bằng dây lớn mới, (dây thừng) chưa hề có ai dùng, thì ta sẽ trở nên yếu như người khác.”
Ở đây người có trách nhiệm phải giải thoát dân Y-sơ-ra-ên khỏi bàn tay cai trị người Phi-li-tin đang lẩn quẩn bên một cô gái xa lạ tại Sô-rết, đang nói chuyện về các sợi dây cung tươi, dây thừng mới và những loại chuyện lố bịch tức cười. Rồi họ lại thực hiện theo lời ông.
“. . . nhưng người bứt những sợi dây lớn (dây thừng) trói cánh tay y như bứt một sợi chỉ. “ Đa-li-la lại nói với Sam-sôn, “. . . Chàng gạt tôi và nói dối tôi đến bây giờ. Vậy, xin nói cho tôi biết phải trói chàng bằng chi? Người đáp: Nàng cứ dệt bảy dọn tóc thắt của đầu ta. . .”
Khoan đã! Hãy giữ chỗ đó! Hãy chú ý điều gì đang xảy ra? Trong lúc vui vẻ, nhàn rỗi và với tính ham mê khoái lạc nổi lên, ông sắp tiến gần đến điều thiêng liêng, có phải không? Quý vị và tôi biết rằng sức mạnh của ông không phải ở nơi tóc, nhưng nó là dấu hiệu của sức mạnh mà ông có được, nó là lời nhắc nhở về sự hứa nguyện của ông. Trong lúc vui vẻ ông nghĩ: “Ồ, tại sao không để nàng dệt tóc của mình vào canh chỉ nầy nhỉ?” và nàng đã làm. Hãy xem, ông ta đang bắt đầu lạm dụng đến những điều thiêng liêng.
4. Đó là trở ngại thứ tư của Sam-sôn. Ông đã không nghiêm túc giữ lời hứa nguyện của mình. Chúng ta chỉ thay đổi từ “hứa nguyện” thành “Đức Chúa Trời.” Ông đã không nghiêm túc với Đức Chúa Trời. Ông ta nhớ lại điều mà lúc còn bé cha mẹ ông đã lập lời hứa dâng ông làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời. Ông ta phải nhớ điều đó. Nhưng ông nghĩ: “Ta lớn hơn điều đó.”
Cho nên ông nói: “Tại sao nàng không quấn tóc ta?” Và nàng đã làm, nàng lấy con sẻ cột chặt lại rồi la lên rằng, “. . . Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! và Sam-sôn thức dậy, nhổ, con sẻ của khung cưởi và. . .”
Câu 3, Sam-sôn đã nhổ chúng đi. Bây giờ, xin xem câu 15. Một lần nữa dưới thế lực của người phụ nữ nầy, quý vị chỉ có thể tưởng tượng ra nó, “Nàng nói với ông, “Làm sao chàng nói được rằng, ‘tôi yêu nàng!’ bởi vì lòng chàng chẳng thành thật cùng tôi? Chàng đã gạt tôi ba lần, và chẳng nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh vĩ đại đó.”
MỖI NGÀY nàng lấy câu hỏi ghẹo lòng làm rối trí người, đến nỗi người bị tức mình muốn chết.”
Cuối cùng ông chỉ vừa kịp than: “Chúa ơi! Hãy giúp con.” Rồi ông thuật cho nàng mọi điều. Tất cả quá bất ngờ, ông đã lún quá sâu và không thể nào rút ra được.
Tôi câu chuyện về một trong những phương cách bẫy khỉ, mà tôi đã nghe kể lúc nhỏ. Người ta dùng một trái dừa, vạt cái gáo một lổ nhỏ, vừa đủ cho con khỉ thọc bàn tay vào, và họ bỏ thức ăm vào đấy. Đoạn đem đặt ở bìa rừng, hay chỗ có khỉ lui tới. Khi con khỉ ngửi được mùi thức ăn, bèn đến bên trái dừa, thọc tay vào bên trong gáo dừa để lấy thức ăn. Lúc đó người thợ săn sẽ chạy ra la lớn lên. Con khỉ vừa chạy, nhưng vừa tiếc thức ăn, nên nắm cả bàn tay đầy thức ăn bên trong, do đó không rút tay ra được, cho đến khi người ta đến bắt. Chúng ta cười với câu chuyện đó. Nhưng đó là điều cũng luôn xảy ra với chúng ta.
Tất cả những gì Sam-sôn cần làm trong lúc đó là nhận thức rằng: “Ô, tôi bị lún sâu rồi, tôi phải lui lại!”
Tôi xin đọc cho quý vị nghe một trích đoạn trong quyển sách nhỏ nói về sự cám dỗ của ông Deitrich Bonhoeffer. Đó là những lời hay nhất mà tôi đã từng đọc trong một quyển sách nhỏ, vắn tắt nói về cám dỗ. Ông mở đầu bằng cụm từ: “Tại thời điểm này.” Ông đang nói về sự ham muốn nhục dục khi nó đạt đến điểm không quay lại được. Xin quý vị chú ý lắng nghe.
“Tại thời điểm này Đức Chúa Trời hoàn toàn không thực đối với chúng ta. Ngài mất tất cả tính xác thực đối với chúng ta. (Ai trong chúng ta không có từng trãi này phải không quý vị?) Chỉ có sự ham muốn sinh vật đó là thực tế lúc bấy giờ; thực tế duy nhất lúc đó là ma quỷ. Sa-tan không làm cho chúng ta đầy lòng ghen ghét đối với Đức Chúa Trời, nhưng làm cho chúng ta đầy tính quên Ngài. Và bây giờ sự lừa dối của nó được cộng thêm với sức mạnh này vào. Sự ham muốn khuấy động phủ vây tâm hồn và ý chí trong sự tối tăm sâu thẳm nhất. Khả năng phân biệt và sự quyết định đúng đắn bị cất khỏi chúng ta.”
Thật hay! Đúng Kinh Thánh. Gia-cơ nói rằng: “Mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xúi giục mình.” Từ đó có nghĩa là “quăng miếng mồi để nhử.” Miếng mồi rớt xuống và con cá từ nơi ẩn náo vọt ra, di chuyển về phía trước và vồ lấy. Nói theo cách thuộc linh, trong lúc di chuyển đến miếng mồi, Đức Chúa Trời bị quên lảng! Và miếng mồi rất thực. Trong khoảnh khắc của thời điểm đó, Sam-sôn chỉ nghĩ đến một điều – sự thỏa mãn sẽ như thế nào (AIFL-829, TS). Sự thật là nó chỉ trong chốc lát thôi.
Sam-sôn nói với người nữ tại thời điểm nầy rằng: “Hãy cạo sạch tóc khỏi đầu ta.” Thật ra, Kinh Thánh nói rằng: “Người đã tỏ thật lòng mình với nàng,” câu 17. Ông đã làm cho Đa-li-la những gì ông nên làm cho Đức Chúa Trời.
Tôi sẽ nói cho quý vị vài điều rất thực tế về sự cám dỗ và vài điều về trận chiến mà tôi chiến đấu cùng với tất cả quý vị ở trong đó. Tôi thấy rằng nếu tôi có thể chấm dứt tiến trình sớm chừng nào, thì tôi an toàn sớm chừng nấy. Nhưng có một chỗ mà tôi không thể quay lại được. Nếu tôi đi xa ra đến chỗ đó, tôi bị chìm.
Đó chính là những gì đã xảy ra với Sam-sôn. Ông ta đã đùa giỡn và thỏa mãn với nó, và bị buộc chặt với nó đến độ ông không thể quay lại được. Và bây giờ ông lại xem nhẹ, đùa cợt với điều rất thiêng liêng. Coi Đức Chúa Trời như không hiện hữu. “Người đã tỏ thật lòng mình với nàng.” Tôi nghĩ là phải chi Sam-sôn dừng lại, chạy ra khỏi nhà, ra đường, giơ hai cánh tay lên cầu xin: “Lạy Chúa, giờ đây xin ban cho con sức mạnh cần thiết từ nơi Ngài, vì con quá yêu đuối rồi Chúa ơi,” thì tốt biết mấy! Thỉnh thoảng chúng ta cũng làm như vậy!
Ông Jack Wyrtzen, người sáng lập trại LỜI SỰ SỐNG tại New York, có viết một câu chuyện thật rất lý thú về một cô gái Cơ Đốc, người có hẹn hò với người con trai muốn quan hệ thân thiết với cô. Tôi xin trích dẫn:
“Tôi còn nhớ một cô gái đẹp kia đến từ New England. Mỗi năm khi hè đến, cô đều có tham dự trại LỜI SỰ SỐNG, cô là chứng nhân tốt tại trường học, một người đem linh hồn tội nhân về cùng Chúa, và tất cả cho Chúa Cứu Thế Giê-xu.”
“Có một thanh niên sống cùng phố với cô, trở về từ chiến trường Việt Nam. Anh là phá phách, nhưng cuối cùng cha mẹ anh ta hướng dẫn anh ta đi nhà thờ. Cô gái tóc bạch kim nầy đập vào mắt xanh anh ta. Anh ta muốn hẹn hò với cô. Cô biết rõ tiếng tăm của người thanh niên nầy, cho nên khi anh ta mời cô đi chơi, cô liền từ chối. Anh chàng nghĩ là mình phải trả thù. Cho nên Chúa nhật sau đó, khi Mục sư kêu gọi thân hữu đến với Chúa, chàng ta bước lên, thậm chí còn rơi vài giọt nước mắt cá sấu nữa. Qua ngày hôm sau, chàng ta lại yêu cầu hẹn gặp cô lần nữa. Lần nầy cô nàng đồng ý, vì cô nghĩ bây giờ thì anh ta là Cơ Đốc nhân rồi.”
“Vài ngày sau, Mục sư gặp cô trên phố và hỏi thăm cô về cuộc hẹn của cô hôm ấy. Cô trả lời: ‘Hắn ta đúng là tên giả mạo. Trên đường trở về nhà, hắn cho xe dừng lại trên một con đường tối đen và muốn suồng sả với tôi. Cho nên tôi bảo: ‘Anh làm ơn mở đèn lên chỉ một phút thôi!’ Khi gã mở đèn trong xe rồi, cô ta liền lấy Kinh Thánh Tân Ước ra và nói: ‘Bây giờ, tôi nghĩ là chúng ta cùng đọc một đoạn trong Kinh Thánh Tân Ước nầy.’ Và cuộc hẹn chấm dứt.”
Quý vị biết không? Cần can đảm lắm mới làm được điều đó. Quý vị tự hỏi không biết do đâu anh chàng kia thất bại phải không? “Xin anh mở đèn lên!” rồi cô ta mở Kinh Thánh bắt đầu đọc cho chàng ta nghe.
Một trong những điều rõ ràng mà Bonhoeffer nói trong lời dẫn giải về sự cám dỗ của xác thịt, là khi Kinh Thánh nói đến bỏ chạy, nó không có nghĩa thông thường là thoát ra khỏi xa và chạy đi. Nó có nghĩa là chạy đến nơi Nương Náu của quý vị. Và đó là những gì cô gái ấy đã làm.
Các bạn gái thân mến! Một trong những điều tồi tệ nhất mà một chàng thanh niên có thể làm là lừa gạt để chiếm lấy, lợi dụng sự thầm kín nhất của các bạn. Hắn sẽ nói với các bạn là hắn đang yêu say đắm, và đó là dấu hiệu của tình yêu. Không đâu, đó chỉ là dấu hiệu của lòng ham mê. Hắn nghĩ đó là tình yêu, vì đó là cái nhìn của hắn. Nếu bạn là một phụ nữ trẻ khôn ngoan, bạn sẽ thấy đâu là ranh giới của nó.
