“Con bảo họ làm cho Ta một Đền Thánh và Ta sẽ ở giữa họ.” Xuất 25:8
1. Xây đền tạm:
Việc xây đền tạm bắt đầu trong Xuất 36. Trong Xuất 40, đền tạm được hoàn tất và dựng lên (Xuất 40:2,33). Khi vẫn còn đóng trại tại Si-nai, Môi-se được Chúa ban mọi luật lệ về các kỳ lễ và của dâng cùng tất cả luật lệ về chức tế lễ (Lê 27:34). Đền tạm là “nơi Thánh”, “nơi biệt riêng” ra cho Chúa ngự, như trong Xuất 25:8 có nói “Con bảo họ làm cho Ta một đền thánh và Ta sẽ ở giữa họ.”
Ai là người có trách nhiệm để lo phần vật chất cũng như xây cất Đền Tạm? Theo Xuất 25:1-9, cho chúng ta biết ấy chính là trách nhiệm của dân Y-sơ-ra-ên, dưới sự hướng dẫn của Môi-se. Góp phần xây dựng Hội thánh chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta ngày nay.
2. Biệt riêng A-rôn làm thầy thượng tế:
Trong sách Lê-vi ký, tất cả những luật lệ và luật pháp cho các kỳ lễ và của lễ của Y-sơ-ra-ên đều được thiết lập. Trong Lê-vi 8, Đức Chúa Trời bảo Môi-se biệt riêng A-rôn và các con trai ông. Chúng ta đọc trong Lê-vi 8:6 “Môi-se đem A-rôn và các con trai ông và dùng nước rửa họ.” Trước khi chúng ta có thể được biệt riêng, chúng ta phải được rửa sạch về tâm linh.
Rồi Môi-se xức dầu A-rôn trong Lê-vi 8:12 “Môi-se đổ dầu xức trên đầu A-rôn để xức dầu tấn phong và thánh hóa người”. Chính sự xức dầu của Đức Thánh Linh sẽ thánh hóa chúng ta và biệt riêng chúng ta cho chức vụ.
Một chân lý rất dễ bị bỏ qua ở đây là sự cao cả và tử tế của Môi-se trong việc biệt riêng A-rôn làm thầy thượng tế. Anh ông là A-rôn là người giới thiệu sự thờ lạy thần tượng con bò vàng cho dân Y-sơ-ra-ên trong lúc Môi-se còn ở trên núi với Chúa. Thật cần thiết cho việc chúng ta tha thứ người khác và đừng nhớ lại thất bại của họ. Đức Chúa Trời có thể khôi phục hoàn toàn và làm thành một chức vụ nơi ai đó trước đây đã từng phạm tội. Điểm rất quan trọng ở đây là chúng ta thường có thành kiến với những người đã thất bại.
3. Kê sổ dân số và giữ lễ vượt qua:
Trong Dân số ký 1, việc kê sổ các chi phái được thực hiện. Như ta đã lưu ý trước đây, có trên 600.000 người Y-sơ-ra-ên rời Ai-cập (Dân 1:19-46). Rồi trại quân được tổ chức để đủ chỗ cho sự di chuyển theo thứ tự khi họ tràn ngập về xứ hứa (Dân 2). Chi phái Lê-vi được biệt riêng khỏi phần còn lại của dân Y-sơ-ra-ên để phục vụ đền tạm (Dân 1:47-54)
Trong Dân 9, dân Y-sơ-ra-ên kỷ niệm lễ vượt qua. Giờ thì một năm đã trôi qua kể từ khi họ rời Ai-cập. Vào lúc này, họ đã ở núi Si-nai khoảng mười tháng (Dân 9:1-4). Mọi thứ bây giờ đều sẵn sàng để tiến bước đến Ka-đe Ba-nê gần biên giới của Ca-na-an.
4. Môi-se tuyển mộ Hô-bát :
Trong Dân 10-11-13, dân Y-sơ-ra-ên rời Si-nai và đi đến Ca-na-an, “Ngày hai mươi mốt tháng hai năm thứ nhì, trụ mây cất lên khỏi Đền Tạm Chứng Cớ. Dân Y-sơ-ra-ên nhổ trại, khởi đầu cuộc hành trình từ sa mạc Si-nai và trụ mây dừng lại trong sa mạc Pha-ran. Đây là lần đầu họ ra đi theo lệnh Chúa truyền cho Môi-se. Họ rời Si-nai vào tháng thứ hai của năm thứ hai, đến đây vào tháng thứ ba của năm trước. Do đó, họ ở tại Si-nai khoảng mười một tháng.