Và các bạn trai thân mến! Tôi xin nói với các bạn rằng việc lừa gạt một cô gái như vậy là không ít thái quá hơn việc cô gái ăn mặc thời trang quyến rũ trước mặt các bạn. Nó rất dễ dàng cho một người nam đùa bỡn và chỉ biết thoải mái với những xúc cảm. Nó cũng giống việc một cô gái dùng thân thể đùa giỡn trước một thanh niên vậy. Nếu chúng ta không học điều gì khác, thì xin cũng nhận thức rằng chúng ta không có sức mạnh trong chính mình. Có một điểm mà nơi đó quý vị không thể quay trở lại được.
Bây giờ thì hậu quả chắc chắn xảy ra. Xin xem câu 21. Có hai sự lừa dối theo mạng lưới của thế gian mà Sam-sôn là thí dụ xác minh cho chúng ta. “Người Phi-li-tin bắt người.” Và xem điều gì họ làm trước hết. Họ đã làm gì trên thân thể của Sam-sôn? Đôi MẮT của ông! Những người Phi-li-tin đó biết rõ Sam-sôn hơn ông biết chính mình. Họ không muốn có điều gì sai trật xảy ra trên những cánh đồng Phi-li-tin. “Hãy móc mắt hắn đi!” Và họ MOI mắt ra. Nguyên ngữ Hơ-bơ-rơ đã sử dụng từ đó. Họ xem ông như một thằng hề mà không thể tự điều khiển. Thực ra, Mục sư J. Oswald Sanders mô tả trong sách của mình có tựa đề “Tráng Kiện Trong Đức Thanh niên,” mô tả Sam-sôn như là “NHÀ VÔ ĐỊCH TRỞ THÀNH CHÚ HỀ.” Chúng moi mắt ông ra và vứt ông vào ngục! “. . . rồi trói người bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xây cối trong ngục.”
Trước đây khá lâu tôi đã nghe thấy đâu đó câu này: “Tội lỗi không thấy được, tội lỗi không thấy được và tội lỗi nghiền nát.” Đó là sự thật. Ban đêm quý vị bị nó đánh thức nếu quý vị đi với nó. Cho nên họ móc mắt ông và vứt ông vào ngục bẩn thỉu tại xứ Phi-li-tin với phân và đồ nôn mữa của những người tù.
Có những hậu quả không? Thưa có!
Thứ nhứt: Ông bị làm suy yếu, chứ không phải được làm cho mạnh lên. Thế gian nói: “Hãy xem, quý vị thật sự có muốn mạnh mẽ không? Quý vị có thể điều khiển những sự cám dỗ đó.” Không đâu, nó sẽ làm cho quý vị yếu đi. Sam-sôn bị suy kiệt, không còn sức lực nữa.
Thứ hai: Ông ta trở thành nô lệ, chứ không phải được tự do. Ông trở nên nạn nhân của những người mà ông có nhiệm vụ chinh phục. Nó xảy ra luô mỗi khi quý vị chơi giỡn với tội lỗi.
Khi Mục sư Chuck Swindoll còn làm nghĩa vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đóng ở ngoại quốc, Mục sư ở chung trong một lều với 48 người, mà có hơn 90 phần trăm đã bị hoặc đang bị bệnh hoa liễu. Toàn đơn bị vị đau đớn trong cuộc sống bệnh hoạn, một kiểu sống bị cấm.
Có một thanh niên, tạm gọi là Frank, sống buông thả với tội lỗi, anh đến từ bang Idaho. Anh chưa từng kinh nghiệm được tự do thoát khỏi sự ‘kềm kẹp’ của cha mẹ. Một đêm nọ anh ta ra phố và lang thang với một phụ nữ. Anh trở về nhà trong trạng thái quá sợ hãi vì mặc bệnh truyền nhiễm. Anh ta ngà ngà say và ngã xuống chỗ ngủ của Mục sư. Anh ta đang nói chuyện với anh chàng khác bổng nắm lấy Mục sư và nói: “Nầy, tôi muốn anh nói chuyện với tôi đi. Tôi sợ chết lắm!” Đêm đó Mục sư cùng đi dạo bên hành lang nhà ăn, và ngồi xuống nơi duy nhất có ánh sáng, nhà nguyện, và ngay đêm đó Frank quỳ gối và nói: “Con xin Chúa Cứu Thế Giê-xu đến với cuộc đời con.” Và anh cũng nói: “Chúa ơi! Con có một thói quen xấu xin Ngài phá vở cho con.” Mục sư Chuck Swindoll không bao giờ quên lời cầu nguyện đó của anh. Bảy tháng tiếp thep sau đó, Mục sư và anh cùng nắm tay làm công việc Chúa. Nhưng khi tôi rời quân đội trở về Mỹ, cũng là lúc anh trở lại với chốn cũ. Quý vị thấy đấy, tình trạng nô dịch nầy lại có thêm một lần chiến thắng nữa!
Bây giờ chúng ta làm gì để vượt qua điều đó? Tôi muốn để lại một sự kết thúc thật đẹp, hầu quý vị sẽ sống hạnh phúc mãi mãi vượt xa hơn sau sứ điệp nầy, nhưng tôi không thể làm được như thế. Thực ra, minh họa tôi vừa kể thì hiện thực hơn là làm vui thích. Tôi muốn nói rằng người lính ấy đã nóng cháy vì Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng sự thật thì anh ta không phải như thế. Anh ta thỏa hiệp tội lỗi và đã thua cuộc chiến. Thực sự, thì Mục sư và người ấy có nói về điều đó chỉ trước khi ông rời khỏi đảo, nhưng anh ta đã cười to bảo rằng không bao giờ có chuyện như vậy xảy ra. Đáng tiếc, nó đã xảy ra!
Trước hết, tôi xin đề nghị điều nầy: Sự chú tâm tự nhiên của chúng ta phải được đối phó. Nếu quý vị muốn có chiến lược để chiến thắng, quý vị cần phải chống lại sự chú tâm tự nhiên của mình. Đối với một số người thì sự chú tâm tự nhiên là vào đồng tính luyến ái. Nó là một hiện tượng đang phát triển. Chúng ta nói đến điều đó trong Rô-ma đoạn 1. Sự chú tâm tự nhiên của nhiều người khác là thói quen quan hệ trái phép ngoài hôn nhân. Và quý vị biết điều đó là sai. Thói quen đối nhiều với người khác nữa là thêm loại tình dục gian dâm. Sự chú tâm tự nhiên đó cần phải được đối phó. Một trong những cách tốt nhất mà tôi biết, là cần một kế hoạch có hệ thống về việc học thuộc lòng Kinh Thánh, thay thế những ý nghĩ thuộc xác thịt bằng tư tưởng tin kính.
Một khía cạnh khác nữa là phải học là phát huy cách điều khiển cửa sổ tâm hồn. Giop 31:1 ghi: “Tôi đã có lập giao ước với mắt tôi, vậy làm sao tôi còn dám người nữ đồng trinh?” Và thưa quý vị, quý vị cũng hãy lập loại giao ước như thế, nếu không quý vị sẽ nhìn chằm chằm. Không phải là vấn đề về cái nhìn đầu tiên, mà trở ngại đến với cái nhìn thứ hai với cái nhìn chòng chọc. Quý vị đừng bao giờ lo lắng với cái nhìn thoáng qua bất chợt và đúng đắn. Nhưng Gióp nói: “Tôi đã có lập một giao ước. Tôi đã lập một lời thề.” Thực ra, theo I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-8, nói về việc biết “cách nào” để kiểm soát chi thể của mình. Hãy phát huy kỷ thuật kháng cự lại.
Thứ hai: Thì giờ nhàn rỗi của chúng ta phải được canh giữ. Hãy ghi nhận điều đó. Quý vị không thể chỉ có một cái bún đồng tiền để xem tính chất thái độ khi quý vị đối mặt với thì giờ nhàn rỗi vào mùa hè như thế nào. Quý vị sẽ có thì giờ nhàn nhã ngay cả nếu quý vị làm việc tại một trại Kinh Thánh. Vào mùa hè, nếu quý vị không lưu tâm đến kế hoạch và một loạt các vấn đề cần thiết, sự nhàn rỗi sẽ giết chết quí vị. Nói chung, sự nhàn rỗi phải được bảo vệ, cảnh giác nếu không chúng sẽ bị nó giết.
Ông Leroy Eims đã viết trong quyển sách về sự lãnh đạo có đoạn: “Nơi tôi sống loài rắn chuông có rất nhiều, hầu như mỗi mùa hè tôi đều bắt gặp nó, và tôi rất sợ khi thấy nó cuộn lại, nó nhìn thẳng vào bạn và sẵn sàng tấn công. Nó phóng tới nhanh như chớp và chính xác. Tôi có suy nghĩ hai cách đơn giản để đối phó với nó là: lảng ra xa và tránh đối mặt. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Bạn không cần nhiều sáng suốt để tính toán những gì phải làm với một số điều nguy hiểm như sóng lưng lóng lánh của con rắn chuông. Quý vị đừng lân la với nó.”
Tôi ước mong đó là triết lý trong vấn đề sử dụng thì giờ nhàn rỗi của quý vị. Hãy có thì giờ vui vẻ. Thư giãn. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần thời gian thư giãn nghỉ ngơi đó. Nhưng ngay trong lúc nghỉ ngơi chúng ta cũng phải đề phòng. Đó cũng là lúc mà Đa-vít sa ngã. Khi quân tướng tiến về phía mặt trận thì ông lại đi dạo trên mái vòm, và đó là khởi đầu cho sự kết thúc.
Thứ ba: Những người bạn thân chúng ta phải được gạn lọc. Hãy quan sát cẩn thận những người quý vị chơi chung, gần gũi. Hãy quan sát cẩn thận những người quý vị để thì giờ riêng tư với nhau. Tôi sẽ cho quý vị một nguyên tắc căn bản: Nếu quý vị chưa làm sạch bạn bè của mình, thì quý vị không bao giờ làm sạch cuộc đời của mình. Có thể quý vị muốn như vậy, quý vị muốn nghe đi nghe lại đoạn băng về sứ điệp nầy. Quý vị sẽ không bao giờ tẩy sạch chính mình cho đến khi quý vị làm trong sáng tình bạn của mình. Những người bạn xấu chỉ dẫn đến một cuộc sống tối tăm. Bạn bè xấu làm hư tính nết tốt!
Thứ tư: Sự hứa nguyện của chúng ta với Đức Chúa Trời phải được duy trì. Giống như việc chúng ta phải giữ lời hứa trong hôn nhân, chúng ta cũng phải cầm giữ sự hứa nguyện, sự cam kết của mình, làm cho nó trong sạch. Sự hứa nguyện theo Ro 12:1-2 là: Đừng để thế giới xung quanh quý vị nắn ép quý vị theo hình dạng, khuôn mẫu của nó. Tôi xin gợi ý như vậy, bắt đầu đứng vững một mình, một vài người trong quý vị phải trở lại với lời nguyện đó, đọc nó trước mặt Chúa, và thầm nguyện. “Lạy Cha yếu dấu! Đó là nơi mà con muốn bắt đầu đứng, xin cho con vững vàng trước bất kỳ sự cám dỗ nào. Con muốn nghiêm túc thực hiện vấn đề đó.”
Quý vị biết, cựu Tổng thống Jimy Carter là một người rất lý thú. Tôi chưa từng gặp ông ta ngoài đời, chỉ được nghe thấy trên tivi. Tôi không đồng ý với ông về chính trị. Nhưng tôi phải nói một vài điều về ông, đó là ông dám đứng vững công khai xưng nhận quan hệ với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi ông có mặt tại đại học Marguette, thì có hàng loạt câu hỏi và áp lực đến từ phía sinh viên. Một trong các sinh viên đứng lên nói: “Xin Tổng thống nói cho chúng tôi biết về mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời.” Tôi xin trích dẫn phản ứng của ông. “Tôi là Cơ Đốc nhân sốt sắng.” Ông bắt đầu với giọng nói Georgia êm dịu kéo dài của mình. “Sự hiện hữu của Chúa Giê-xu trong niềm tin của tôi là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi không xấu hổ về điều đó. Trong mười năm vừa qua tôi có nhiều quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đó là vấn đề riêng tư, nhưng đồng thời cũng là vần đề mà tôi lấy làm hảnh diện. Tôi hy vọng quyết định của tôi sẽ được dẫn dắt bởi những nguyên tắc đạo đức mà tôi tin theo.”
Đó là khí phách của Tổng thống Carter. Ông đã đứng vững, với lời công bố đơn sơ: “Đức tin của tôi trong Chúa Cứu Thế là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.” Nói về nó là một việc, còn làm cho nó rõ ràng vối bạn bè và những người xung quanh chúng ta là một việc khác. Quý vị có như thế không? Đó là cách phi thường sẽ giúp chúng ta bắt đầu đứng vững một mình.
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát. Phải chăng nó không phải là vấn đề thời gian? Tôi không quan tâm nếu quý vị đã bắt đầu hàng trăm lần rồi, đừng để ma quỷ nói với quý vị rằng điều đó là vô ích. Phải chăng nó là lúc mà quý vị nhận lấy Ro 12:1-2 và đã ghi khắc vào lòng như những câu gốc gối đầu nằm, để nó sẽ có ảnh hưởng rộng rãi đến những cuộc hẹn, sự chọn lựa người hợp tác làm ăn, chọn việc làm, chọn thì giờ nhàn rỗi, chọn bằng hữu của quí vị? Có phải đây là thời điểm đó không? Phải chăng nó là lúc khởi đầu công việc cho quý vị, để công bố sự quan hệ của quý vị với Chúa Cứu Thế như là sự thách thức cá nhân? Có phải quý vị đã giữ kín đức tin của mình lâu đủ rồi chăng? Nó không phải là lúc quý vị bắt đầu nói không sao? “Không phải, nó chống lại sự niềm tin của tôi. Thà mất một người bạn. Tôi sẽ không đầu hàng.” Có lẽ những gì tôi nói là đây là thời điểm để quý vị đi đến chỗ nhận biết Chúa Cứu Thế là Chúa trong ý tưởng của quí vị.
Kính lạy Cha yêu thương, con cầu nguyện với Cha chúng con trên trời, qua quyền năng của Đấng duy nhất có thể ban cho chúng con sự tự do, xin Ngài thắt chặt những lẽ thật và những nguyên tắc đứng vững một mình trong tâm hồn của chúng con. Con cầu xin Ngài cho chúng con nổ lực làm mọi thứ được cân bằng và chắc chắn, để chúng con cũng cố và phát huy đức tin hầu gíup đỡ người khác trong lúc tối tăm, lúc miếng mồi thả xuống, lúc họ cô đơn không có ai cả, con cần có Ngài canh giữ, bảo vệ. Con cầu xin Ngài làm một công việc thực tế cho con, cho chúng con có quyết định dứt khoát đối với những nhu cầu quan trọng, cần kíp. Hôm nay trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng bảo vệ chúng con khỏi sự chần chừ, và đang hiện diện trong chúng con, xin Ngài xóa bỏ những vi phạm cho chúng con. A-men!
Mở ra bất kỳ thùng đựng đồ nghề nào của ngư dân quý vị sẽ thấy bên trong đầy dẫy các loại mồi bẫy; những sợi dây câu sáng bóng và những lưỡi câu, được tóm cẩn thận. Có thể có một vài con cá tuế bạc được làm bằng loại nhựa thơm để thả nổi trên mặt nước, có những con sâu bằng nhựa nặng nhiều màu sắc khác nhau móc vào lưỡi câu được che giấu bên trong, lắc lư hướng dọc theo phía dưới đáy lướt qua rong rêu.
Mục đích của toàn bộ công việc được chuẩn bị kỷ lưỡng này là để nhử vài con cá lớn nghĩ rằng đấy miếng mồi ngon. Nhưng khi nó cắn câu rồi, thì nó trở thành một món ăn tươi ngon trong thực đơn của một gia đình hôm đó! Cho dù là giả hay thật, miếng mồi đều có mục đích là quyến rủ bản tính tự nhiên của con cá – mục đích của nó là để cám dỗ. Cám dỗ!
Từ cám dỗ đó, được tìm thấy trong Giăng 1:14 ở trong một hình ảnh mà tất cả những người câu cá đều có thể liên hệ đến. Câu Kinh Thánh đó như sau: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình.” Tiếng Hy Lạp có nghĩa là “quyến rủ với miếng mồi,” tạo ngay ra hình ảnh về một con cá đang rượt theo mồi trong trí. Đang khi đàn cá bơi lội trong dòng sông, lướt qua con rạch, xuyên qua những lùm cây, cành lá đóng rong rêu và cỏ dại phủ đầy bùn, và nhìn thấy con mồi giả tuế bạc nhởn nhơ lội qua. Vảy của nó nhận tia sáng mặt trời và chuyển ánh sáng phản chiếu vào trong đôi mắt con cá đang chờ mồi. Đó là toàn bộ những gì cần thiết của việc nhử mồi. Trong chớp mắt nhanh như tên phóng, con cá đớp lấy miếng mồi, và rồi vùng vẫy đang khi bị người thợ câu kéo lên.
Kinh Thánh thuật lại câu chuyện về việc Sam-sôn bị quyến rũ bởi nàng Đa-li-la cũng đã dùng từ dụ dỗ. Quý vị tìm thấy từ đó trong Cac 16:5. Giống như một con cá đói háu ăn, không nghi ngờ chi hết, Sam-sôn lực lưỡng bị thu hút, rung động bởi sức quyến rũ của nàng Đa-li-la. Ngây ngô khờ khạo đớp lấy miếng mồi, lưỡi câu mắc vào miệng, hậu quả nghiêm trọng xảy ra và cuộc đời của Sam-sôn dũng mãnh kết thúc trên cây xà ngang của người Phi-li-tin.
Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu tiếp cuộc đời của Sam-sôn qua câu chuyện được ghi lại trong Các Quan xét đoạn 14. Tôi muốn bắt đầu từ câu 7.
Các quan xét 14:7-17
“Vậy, người đi xuống, nói cùng người nữ, người nữ đẹp lòng Sam-sôn. Sau một ít lâu, người trở lại đặng cưới nàng; đi vòng lại xem cái thây sư tử, thấy trong xác nó có một đoàn ong và mật. Người bụm mật trong tay, vừa ăn vừa đi. Đến gần cha mẹ, người đưa cho cha mẹ ăn, nhưng chẳng thuật lại rằng mình đã thấy mật đó trong thây sư tử. Cha người đi xuống nhà người nữ ấy, và tại đó Sam-sôn bày ra một tiệc. Ấy là thường tục của các gã thanh niên hay làm. Vừa thấy chàng, người ta bèn mời ba mươi gã thanh niên để kết bạn cùng chàng. Sam-sôn nói: Tôi sẽ ra cho anh em một câu đố; nếu trong bảy ngày tiệc, anh em giải nó ra, thì tôi sẽ thưởng anh em ba mươi cái áo trong và ba mươi bộ áo lễ; còn nếu anh em không giải nó ra được, thì anh em phải nộp cho tôi ba mươi cái áo trong, và ba mươi bộ áo lễ. Chúng đáp rằng: Hãy ra câu đố anh cho chúng tôi nghe. Vậy, chàng ra cho chúng rằng: Của ăn từ giống ăn mà ra; vật ngọt từ giống mạnh mà ra. Trong ba ngày chúng không giải được câu đố. Đến ngày thứ bảy, chúng nói cùng vợ Sam-sôn rằng: Hãy dụ chồng nàng giải đáp câu đố cho chúng ta; bằng chẳng, chúng ta sẽ đốt nàng và nhà cha nàng. Có phải để bóc lột chúng ta mà các ngươi thỉnh chúng ta chăng? Vợ Sam-sôn khóc trước mặt người mà rằng: Quả thật, chàng ghét tôi, chẳng thương tôi chút nào: chàng đã ra một câu đố cho người dân sự tôi, mà không có giải nghĩa cho tôi. Người đáp: Kìa, ta không có giải nghĩa cho cha mẹ ta thay, mà ta lại phải, mà ta lại giải nghĩa cho nàng sao? Trong bảy ngày ăn tiệc nàng cứ khóc như vậy trước mặt người. Qua ngày thứ bảy, người giải nghĩa cho nàng, bởi vì nàng làm cực lòng người. Đoạn, nàng giải lại cho người dân sự mình.”
Các quan xét 15:20-16:21 cũng đang nói về Sam-sôn, “Nhằm thời kỳ dân Phi-li-tin quản hạt Y-sơ-ra-ên, thì Sam-sôn làm quan xét nơi Y-sơ-ra-ên trọn hai mươi năm. Sam-sôn đi đến Ga-xa, thấy một kỵ nữ ở đó, bèn đi vào nhà nàng. Người ta thuật lại cho dân Ga-xa rằng: Sam-sôn đã đến đây. Chúng bèn vây người và rình giữ trọn đêm tại cửa thành. Cả đêm ấy, chúng giữ yên lặng, mà rằng: Rựng sáng, chúng ta sẽ giết hắn. Sam-sôn ở ngủ cho đến khuya. Lối khuya, người thức dậy, nắm hai cánh cửa thành và hai cây trụ, nhổ nó lên luôn với cây then, vác trên vai, và đem lên chót núi đối ngang Hếp-rôn. Sau đó, người yêu mến một người nữ trong trũng Sô-réc, tên là Đa-li-la. Các quan trưởng Phi-li-tin đến nhà nàng, mà rằng: Hãy rán dụ dỗ hắn, hầu cho biết bởi đâu hắn có sức mạnh lớn lao kia, và chúng ta phải làm thế nào cho được thắng hơn, trói và bắt hắn phục. Chúng ta ai nấy sẽ thưởng cho nàng mười một trăm miếng bạc. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Tôi xin chàng hãy nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh lớn lao, và phải dùng chi trói chàng đặng bắt phục chàng? Sam-sôn đáp: Nếu người ta trói tôi bằng bảy sợi dây cung tươi và còn ướt, thì tôi sẽ trở nên yếu đuối như một người khác. Các quan trưởng Phi-li-tin đem cho Đa-li-la bảy sợi dây tươi và còn ướt, nàng lấy trói người. Vả, tại trong phòng ở nhà nàng có binh phục. Nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Song người bứt những sợi dây như sợi chỉ gai đứt khi đụng đến lửa. Như vậy, căn nguyên sức mạnh người chẳng tìm ra được. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Nầy chàng đã gạt tôi, nói dối cùng tôi. Xin bây giờ hãy tỏ cho tôi phải lấy chi trói chàng? Người đáp: Nếu người ta cột ta bằng dây lớn mới, chưa hề có ai dùng, thì ta sẽ trở nên yếu như một người khác. Vậy, Đa-li-la lấy dây lớn mới, trói Sam-sôn rồi nói rằng: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Vả, có binh đương phục trong một phòng. Nhưng người bức những sợi dây lớn trói cánh tay, y như một sợi chỉ vậy. Đa-li-la nói cùng Sam-sôn rằng: Chàng gạt tôi và nói dối tôi đến bây giờ. Vậy. xin hãy nói cho tôi biết phải trói chàng bằng chi. Người đáp: Nàng cứ dệt bảy lọn tóc thắt của đầu ta vào trong canh chỉ của nàng. Đa-li-la lấy con sẻ cột chặt lại, rồi la rằng: Ớ, Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm người! Nhưng người thức dậy, nhổ con sẻ của khung cửi luôn với canh chỉ. Bấy giờ, nàng mới nói rằng: Làm sao chàng nói được rằng: Tôi yêu nàng! bởi vì lòng chàng chẳng thành cùng tôi? Chàng đã gạt tôi ba lần, và chẳng nói cho tôi biết bởi đâu có sức lực lớn của chàng. Mỗi ngày nàng lấy câu hỏi ghẹo lòng rối trí người, đến đỗi người bị tức mình hòng chết. Người bèn tỏ hết sự lòng mình mà rằng: Dao cạo chẳng hề đưa qua đầu ta, vì từ trong lòng mẹ, ta đã làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời. Nếu ta bị cạo, sức lực ta sẽ lìa khỏi ta, ta tất trở thành yếu như người khác. Đa-li-la thấy nguời đã tỏ hết sự lòng cho mình, sai mời các quan trưởng Phi-li-tin, mà rằng: Lần nầy hãy lên, vì hắn tỏ hết sự lòng cho tôi. Vậy, các quan trưởng Phi-li-tin đi lên nhà nàng, đem bạc trong tay. Nàng khiến Sam-sôn nằm ngủ trên đầu gối mình, gọi một người, biểu cạo bảy mé tóc trên đầu chàng. Như vậy, nàng khởi làm khốn khổ người, sức lực bèn lìa khỏi người. Bấy giờ nàng nói: Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! Người thức dậy mà rằng: Ta sẽ ra như các lần trước, và gỡ mình cho thoát khỏi tay chúng nó! Nhưng người chẳng biết rằng Đức Giê-hô-va đã lìa khỏi mình. Người Phi-li-tin bắt người, khoét con mắt, đem xuống Ga-xa, rồi trói người bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xay cối trong ngục.”