Trong Dân 10:29-31, Môi-se nhờ Hô-bát, người anh vợ, giúp đỡ: “Môi-se bảo Hô-bát, con Rê-u-ên người Ma-đi-an, tức anh vợ mình: “Chúng tôi đang đi đến xứ mà Chúa đã phán hứa: Ta sẽ ban xứ ấy cho các ngươi. Anh hãy đi với chúng tôi thì chúng tôi sẽ biệt đãi anh vì Chúa đã hứa những điều tốt lành cho dân Y-sơ-ra-ên”. Người ấy đáp: “Không, tôi không đi đâu. Tôi sẽ về quê hương đất nước tôi với dân tộc tôi”. Nhưng Môi-se yêu cầu: “Xin anh đừng lìa bỏ chúng tôi. Anh biết nơi nào chúng tôi phải cắm trại giữa sa mạc nên anh là con mắt của chúng tôi”. Môi-se, người biết Chúa rất mật thiết, lại lệ thuộc những chuyên gia về đồng án để giúp ông. Môi-se nài nỉ Hô-bát giúp và chỉ đường. Điều này cho thấy Môi-se rất khiêm nhường. Ông có thể lắm có thái độ rằng ông không cần ai giúp bởi vì ông là tiên tri của Chúa và ông đã thấy Chúa mặt đối mặt.
Hội thánh ngày nay cần nhiều người thông biết trong những lãnh vực khác nhau để góp phần cho công việc nhà Chúa.
Mười bước trong đời sống của người lãnh đạo Môi-se:
Từ khi Môi-se được kêu gọi cho đến khi ông đến núi Si-nai.
1. Được kêu gọi
2. Được chuẩn bị (bốn mươi năm tại đồng vắng)
3. Được uỷ thác tại bụi gai cháy
4. Cắt bì con trai
5. Đi khắp thành thị
6. Đối chất với vua Pha-ra-ôn
7. Ra khỏi ách nô lệ
8. Vượt qua biển đỏ
9. Chăm sóc dân sự Chúa (tại đồng vắng)
1. Được kêu gọi
2. Được chuẩn bị (bốn mươi năm tại đồng vắng)
3. Được uỷ thác tại bụi gai cháy
4. Cắt bì con trai
5. Đi khắp thành thị
6. Đối chất với vua Pha-ra-ôn
7. Ra khỏi ách nô lệ
8. Vượt qua biển đỏ
9. Chăm sóc dân sự Chúa (tại đồng vắng)
10. Đến núi Si-nai
Như Môi-se là một kiểu mẫu về người lãnh đạo trải qua mọi thời đại, người lãnh đạo sẽ kinh nghiệm mười bước này trong đời sống họ. Trước hết, họ phải được kêu gọi. Thứ hai, họ sẽ kinh nghiệm một thời kỳ chuẩn bị sau khi họ đã được kêu gọi. Suốt thời gian đó, họ có thể không làm gì liên hệ đến chức vụ, như Phao-lô để những năm yên lặng tại Tạt-sơ. Thứ ba, họ được uỷ thác bắt đầu chức vụ. Thứ tư, họ bắt đầu kinh nghiệm phép cắt bì thuộc linh trong lòng (Phục 30:6). Thứ năm, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho họ đất nước và thành phố mà Ngài kêu gọi họ. Thứ sáu, họ sẽ phải đối diện quyền lực ngăn trở dân sự của họ bước đi với Chúa. Thứ bảy, họ sẽ phải dẫn dân sự họ ra khỏi ách nô lệ. Thứ tám, họ sẽ phải dẫn dân sự họ vào phép báp têm nước (hình bóng bởi biển Đỏ). Thứ chín, họ sẽ phải chăm sóc dân sự mà Chúa giao cho họ. Thứ mười, họ sẽ phải đem dân sự họ vào phép báp têm của Thánh Linh (hình bóng bởi núi Si-nai).
BÀI TẬP
Khoanh tròn câu đúng nhất:
1) Việc xây dựng Đền Tạm là trách nhiệm của một mình Môi-se.
Đ S
2) Dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập: hình bóng của sự cứu rỗi.
Dân Y-sơ-ra-ên vượt qua biển Đỏ: hình bóng báp tem Thánh Linh.
Dân Y-sơ-ra-ên đi đến núi Si-nai: hình bóng báp tem bằng nước.
Dân Y-sơ-ra-ên xây dựng đền tạm: hình bóng cho việc xây dựng Hội thánh ...
Đ S
3) Trước khi có thể được biệt riêng, chúng ta phải được rửa sạch về thân thể.
Đ S
4) Sự xức dầu của Đức Thánh Linh sẽ Thánh hóa và biệt riêng chúng ta cho chức vụ.
Đ S
5) Môi-se nài nỉ Hô-bát giúp và chỉ đường
Đ S