Chúng ta ôn lướt lại Phần I, câu chuyện có liên quan đến Sam-sôn, một người làm nên sự vĩ đại, có sức lực mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng phi thường, nhưng cuộc đời của ông kết thúc thảm thương như một nạn nhân của sự đam mê của mình. Như quý vị thấy, thế giới mà Sam-sôn sống có rất nhiều điều giống như của chúng ta ngày nay. Tôi nhận thức rằng không phải chúng ta đối mặt với người Phi-li-tin xưa. Chúng ta không kêu gọi giải phóng dân tộc như người thanh niên đó. Nhưng, về cơ bản, áp lực mà anh ta đối diện thì rất giống những gì chúng ta đối diện ngày nay.
Chúng ta đã nhắc đến vài lần trong loạt bài học về việc đứng vững một mình, rằng mạng lưới của thế gian có bốn mục tiêu căn bản có thể được diễn tả trong bốn từ: danh, lợi, quyền, và thú vui. Nếu quý vị muốn bước hòa nhịp với thế gian, chắc chắn quý vị cũng sẽ muốn trở nên giàu có, hoặc được nổi tiếng, hoặc ở vị thế chỉ huy, hoặc thỏa mãn mọi ước muốn của mình. Thành thật mà nói thì không dễ dàng để sống trong một thế giới có mạng lưới hiệu quả như thế.
Ông Jonathan Swift đã viết câu chuyện giả tưởng nhiều năm trước đây, nói về Cuộc phiêu lưu của Gulliver. Đó là câu chuyện hấp dẫn nói về một người đàn ông vì một vài nguyên nhân nào đó đã bị lạc trên một hòn đảo do những người lùn và những sinh vật nhỏ chiếm đóng. Và những người lùn tí hon đó không có khả năng hay sức lực để bắt Gulliver. Bất cứ sợi dây tơ nhỏ bé nào của họ khi quấn quanh thân thể của người đàn ông đều cũng bị đứt cách dễ dàng. Nhưng trong một cơ hội, trong giây phút thiếu cảnh giác, ông ta đã ngủ say. Và quý vị có thể đoán ra rồi, họ bắt đầu quấn ông ta bằng từng sợi dây chỉ nhỏ, từng sợi một, giống như một mạng nhện, cho đến khi ông ta tỉnh giấc và thấy mình đã mắc vào bẫy, không thể thoát ra được nữa. Ông ta trở thành một nạn nhận bị bắt với một cái bẫy rất đơn sơ.
Mỗi con cái Chúa đều có quyền năng cần thiết của Ngài ở bên trong để chống lại sự tấn công giữ dội của kẻ thù. Nhưng hôm nay, tôi muốn nói với một số quý vị rằng quý vị đang thấy chính mình giống như ông Gulliver. Quý vị không muốn thừa nhận nó. Nó là một điều xấu hổ. Quý vị mong rằng nó không lộ ra. Nhưng có những lãnh vực trong nhiều cuộc đời trong quý vị đang lắng nghe đã và đang bị vướng trong bẫy.
Có lẽ trong số bốn trận chiến, trận chiến khó khăn nhất để đối phó nhất là trận chiến xác thịt, lãnh vực khoái lạc, là điều mà chúng ta tìm thấy trong bài học cuộc đời của Sam-sôn – toàn bộ lãnh vực của sự cám dỗ về ham muốn nhục dục. Có người chiến đấu với tình dục đồng giới tính, quan hệ không hợp pháp ngoài hôn nhân, mặc dù ngay cả quý vị đã hứa nguyện chung thủy cho đến răng long tóc bạc. Một số khác trong quý vị thấy chính mình đang bị mắc trong bẫy, mặc dù quý vị chưa kết hôn nhưng có sự thông dâm, với biết bao cuộc hò hẹn, hay trong những cuộc vui quá trớn giữa trai gái. Và quý vị đã khám phá rằng nó là một trận chiến không ngừng nghỉ. Điều đó không ngày càng dễ dàng hơn, nhưng nó ngày càng khó hơn nữa (AIFL-828, TS). Mạng lưới của thế gian nói rằng: “Hãy xem, nếu cảm thấy tốt, hãy làm đi. Nó chỉ là khuynh hướng tự nhiên thôi. Hãy để nó xảy ra. Nếu bạn làm thế, bạn sẽ thấy sự được thoải mái.”
Trong một bài thánh ca xưa có câu: “Bạn có được tự do thoát khỏi gánh nặng tội lỗi không? / Có quyền năng trong huyết.” Thật ra, cả câu đầu đều bắt đầu với câu: “Bạn có tự do không? Bạn có tự do không?” Quý vị thấy đấy, đó là sự thật. Nếu quý vị thật sự muốn làm nô lệ, hãy để sự thôi thúc của ham muốn tự do hành động trong quý vị. Quý vị sẽ bị nô lệ. Nó sẽ không giải phóng quý vị, mà nó sẽ bắt quý vị làm nô lệ.
Tấm gương tiêu biểu nhất là Sam-sôn, một người có nhiều lợi điểm. Thật sự thì tôi cũng đã liệt kê ra ba điều mà chúng ta đã học lần trước về chủ đề nầy. Những hoàn cảnh thuận lợi của Sam-sôn là: Sự sinh ra của ông được loan báo từ thiên thượng; kế hoạch cho cuộc sống của ông được thiết lập; và cha mẹ của ông là người tin kính. Ồ! Đó há không phải là điều vĩ đại sao quý vị?
Một số người trong chúng ta đã trãi rộng mức độ tối đa của đức tin của mình, để khám phá những gì trong chương trình của Đức Chúa Trời cho cuộc đời của mình? Tuần nầy tôi vừa nói chuyện với một phụ nữ sắp bị tuyệt vọng. Chị ấy đã cố thử cách nầy, cố thử cách kia. Tiếp tục đi trước Chúa trong lãnh vực nầy, lãnh vực khác, và trong mỗi một công việc chị cố thử đều gặp cánh cửa đóng lại. Chị hoàn toàn không biết ý chỉ của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời của chị là gì cả. Chị thật sự đang tranh chiến. Hầu như chị đổ nước mắt suốt thời gian nói chuyện với tôi.
Đối với Sam-sôn thì không có gì phải thắc mắc cả. Chương trình của Đức Chúa Trời cho ông được chép trong Các quan xét 13:5, đã nói cho cha mẹ của ông trước khi ông sinh ra, “… Nó sẽ giải cứu Is-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin.”
Không phỏng đoán, không búng đồng tiền sấp ngửa, không bàn bạc với thấy tế lễ. Sam-sôn đơn giản chào đời trong một chương trình đã sắp đặt sẵn cho ông. Điều đó há không vĩ đại nếu như Đức Chúa Trời tỏ cho cha mẹ quý vị về chương trình của Ngài trên cuộc đời của quý vị là gì sao? Và từ những ngày đầu rất sớm đó, họ có thể chuẩn bị cho quý vị theo kế hoạch đó. Và họ là những người tin kính. Quý vị thấy, quý vị sẽ không nghĩ rằng một người mà đã sống buông thả như Sam-sôn đã sống, mà lại có được bậc cha mẹ là người tin kính Chúa.
Cách đây nhiều năm, dân chúng sống tại vùng Boston luôn ở trong sự phập phòng, lo sợ vì một kẻ quẫy phá ở Boston được thả lỏng. Nhiều người trải qua những đêm mất ngủ. Cuối cùng thì hắn bị bắt. Mọi người lúc đó đều theo dõi diễn tiến phiên tòa xử hắn được đăng trên báo chí với sự quan tâm không ngớt. Trong trường hợp, viên luật sư biện hộ hy vọng nhận được sự ân xá cho thân chủ mình, nên yêu cầu phạm nhân nầy mô tả lại hoàn cảnh, đời sống gia đình của hắn ta. Người ta không bao giờ quên câu chuyện mà hắn đã kể. Hắn nói rằng hắn luôn nhớ việc cha hắn đã bức ép mẹ hắn phải ngồi trên một cái bàn trong nhà bếp, và trong một hành động tàn bạo cha hắn đã bẻ gãy tất cả các ngón tay trên cả hai bàn tay của bà mẹ, và mẹ hắn đã phải sống suốt đời còn lại với hai bàn tay tật nguyền.
Nhưng Sam-sôn đến từ trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt điều đó. Quý vị có thể nghĩ một người đã sống trong sự buông thả và từng trãi nhục dục như thế chắc phải xuất thân từ loại bối cảnh giống như câu chuyện vừa kể. Nhưng không phải vậy. Chàng có cha mẹ là người yêu mến Chúa tha thiết với tất cả tấm lòng, linh hồn, và trí não. Nhưng Sam-sôn đã phát triển vài đặc tính không tốt. Mời quý vị hãy chú ý điều nầy. 14:1 bắt đầu: “Sam-sôn đi xuống Thim-na, thấy một người nữ trong vòng các con gái Phi-li-tin. Vì vậy người đã trở lại thuật điều đó cho cha mẹ mình, mà rằng: Con có thấy một người nữ tại Thim-na. . .”
1. Nói đến lối sống của Sam-sôn, câu nói đầu tiên được ghi nhận là, “Con thấy một người nữ.” Cho nên tính chất không thuận lợi đầu tiên của Sam-sôn là ông chú tâm vào đối tượng sai. Chúng ta đã nói đến điều nầy trước đây, cho nên tôi xin thông qua. Tiêu điểm của ông hoàn toàn thuộc về vật chất. Người nữ nầy không hề được biết tên, chỉ được gọi là “người nữ tại Thim-na.” Nàng là một phụ nữ Phi-li-tin. Chính xác là nàng không hề có đức tinh và di sản thuộc linh. Nếu có bất cứ điều khác biệt nào, thì tôi tin chắc trước giả đã nhắc đến rồi. Sam-sôn không nói đến điều đó, thậm chí cũng không chú ý đức tính của nàng nữa. Ông thiếu quan sát xem người nữ nầy thuộc hạn người nào. Ông không cần biết đến. Ông chỉ ham muốn thân thể của nàng mà thôi. Đó là lý do tại sao câu 3 ghi lại như sau, “Chàng nói với cha mẹ… và cha mẹ người nói rằng: Trong vòng các con gái của anh em con và trong cả dân sự chúng ta, há chẳng có người nữ nào, mà con phải đi cưới vợ dân Phi-li-tin chẳng chịu cắt bì đó sao? Sam-sôn đáp cùng cha rằng: Xin cha hãy cưới nàng đó cho con, vì nó đẹp mắt con.”
Câu 7, Vậy, người đi xuống nói cùng người nữ và nàng đẹp lòng Sam-sôn. Không có một người đàn ông nào đang lắng nghe tôi hôm nay mà không hiểu được những gì thúc đẩy trong lòng của Sam-sôn. Mặc dù nó có the rất để đối phó, nhưng thưa quí ông, nó đang ở đó.
Các nhà tâm lý bảo chúng ta rằng có hai sự thúc đẩy to lớn, hầu như cái nầy tương đương với cái kia. Sự thúc đẩy mạnh hơn hết trong hai điều đó là sự thúc đẩy của việc tự bảo tồn. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để tồn tại. Có nhiều trường hợp ghi nhận nơi đội cứu nguy đã tìm thấy những cá nhân đã ăn những thứ không thể tin được và đã uống những thứ khó tin nhất chỉ để được sống còn. Nhưng sự thúc giục lớn thứ hai trong chúng ta là sự thúc giục liên hệ đế đời sống tình dục, sự thúc đẩy duy trì nòi giống. Và toàn bộ lĩnh vực trong đời sống tình dục là trạng thái mãnh liệt tự nhiên.
Tiếp theo đó chúng ta cũng đã nhắc đến những lời nói của bác sĩ James Dobson về việc có sự khác nhau giữa sự thúc đẩy trong người đàn ông và người đàn bà. Vì tính tự nhiên của nó, tôi muốn lập lại lần nữa. Để bắt đầu với, ông nhắc đến cả hai. “Đầu tiên, người đàn ông được thích thú bởi sự kích thích của thị giác; còn người nữ do sự va chạm. Thứ đến, người đàn ông thì rất thiếu phán đoán trong sự thúc đẩy của tình dục; còn người nữ thì sáng suốt quá mức. Hầu như người đàn bà không thể nào có được sự quan hệ thoải mái với một người mà nàng không yêu thương, tôn trọng và vui vẻ, sâu xa và tràn ngập xúc cảm.”
Bác sĩ Dobson đưa ra một quan điểm mà tôi muốn trích đoạn nay sách của ông ta. Ông nói: “Nếu tôi có quyền truyền đạt chỉ một sứ điệp cho mỗi gia đình, thì tôi sẽ chỉ rõ cho họ tầm quan trọng của vần đề nầy.” Điều cho chúng ta suy nghĩ phải không quý vị? Cũng với chủ đề đó, bác sĩ Dobson nói: “Nếu tôi có sự chọn lựa về việc chia sẻ bất kỳ điều gì với bậc làm cha mẹ, những người làm chồng hay làm vợ, thì tôi sẽ nói họ hãy cố hiểu hai sự khác biệt cơ bản đó.”
Nếu một Bác sĩ dũng cảm của con người có thể nói lên loại ưu tiên đó, thì tôi sẽ nói điều giống như vậy. Nếu quý vị là cha mẹ, thì một trong những trọng trách tốt nhất mà quý vị có thể làm đối với con cái của quý vị, là giúp cho chúng hiểu sự thúc đẩy mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng. Giúp cho con gái của quý vị hiểu được sự thúc đẩy Chúa đã ban cho phái nam. Và khi không kiểm soát, đàn ông hầu như không thể dừng nó lại. Và cũng giúp cho con gái quý vị hiểu cách đối phó như thế nào trước tình huống người con trai với sự thúc giục mạnh mẽ muốn di chuyển vào cuộc đời của cô ta.
Quý vị thấy, Sam-sôn không được sự huấn luyện dạy dỗ tường tận về điều đó, hoặc là nếu có thì ông ta phớt lờ đi. Ông tập trung hoàn toàn vào cơ thể vật lý, và chỉ có điều đó! Sau sứ điệp lần trước, có người đến hỏi tôi, trong cách khá ngượng ngùng rằng: “Phải chăng điều đó có nghĩa là tôi không nên có một cô dâu phúc hậu? Có phải tôi sai khi nhìn một cô gái có duyên và muốn sự duyên dáng của người ấy?” Tôi đáp: “Đừng quên rằng nguyên tắc liên hệ đến việc chỉ thu hút với sự hấp dẫn thân thể bên ngoài mà thôi. Ba mẫu tự đó rất quan trọng. Không phải chỉ điều đó, không phải chỉ sự hấp dẫn thân thể đó.” Và đó là tất cả điều Sam-sôn muốn.
2. Đặc điểm bất lợi thứ hai của Sam-sôn là: Chàng sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình cách cẩu thả. Chúng ta hãy học qua sự cân bằng đoạn nầy, và vài phân đoạn khác để chỉ cho thấy cách mà ông ta đã sử dụng thì giờ nhàn rỗi. Nên nhớ là mục tiêu trong cuộc đời của Sam-sôn là giúp giải phóng Y-sơ-ra-ên. Dường như ông đã coi điều lạc lối như là một thói quen bình thường. Ông đã để rất ít thì giờ lo cho việc giải phóng Y-sơ-ra-ên, và dùng rất nhiều thì giờ lo cho sự hưởng thụ của bản thân mà thôi. Xin xem câu 10.
Xin nhớ giữa câu 7 và câu 10, Sam-sôn đã làm một cuộc hành trình đi gặp cô gái nầy. Ông đã giết con sư tử, tổ chức cuộc chuyến đi khác, theo tiến trình của thời gian xác sư tử nầy có một tổ ong mật đóng trong đó, và ông lấy mật vừa ăn một ít đang khi trên đường xuống gặp cô gái. Qua đó đã phá vở lời thề Na-xi-rê của chàng. Người Na-xi-rê thì không cạo đầu, phải kiêng cử ăn uống theo điều đã qui định và không bao giờ gần xác chết. Nhưng Sam-sôn đã vi phạm cả ba điều.
Bây giờ thì khi Sam-sôn đến gặp người nữ đó, câu 10, cùng với cha mình, sẵn sàng để xin cưới nàng làm vợ, và họ tổ chức một bữa tiệc lớn. “. . . Ấy là thường tục các gã thanh niên hay làm.
Vừa thấy chàng người ta bèn mời ba mươi gã thanh niên để kết bạn cùng chàng.
Sam-sôn nói với họ, “Tôi sẽ cho các anh em một câu đố; . . . .”
Đây là một người có trách nhiệm giải phóng Y-sơ-ra-ên. Nhưng ông lại đang ra câu đố cho những tên long nhong tại vùng đất Phi-li-tin. Sam-sôn nói, “. . . nếu trong 7 ngày tiệc, anh em giải nó ra, thì tôi sẽ thưởng cho anh em 30 cái áo trong và 30 bộ áo lễ.
Còn nếu anh em không giải nó ra được thì anh em phải nộp cho tôi 30 cái áo trong và 30 bộ áo lễ.
Và chúng đáp rằng: Anh hãy ra câu đố đi cho cúng tôi nghe.
Rồi chàng ra câu đố cho chúng rằng, . . . Của ăn từ giống ăn mà ra, vật ngọt từ giống mạnh mà ra. . .”
Họ đã họp lại để thảo luận, bức đầu bức tóc trong ba ngày mà không giải được câu đố. Chắc chắn là không rồi. Ai có thể giải chứ? Chuyện đó đâu có liên quan gì? Người giải phóng đang làm gì khi sáng tác một bài thơ như thế? Sam-sôn đang làm gì khi quanh quẩn quanh trại Phi-li-in để kết bạn và hấp dẫn cô dâu? Chắc chắn Đức Chúa Trời đã chuyển từ tai họa sang ban phước trong việc đó, để cuối cùng ông đã giải phóng được một số người, nhưng nó đã trợt khỏi mục tiêu và hầu như rất tiếu lâm. Cho nên họ không thể giải được. Vì vậy họ tìm cách giải quyết, trong câu 15, “Đến ngày thứ bảy họ nói với vợ của Sam-sôn, “Hãy dụ chồng nàng…”
Chúng ta dành ít thì giờ tìm hiểu từ đó. Từ dụ trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “mở rộng,” trong hình thức động từ nó có nghĩa là “quyến rũ” hay “thuyết phục.” Sam-sôn là người phóng khoáng, rộng rãi. Ông không hẹp hòi như tổ phụ cứng rắn của mình: Trong ý nghĩ của mình, Sam-sôn là người hào phóng. Khi quý vị hẹp hòi và cứng rắn, lúc đó quý vị không bao giờ được hiểu sự tự do. Thế nên Sam-sôn sẽ cứ thoải mái tự nhiên!
“. . . Chúng nói cùng nàng rằng: Hãy dụ chồng nàng giải câu đố cho chúng ta; bằng chẳng ta sẽ đốt nàng và cha nàng. . .” Quả làm nhóm một người độc đáo để chơi chung phải không quý vị? “Nàng hãy làm đi, hay là muốn chúng ta đốt nàng và thiêu rụi tất cả.”
Cho nên nàng sử dụng vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Câu 16, “Vợ Sam-ôn khóc trước mặt người mà nói, Quả thật chàng ghét tôi (chàng, quý vị đã nghe trước đó?), chàng ghét tôi, chẳng thương tôi chút nào; chàng đã ra câu đố cho các con trai dân sự tôi, mà không giải nghĩa cho tôi.” Người đáp, “Kìa, ta không giải nghĩa cho cha mẹ ta thay, mà ta lại giải nghĩa cho nàng sao?”
Sam-sôn thật sự đã nghĩ là mình rất mạnh, nhưng hãy xem câu kế tiếp, “Tuy nhiên, nàng cứ khóc trong 7 ngày . . .”
Đối với người đàn ông, đó là thời gian bị tra tấn thật dài! Không người đàn ông nào có thể chịu đựng nổi trong 7 ngày, ngày nầy qua ngày kia, không đồ ăn, không nước uống, chỉ có khóc lóc. Cuối cùng nàng làm áp lực quá mạnh với chàng và chàng “giải nghĩa cho nàng câu đố đó.” Nàng chỉ nằng nặc nheo nhẻo với chàng, khóc lóc trước mặt chàng cho đến cuối cùng chàng nói cho nàng tất cả mọi điều hầu nàng câm miệng lại. Cho nên Kinh Thánh ghi, “. . . người giải nghĩa câu đố cho nàng, và nàng đã giải lại cho các chàng trai dân sự mình.”
Sam-sôn đang làm gì với câu đố và với một phụ nữ nheo nhẻo như thế? Người nầy có trách nhiệm giải phóng dân tộc Y-sơ-ra-ên! Thật ra, chàng không biết cách sử dụng thì giờ nhàn rỗi của mình!
Các quan xét 15:20, “Nhằm trong thời kỳ dân Phi-li-tin cai trị Y-sơ-ra-ên, thì Sam-sôn làm quan xét nơi Y-sơ-ra-ên trọn hai mươi năm”
Các quan xét 16:1 “Sau đó Sam-sôn đi đến Ga-xa, thấy một kỵ nữ ở đó, bèn đi vào nhà nàng.”
Sau 20 năm làm quan xét dân Y-sơ-ra-ên, ông có bị mang tai tiếng hay hsy trong sạch, chúng ta không được cho biết, nhưng 20 năm sau đó ông lại gục ngã ngay cùng cái bẫy đó, cũng bởi một phụ nữ không biết tên, bởi vì một lần nữa, ông theo đuổi một thân thể hấp dẫn. Ông không quan tâm đến bất kỳ điều gì về người phụ nữ của đường phố ấy. Và cũng lại xoay quanh lúc nhàn rỗi của ông, câu 4 cho chúng ta thấy, “Sau đó, người yêu mến một người nữ trong trũng Sô-rết, tên là Đa-li-la.”
Ông không giải phóng dân Y-sơ-ra-ên, ông đang tìm kiếm phụ nữ tại mọi nơi. Đó là tất cả những gì Sam-sôn đang làm.
Bây giờ tôi biết là tôi đang đến chỗ nói thẳng, và tôi muốn như vậy. Đó là cách duy nhất mà Đức Chúa Trời sẽ gây sự chú ý của một số người trong quý vị đang giống như Gulliver, dễ bị lừa và mắc bẫy, buông lơi phóng đãng. Và nếu quý vị không học điều gì khác từ câu chuyện này, tôi hy vọng ít nữa quý vị cũng học được vài điều về sự quan trọng của sự nhàn rỗi! Chúng tôi giáp mặt với nó ngay đầu mùa nghỉ hè nầy. Theo thống kê cho thấy mức độ thanh thiếu niên phạm tội trong những tháng hè rất nhiều. Đó là lúc nhàn rỗi. Chúng dùng vũ lực hãm hiếp, càng lúc càng gia tăng. Đúng là nhàn cư vi bất thiện.
Bây giờ tôi muốn đề cập đến vài cách sử dụng thì giờ rảnh rỗi như thế nào. Ngoài chính Chúa, thì quý vị là người biết rõ hơn ai hết về những điều yếu đuối của mình. Một số quý vị không chịu sự lôi kéo của sách báo khiêu dâm. Thì nên tránh xa nó. Quý vị là người khờ dại chần chừ trước nó. Một số quý vị không thể chịu nổi áp lực về phim ảnh đồi bại. Quý vị đang làm gì khi để thời gian của mình trong những thứ đó chứ? Nếu quý vị không xử lý nó nổi, thì xin hãy tránh xa nó. Điều đó giống như một người cố gắng chiến thắng bệnh ghiền rượu, lại mướn phòng ở ngay trên quán rượu vậy. Quý vị không thể tự chế được, thì xin đừng uống nữa. Hình ảnh của sự tưởng tượng chợt hiện ra trước mặt quý vị, và sự tưởng tượng của quý vị trở nên hoang dại, nó chỉ là sự thúc đẩy căn bản của đời sống. Quý vị biết rằng quý vị đang làm suy nhược chính mình, khi quý vị để những thứ đó ở trong trí của quí vị. Có một vài lãnh vực mà tôi hoàn toàn không thể chịu nổi, và tôi khôn ngoan tránh xa chúng. Hầu như lúc rảnh rổi tôi thường dễ bị cám dỗ nhất.
Mẹ của Mục sư Chuck Swindoll không khôn ngoan lỗi lạc do được giáo dục tốt, nhưng bà rất thông minh. Khi nhìn lại, Mục sư nhận thấy rằng bà mẹ thật sự đã lo liệu, sắp đặt cho ông mọi kế hoạch từ mùa hè nầy đến mùa hè khác. Dường như những ngày học ở trường đã qua mà Mục sư lại thấy bận rộn hơn, và mẹ ông lo liệu đủ thứ cho ông. Khi có một ít thời gian rảnh ông suy nghĩ: “Tại sao chiều nay mình không đi bơi?” Mục sư đi đến hồ bơi chiều hôm đó, rồi trở về. Mục sư đã làm mọi thứ từ đan giỏ đến sơn phết. Trông giống như trường hợp cái giỏ. Nhưng điều chính là Mục sư bận rộn từ ngày nầy sang ngày kia, và ông không bao giờ lo lắng cho đến khi tôi rảnh rỗi. Đó là khi tôi tắm xong, khi tôi thư giản.
3. Đây là yếu tố thứ ba tôi muốn quý vị chú ý: Sam-sôn muốn kết thân với đám người không tốt. Chúng ta vừa đọc thấy có 30 gã hối hả đến dự tiệc. Bây giờ ông ở đây với Đa-li-la. Chú ý câu 5 gọi đám đông “Các quan trưởng Phi-li-tin.” Không mục đích. Không kế hoạch.
Xin chú ý những gì họ nói với Đa-li-la. Họ nói với nàng, “Hãy dụ dỗ hắn.” Cùng từ. “Người đàn ông nầy rất dễ bị lừa. Đa-li-la, hãy quyến rũ hắn. Hãy tìm ra do đâu hắn có sức mạnh phi thường đó. Hắn là một bí ẩn đối với chúng ta. Hắn có thể đánh bại hàng ngàn người trong chúng ta chỉ với cái chớp của một con mắt. Hãy tìm ra cho bằng được làm sao hắn có thể đánh thắng như thế.” Và rõ ràng là Sam-sôn trông giống như bất kỳ người đàn ông Do Thái nào khác ở ngoài đường trong lúc đó: “Hắn ta giống như những người khác nhưng tại sao hắn quá mạnh? Đa-li-la, hãy dụ hắn để tìm ra nguyên nhân đó.”
Chạy theo đám người xấu, lại có một người bạn khác phái không tốt, cho nên ông bị cô nàng đưa thẳng vào kế hoạch của mình. Có lẻ quý vị biết quá rỏ câu chuyện, nó hầu như giống với chúng ta. Câu 6, “Đa-li-la nói với Sam-sôn rằng, “Tôi xin chàng hãy nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh lớn lao, và phải dùng chi trói chàng để bắt phục chàng,””
Quý vị phải trở nên rất chậm hiểu mới không nhìn thấy âm mưu, nếu quý vị nghe câu 6, quý vị biết họ muốn nói điều gì. Gần như nàng bảo rằng: “Sam-sôn anh yêu quí! Vì chúng tôi muốn bẫy chàng, xin cho chúng tôi biết do đâu chàng có sức mạnh phi thường vậy? Và nếu chàng chỉ đơn nói với chúng tôi biết sơ qua điều bí mật ấy, thì chúng tôi sẽ bắt phục chàng.” Và Sam-sôn đáng thương của chúng ta ngẫm nghĩ: Điều này sẽ rất vui. Cho nên ông kể cho nàng rất nhiều ý thật vui. Ông nói, “. . . Nếu người ta trói tôi bằng bảy sợi dây cung tươi và con ướt, thì tôi sẽ trở nên yếu đuối như một con người khác.”
Nàng bèn làm như vậy. Nàng thu gom gấp rút các sợi dây cung tươi và quấn chặt thân hình Sam-sôn rồi nói: “Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm người,” (câu 9). Cho nên ông bứt đứt tất cả và thoát ra. Và khi người Phi-li-tin thấy điều đó bảo: “Ôi, chúng ta bị gạt rồi!” Căn nguyên sức mạnh vẫn chưa tìm ra được.
Câu 10, nàng quay trở lại và nói cùng Sam-sôn rằng, “. . . Nầy chàng đã gạt tôi, nói dối với tôi; xin bây giờ hãy tỏ cho tôi lấy chi trói chàng?”
Rồi ông tỏ cho nàng bí mật kế tiếp. “. . . Người ta cốt ta bằng dây lớn mới, (dây thừng) chưa hề có ai dùng, thì ta sẽ trở nên yếu như người khác.”
Ở đây người có trách nhiệm phải giải thoát dân Y-sơ-ra-ên khỏi bàn tay cai trị người Phi-li-tin đang lẩn quẩn bên một cô gái xa lạ tại Sô-rết, đang nói chuyện về các sợi dây cung tươi, dây thừng mới và những loại chuyện lố bịch tức cười. Rồi họ lại thực hiện theo lời ông.
“. . . nhưng người bứt những sợi dây lớn (dây thừng) trói cánh tay y như bứt một sợi chỉ. “ Đa-li-la lại nói với Sam-sôn, “. . . Chàng gạt tôi và nói dối tôi đến bây giờ. Vậy, xin nói cho tôi biết phải trói chàng bằng chi? Người đáp: Nàng cứ dệt bảy dọn tóc thắt của đầu ta. . .”
Khoan đã! Hãy giữ chỗ đó! Hãy chú ý điều gì đang xảy ra? Trong lúc vui vẻ, nhàn rỗi và với tính ham mê khoái lạc nổi lên, ông sắp tiến gần đến điều thiêng liêng, có phải không? Quý vị và tôi biết rằng sức mạnh của ông không phải ở nơi tóc, nhưng nó là dấu hiệu của sức mạnh mà ông có được, nó là lời nhắc nhở về sự hứa nguyện của ông. Trong lúc vui vẻ ông nghĩ: “Ồ, tại sao không để nàng dệt tóc của mình vào canh chỉ nầy nhỉ?” và nàng đã làm. Hãy xem, ông ta đang bắt đầu lạm dụng đến những điều thiêng liêng.
4. Đó là trở ngại thứ tư của Sam-sôn. Ông đã không nghiêm túc giữ lời hứa nguyện của mình. Chúng ta chỉ thay đổi từ “hứa nguyện” thành “Đức Chúa Trời.” Ông đã không nghiêm túc với Đức Chúa Trời. Ông ta nhớ lại điều mà lúc còn bé cha mẹ ông đã lập lời hứa dâng ông làm người Na-xi-rê cho Đức Chúa Trời. Ông ta phải nhớ điều đó. Nhưng ông nghĩ: “Ta lớn hơn điều đó.”
Cho nên ông nói: “Tại sao nàng không quấn tóc ta?” Và nàng đã làm, nàng lấy con sẻ cột chặt lại rồi la lên rằng, “. . . Ớ Sam-sôn, người Phi-li-tin xông hãm ngươi! và Sam-sôn thức dậy, nhổ, con sẻ của khung cưởi và. . .”
Câu 3, Sam-sôn đã nhổ chúng đi. Bây giờ, xin xem câu 15. Một lần nữa dưới thế lực của người phụ nữ nầy, quý vị chỉ có thể tưởng tượng ra nó, “Nàng nói với ông, “Làm sao chàng nói được rằng, ‘tôi yêu nàng!’ bởi vì lòng chàng chẳng thành thật cùng tôi? Chàng đã gạt tôi ba lần, và chẳng nói cho tôi biết bởi đâu chàng có sức mạnh vĩ đại đó.”
MỖI NGÀY nàng lấy câu hỏi ghẹo lòng làm rối trí người, đến nỗi người bị tức mình muốn chết.”
Cuối cùng ông chỉ vừa kịp than: “Chúa ơi! Hãy giúp con.” Rồi ông thuật cho nàng mọi điều. Tất cả quá bất ngờ, ông đã lún quá sâu và không thể nào rút ra được.
Tôi câu chuyện về một trong những phương cách bẫy khỉ, mà tôi đã nghe kể lúc nhỏ. Người ta dùng một trái dừa, vạt cái gáo một lổ nhỏ, vừa đủ cho con khỉ thọc bàn tay vào, và họ bỏ thức ăm vào đấy. Đoạn đem đặt ở bìa rừng, hay chỗ có khỉ lui tới. Khi con khỉ ngửi được mùi thức ăn, bèn đến bên trái dừa, thọc tay vào bên trong gáo dừa để lấy thức ăn. Lúc đó người thợ săn sẽ chạy ra la lớn lên. Con khỉ vừa chạy, nhưng vừa tiếc thức ăn, nên nắm cả bàn tay đầy thức ăn bên trong, do đó không rút tay ra được, cho đến khi người ta đến bắt. Chúng ta cười với câu chuyện đó. Nhưng đó là điều cũng luôn xảy ra với chúng ta.
Tất cả những gì Sam-sôn cần làm trong lúc đó là nhận thức rằng: “Ô, tôi bị lún sâu rồi, tôi phải lui lại!”
Tôi xin đọc cho quý vị nghe một trích đoạn trong quyển sách nhỏ nói về sự cám dỗ của ông Deitrich Bonhoeffer. Đó là những lời hay nhất mà tôi đã từng đọc trong một quyển sách nhỏ, vắn tắt nói về cám dỗ. Ông mở đầu bằng cụm từ: “Tại thời điểm này.” Ông đang nói về sự ham muốn nhục dục khi nó đạt đến điểm không quay lại được. Xin quý vị chú ý lắng nghe.
“Tại thời điểm này Đức Chúa Trời hoàn toàn không thực đối với chúng ta. Ngài mất tất cả tính xác thực đối với chúng ta. (Ai trong chúng ta không có từng trãi này phải không quý vị?) Chỉ có sự ham muốn sinh vật đó là thực tế lúc bấy giờ; thực tế duy nhất lúc đó là ma quỷ. Sa-tan không làm cho chúng ta đầy lòng ghen ghét đối với Đức Chúa Trời, nhưng làm cho chúng ta đầy tính quên Ngài. Và bây giờ sự lừa dối của nó được cộng thêm với sức mạnh này vào. Sự ham muốn khuấy động phủ vây tâm hồn và ý chí trong sự tối tăm sâu thẳm nhất. Khả năng phân biệt và sự quyết định đúng đắn bị cất khỏi chúng ta.”
Thật hay! Đúng Kinh Thánh. Gia-cơ nói rằng: “Mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xúi giục mình.” Từ đó có nghĩa là “quăng miếng mồi để nhử.” Miếng mồi rớt xuống và con cá từ nơi ẩn náo vọt ra, di chuyển về phía trước và vồ lấy. Nói theo cách thuộc linh, trong lúc di chuyển đến miếng mồi, Đức Chúa Trời bị quên lảng! Và miếng mồi rất thực. Trong khoảnh khắc của thời điểm đó, Sam-sôn chỉ nghĩ đến một điều – sự thỏa mãn sẽ như thế nào (AIFL-829, TS). Sự thật là nó chỉ trong chốc lát thôi.
Sam-sôn nói với người nữ tại thời điểm nầy rằng: “Hãy cạo sạch tóc khỏi đầu ta.” Thật ra, Kinh Thánh nói rằng: “Người đã tỏ thật lòng mình với nàng,” câu 17. Ông đã làm cho Đa-li-la những gì ông nên làm cho Đức Chúa Trời.
Tôi sẽ nói cho quý vị vài điều rất thực tế về sự cám dỗ và vài điều về trận chiến mà tôi chiến đấu cùng với tất cả quý vị ở trong đó. Tôi thấy rằng nếu tôi có thể chấm dứt tiến trình sớm chừng nào, thì tôi an toàn sớm chừng nấy. Nhưng có một chỗ mà tôi không thể quay lại được. Nếu tôi đi xa ra đến chỗ đó, tôi bị chìm.
Đó chính là những gì đã xảy ra với Sam-sôn. Ông ta đã đùa giỡn và thỏa mãn với nó, và bị buộc chặt với nó đến độ ông không thể quay lại được. Và bây giờ ông lại xem nhẹ, đùa cợt với điều rất thiêng liêng. Coi Đức Chúa Trời như không hiện hữu. “Người đã tỏ thật lòng mình với nàng.” Tôi nghĩ là phải chi Sam-sôn dừng lại, chạy ra khỏi nhà, ra đường, giơ hai cánh tay lên cầu xin: “Lạy Chúa, giờ đây xin ban cho con sức mạnh cần thiết từ nơi Ngài, vì con quá yêu đuối rồi Chúa ơi,” thì tốt biết mấy! Thỉnh thoảng chúng ta cũng làm như vậy!
Ông Jack Wyrtzen, người sáng lập trại LỜI SỰ SỐNG tại New York, có viết một câu chuyện thật rất lý thú về một cô gái Cơ Đốc, người có hẹn hò với người con trai muốn quan hệ thân thiết với cô. Tôi xin trích dẫn:
“Tôi còn nhớ một cô gái đẹp kia đến từ New England. Mỗi năm khi hè đến, cô đều có tham dự trại LỜI SỰ SỐNG, cô là chứng nhân tốt tại trường học, một người đem linh hồn tội nhân về cùng Chúa, và tất cả cho Chúa Cứu Thế Giê-xu.”
“Có một thanh niên sống cùng phố với cô, trở về từ chiến trường Việt Nam. Anh là phá phách, nhưng cuối cùng cha mẹ anh ta hướng dẫn anh ta đi nhà thờ. Cô gái tóc bạch kim nầy đập vào mắt xanh anh ta. Anh ta muốn hẹn hò với cô. Cô biết rõ tiếng tăm của người thanh niên nầy, cho nên khi anh ta mời cô đi chơi, cô liền từ chối. Anh chàng nghĩ là mình phải trả thù. Cho nên Chúa nhật sau đó, khi Mục sư kêu gọi thân hữu đến với Chúa, chàng ta bước lên, thậm chí còn rơi vài giọt nước mắt cá sấu nữa. Qua ngày hôm sau, chàng ta lại yêu cầu hẹn gặp cô lần nữa. Lần nầy cô nàng đồng ý, vì cô nghĩ bây giờ thì anh ta là Cơ Đốc nhân rồi.”
“Vài ngày sau, Mục sư gặp cô trên phố và hỏi thăm cô về cuộc hẹn của cô hôm ấy. Cô trả lời: ‘Hắn ta đúng là tên giả mạo. Trên đường trở về nhà, hắn cho xe dừng lại trên một con đường tối đen và muốn suồng sả với tôi. Cho nên tôi bảo: ‘Anh làm ơn mở đèn lên chỉ một phút thôi!’ Khi gã mở đèn trong xe rồi, cô ta liền lấy Kinh Thánh Tân Ước ra và nói: ‘Bây giờ, tôi nghĩ là chúng ta cùng đọc một đoạn trong Kinh Thánh Tân Ước nầy.’ Và cuộc hẹn chấm dứt.”
Quý vị biết không? Cần can đảm lắm mới làm được điều đó. Quý vị tự hỏi không biết do đâu anh chàng kia thất bại phải không? “Xin anh mở đèn lên!” rồi cô ta mở Kinh Thánh bắt đầu đọc cho chàng ta nghe.
Một trong những điều rõ ràng mà Bonhoeffer nói trong lời dẫn giải về sự cám dỗ của xác thịt, là khi Kinh Thánh nói đến bỏ chạy, nó không có nghĩa thông thường là thoát ra khỏi xa và chạy đi. Nó có nghĩa là chạy đến nơi Nương Náu của quý vị. Và đó là những gì cô gái ấy đã làm.
Các bạn gái thân mến! Một trong những điều tồi tệ nhất mà một chàng thanh niên có thể làm là lừa gạt để chiếm lấy, lợi dụng sự thầm kín nhất của các bạn. Hắn sẽ nói với các bạn là hắn đang yêu say đắm, và đó là dấu hiệu của tình yêu. Không đâu, đó chỉ là dấu hiệu của lòng ham mê. Hắn nghĩ đó là tình yêu, vì đó là cái nhìn của hắn. Nếu bạn là một phụ nữ trẻ khôn ngoan, bạn sẽ thấy đâu là ranh giới của nó.
Và các bạn trai thân mến! Tôi xin nói với các bạn rằng việc lừa gạt một cô gái như vậy là không ít thái quá hơn việc cô gái ăn mặc thời trang quyến rũ trước mặt các bạn. Nó rất dễ dàng cho một người nam đùa bỡn và chỉ biết thoải mái với những xúc cảm. Nó cũng giống việc một cô gái dùng thân thể đùa giỡn trước một thanh niên vậy. Nếu chúng ta không học điều gì khác, thì xin cũng nhận thức rằng chúng ta không có sức mạnh trong chính mình. Có một điểm mà nơi đó quý vị không thể quay trở lại được.
Bây giờ thì hậu quả chắc chắn xảy ra. Xin xem câu 21. Có hai sự lừa dối theo mạng lưới của thế gian mà Sam-sôn là thí dụ xác minh cho chúng ta. “Người Phi-li-tin bắt người.” Và xem điều gì họ làm trước hết. Họ đã làm gì trên thân thể của Sam-sôn? Đôi MẮT của ông! Những người Phi-li-tin đó biết rõ Sam-sôn hơn ông biết chính mình. Họ không muốn có điều gì sai trật xảy ra trên những cánh đồng Phi-li-tin. “Hãy móc mắt hắn đi!” Và họ MOI mắt ra. Nguyên ngữ Hơ-bơ-rơ đã sử dụng từ đó. Họ xem ông như một thằng hề mà không thể tự điều khiển. Thực ra, Mục sư J. Oswald Sanders mô tả trong sách của mình có tựa đề “Tráng Kiện Trong Đức Thanh niên,” mô tả Sam-sôn như là “NHÀ VÔ ĐỊCH TRỞ THÀNH CHÚ HỀ.” Chúng moi mắt ông ra và vứt ông vào ngục! “. . . rồi trói người bằng dây đồng đậu đôi, và bắt người phải xây cối trong ngục.”
Trước đây khá lâu tôi đã nghe thấy đâu đó câu này: “Tội lỗi không thấy được, tội lỗi không thấy được và tội lỗi nghiền nát.” Đó là sự thật. Ban đêm quý vị bị nó đánh thức nếu quý vị đi với nó. Cho nên họ móc mắt ông và vứt ông vào ngục bẩn thỉu tại xứ Phi-li-tin với phân và đồ nôn mữa của những người tù.
Có những hậu quả không? Thưa có!
Thứ nhứt: Ông bị làm suy yếu, chứ không phải được làm cho mạnh lên. Thế gian nói: “Hãy xem, quý vị thật sự có muốn mạnh mẽ không? Quý vị có thể điều khiển những sự cám dỗ đó.” Không đâu, nó sẽ làm cho quý vị yếu đi. Sam-sôn bị suy kiệt, không còn sức lực nữa.
Thứ hai: Ông ta trở thành nô lệ, chứ không phải được tự do. Ông trở nên nạn nhân của những người mà ông có nhiệm vụ chinh phục. Nó xảy ra luô mỗi khi quý vị chơi giỡn với tội lỗi.
Khi Mục sư Chuck Swindoll còn làm nghĩa vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến đóng ở ngoại quốc, Mục sư ở chung trong một lều với 48 người, mà có hơn 90 phần trăm đã bị hoặc đang bị bệnh hoa liễu. Toàn đơn bị vị đau đớn trong cuộc sống bệnh hoạn, một kiểu sống bị cấm.
Có một thanh niên, tạm gọi là Frank, sống buông thả với tội lỗi, anh đến từ bang Idaho. Anh chưa từng kinh nghiệm được tự do thoát khỏi sự ‘kềm kẹp’ của cha mẹ. Một đêm nọ anh ta ra phố và lang thang với một phụ nữ. Anh trở về nhà trong trạng thái quá sợ hãi vì mặc bệnh truyền nhiễm. Anh ta ngà ngà say và ngã xuống chỗ ngủ của Mục sư. Anh ta đang nói chuyện với anh chàng khác bổng nắm lấy Mục sư và nói: “Nầy, tôi muốn anh nói chuyện với tôi đi. Tôi sợ chết lắm!” Đêm đó Mục sư cùng đi dạo bên hành lang nhà ăn, và ngồi xuống nơi duy nhất có ánh sáng, nhà nguyện, và ngay đêm đó Frank quỳ gối và nói: “Con xin Chúa Cứu Thế Giê-xu đến với cuộc đời con.” Và anh cũng nói: “Chúa ơi! Con có một thói quen xấu xin Ngài phá vở cho con.” Mục sư Chuck Swindoll không bao giờ quên lời cầu nguyện đó của anh. Bảy tháng tiếp thep sau đó, Mục sư và anh cùng nắm tay làm công việc Chúa. Nhưng khi tôi rời quân đội trở về Mỹ, cũng là lúc anh trở lại với chốn cũ. Quý vị thấy đấy, tình trạng nô dịch nầy lại có thêm một lần chiến thắng nữa!
Bây giờ chúng ta làm gì để vượt qua điều đó? Tôi muốn để lại một sự kết thúc thật đẹp, hầu quý vị sẽ sống hạnh phúc mãi mãi vượt xa hơn sau sứ điệp nầy, nhưng tôi không thể làm được như thế. Thực ra, minh họa tôi vừa kể thì hiện thực hơn là làm vui thích. Tôi muốn nói rằng người lính ấy đã nóng cháy vì Chúa Cứu Thế Giê-xu, nhưng sự thật thì anh ta không phải như thế. Anh ta thỏa hiệp tội lỗi và đã thua cuộc chiến. Thực sự, thì Mục sư và người ấy có nói về điều đó chỉ trước khi ông rời khỏi đảo, nhưng anh ta đã cười to bảo rằng không bao giờ có chuyện như vậy xảy ra. Đáng tiếc, nó đã xảy ra!
Trước hết, tôi xin đề nghị điều nầy: Sự chú tâm tự nhiên của chúng ta phải được đối phó. Nếu quý vị muốn có chiến lược để chiến thắng, quý vị cần phải chống lại sự chú tâm tự nhiên của mình. Đối với một số người thì sự chú tâm tự nhiên là vào đồng tính luyến ái. Nó là một hiện tượng đang phát triển. Chúng ta nói đến điều đó trong Rô-ma đoạn 1. Sự chú tâm tự nhiên của nhiều người khác là thói quen quan hệ trái phép ngoài hôn nhân. Và quý vị biết điều đó là sai. Thói quen đối nhiều với người khác nữa là thêm loại tình dục gian dâm. Sự chú tâm tự nhiên đó cần phải được đối phó. Một trong những cách tốt nhất mà tôi biết, là cần một kế hoạch có hệ thống về việc học thuộc lòng Kinh Thánh, thay thế những ý nghĩ thuộc xác thịt bằng tư tưởng tin kính.
Một khía cạnh khác nữa là phải học là phát huy cách điều khiển cửa sổ tâm hồn. Giop 31:1 ghi: “Tôi đã có lập giao ước với mắt tôi, vậy làm sao tôi còn dám người nữ đồng trinh?” Và thưa quý vị, quý vị cũng hãy lập loại giao ước như thế, nếu không quý vị sẽ nhìn chằm chằm. Không phải là vấn đề về cái nhìn đầu tiên, mà trở ngại đến với cái nhìn thứ hai với cái nhìn chòng chọc. Quý vị đừng bao giờ lo lắng với cái nhìn thoáng qua bất chợt và đúng đắn. Nhưng Gióp nói: “Tôi đã có lập một giao ước. Tôi đã lập một lời thề.” Thực ra, theo I Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-8, nói về việc biết “cách nào” để kiểm soát chi thể của mình. Hãy phát huy kỷ thuật kháng cự lại.
Thứ hai: Thì giờ nhàn rỗi của chúng ta phải được canh giữ. Hãy ghi nhận điều đó. Quý vị không thể chỉ có một cái bún đồng tiền để xem tính chất thái độ khi quý vị đối mặt với thì giờ nhàn rỗi vào mùa hè như thế nào. Quý vị sẽ có thì giờ nhàn nhã ngay cả nếu quý vị làm việc tại một trại Kinh Thánh. Vào mùa hè, nếu quý vị không lưu tâm đến kế hoạch và một loạt các vấn đề cần thiết, sự nhàn rỗi sẽ giết chết quí vị. Nói chung, sự nhàn rỗi phải được bảo vệ, cảnh giác nếu không chúng sẽ bị nó giết.
Ông Leroy Eims đã viết trong quyển sách về sự lãnh đạo có đoạn: “Nơi tôi sống loài rắn chuông có rất nhiều, hầu như mỗi mùa hè tôi đều bắt gặp nó, và tôi rất sợ khi thấy nó cuộn lại, nó nhìn thẳng vào bạn và sẵn sàng tấn công. Nó phóng tới nhanh như chớp và chính xác. Tôi có suy nghĩ hai cách đơn giản để đối phó với nó là: lảng ra xa và tránh đối mặt. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Bạn không cần nhiều sáng suốt để tính toán những gì phải làm với một số điều nguy hiểm như sóng lưng lóng lánh của con rắn chuông. Quý vị đừng lân la với nó.”
Tôi ước mong đó là triết lý trong vấn đề sử dụng thì giờ nhàn rỗi của quý vị. Hãy có thì giờ vui vẻ. Thư giãn. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần thời gian thư giãn nghỉ ngơi đó. Nhưng ngay trong lúc nghỉ ngơi chúng ta cũng phải đề phòng. Đó cũng là lúc mà Đa-vít sa ngã. Khi quân tướng tiến về phía mặt trận thì ông lại đi dạo trên mái vòm, và đó là khởi đầu cho sự kết thúc.
Thứ ba: Những người bạn thân chúng ta phải được gạn lọc. Hãy quan sát cẩn thận những người quý vị chơi chung, gần gũi. Hãy quan sát cẩn thận những người quý vị để thì giờ riêng tư với nhau. Tôi sẽ cho quý vị một nguyên tắc căn bản: Nếu quý vị chưa làm sạch bạn bè của mình, thì quý vị không bao giờ làm sạch cuộc đời của mình. Có thể quý vị muốn như vậy, quý vị muốn nghe đi nghe lại đoạn băng về sứ điệp nầy. Quý vị sẽ không bao giờ tẩy sạch chính mình cho đến khi quý vị làm trong sáng tình bạn của mình. Những người bạn xấu chỉ dẫn đến một cuộc sống tối tăm. Bạn bè xấu làm hư tính nết tốt!
Thứ tư: Sự hứa nguyện của chúng ta với Đức Chúa Trời phải được duy trì. Giống như việc chúng ta phải giữ lời hứa trong hôn nhân, chúng ta cũng phải cầm giữ sự hứa nguyện, sự cam kết của mình, làm cho nó trong sạch. Sự hứa nguyện theo Ro 12:1-2 là: Đừng để thế giới xung quanh quý vị nắn ép quý vị theo hình dạng, khuôn mẫu của nó. Tôi xin gợi ý như vậy, bắt đầu đứng vững một mình, một vài người trong quý vị phải trở lại với lời nguyện đó, đọc nó trước mặt Chúa, và thầm nguyện. “Lạy Cha yếu dấu! Đó là nơi mà con muốn bắt đầu đứng, xin cho con vững vàng trước bất kỳ sự cám dỗ nào. Con muốn nghiêm túc thực hiện vấn đề đó.”
Quý vị biết, cựu Tổng thống Jimy Carter là một người rất lý thú. Tôi chưa từng gặp ông ta ngoài đời, chỉ được nghe thấy trên tivi. Tôi không đồng ý với ông về chính trị. Nhưng tôi phải nói một vài điều về ông, đó là ông dám đứng vững công khai xưng nhận quan hệ với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi ông có mặt tại đại học Marguette, thì có hàng loạt câu hỏi và áp lực đến từ phía sinh viên. Một trong các sinh viên đứng lên nói: “Xin Tổng thống nói cho chúng tôi biết về mối quan hệ của ông với Đức Chúa Trời.” Tôi xin trích dẫn phản ứng của ông. “Tôi là Cơ Đốc nhân sốt sắng.” Ông bắt đầu với giọng nói Georgia êm dịu kéo dài của mình. “Sự hiện hữu của Chúa Giê-xu trong niềm tin của tôi là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi không xấu hổ về điều đó. Trong mười năm vừa qua tôi có nhiều quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Đó là vấn đề riêng tư, nhưng đồng thời cũng là vần đề mà tôi lấy làm hảnh diện. Tôi hy vọng quyết định của tôi sẽ được dẫn dắt bởi những nguyên tắc đạo đức mà tôi tin theo.”
Đó là khí phách của Tổng thống Carter. Ông đã đứng vững, với lời công bố đơn sơ: “Đức tin của tôi trong Chúa Cứu Thế là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.” Nói về nó là một việc, còn làm cho nó rõ ràng vối bạn bè và những người xung quanh chúng ta là một việc khác. Quý vị có như thế không? Đó là cách phi thường sẽ giúp chúng ta bắt đầu đứng vững một mình.
Kính mời quý vị cúi đầu nhắm mắt lắng lòng yên lặng trong giây lát. Phải chăng nó không phải là vấn đề thời gian? Tôi không quan tâm nếu quý vị đã bắt đầu hàng trăm lần rồi, đừng để ma quỷ nói với quý vị rằng điều đó là vô ích. Phải chăng nó là lúc mà quý vị nhận lấy Ro 12:1-2 và đã ghi khắc vào lòng như những câu gốc gối đầu nằm, để nó sẽ có ảnh hưởng rộng rãi đến những cuộc hẹn, sự chọn lựa người hợp tác làm ăn, chọn việc làm, chọn thì giờ nhàn rỗi, chọn bằng hữu của quí vị? Có phải đây là thời điểm đó không? Phải chăng nó là lúc khởi đầu công việc cho quý vị, để công bố sự quan hệ của quý vị với Chúa Cứu Thế như là sự thách thức cá nhân? Có phải quý vị đã giữ kín đức tin của mình lâu đủ rồi chăng? Nó không phải là lúc quý vị bắt đầu nói không sao? “Không phải, nó chống lại sự niềm tin của tôi. Thà mất một người bạn. Tôi sẽ không đầu hàng.” Có lẽ những gì tôi nói là đây là thời điểm để quý vị đi đến chỗ nhận biết Chúa Cứu Thế là Chúa trong ý tưởng của quí vị.
Kính lạy Cha yêu thương, con cầu nguyện với Cha chúng con trên trời, qua quyền năng của Đấng duy nhất có thể ban cho chúng con sự tự do, xin Ngài thắt chặt những lẽ thật và những nguyên tắc đứng vững một mình trong tâm hồn của chúng con. Con cầu xin Ngài cho chúng con nổ lực làm mọi thứ được cân bằng và chắc chắn, để chúng con cũng cố và phát huy đức tin hầu gíup đỡ người khác trong lúc tối tăm, lúc miếng mồi thả xuống, lúc họ cô đơn không có ai cả, con cần có Ngài canh giữ, bảo vệ. Con cầu xin Ngài làm một công việc thực tế cho con, cho chúng con có quyết định dứt khoát đối với những nhu cầu quan trọng, cần kíp. Hôm nay trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng bảo vệ chúng con khỏi sự chần chừ, và đang hiện diện trong chúng con, xin Ngài xóa bỏ những vi phạm cho chúng con. A-men!