Bài 50. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÉP CẮT BÌ


Cần nhớ:
v Đức Chúa Trời không đem chúng ta đến kinh nghiệm Giô-đanh thuộc linh cho đến khi chúng ta đắc thắng những thử thách trong đồng vắng. Đó là lý do chúng ta phải hết lòng tìm kiếm Chúa để từng trãi việc chết đối với tội lỗi.
ü Nhiều người Y-sơ-ra-ên đã không đến được sông Giô đanh vì đã chết trong đồng vắng bởi sự không vâng lời, vô tín, cứng lòng của họ. Họ không thấy được ân huệ của Chúa
ü Một số Cơ đốc nhân lang thang trong đồng vắng suốt đời vì không vâng lời. Họ sống mà KHÔNG THẤY ÂN HUỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI. Xin Chúa cứu chúng ta ra khỏi điều ấy.
v Giô-suê và Ca-lép là hai người duy nhất trong thế hệ của họ được vào xứ hứa. Họ có đức tin và thoả vui công bố Nếu Đức Giê-hô-va hài lòng về chúng ta, Ngài sẽ đem chúng ta vào đó và ban cho chúng ta vùng đất đượm sữa và mật ấy” (Dân 14:8). Nhớ rằng không có đường tắt đi đến Giô-đanh. Vì thế, chúng ta nơi Giô-suê và Ca-lép để đi đến sông Giô-đanh và vào xứ hứa thuộc linh.

Phần I
I.     Ý NGHĨA PHÉP CẮT BÌ

1.    Phép cắt bì thể xác: cắt đi phần bì của bé trai mới sanh. Một người không chịu cắt bì được xem là ô uế và không thể dự phần phước hạnh và những nghi lễ của đức tin Do thái. Trong Sáng thế ký 17:10-11, Chúa truyền bảo Áp-ra-ham và dòng dõi ông phải làm cắt bì như một dấu hiệu về giao ước giữa Ngài với họ: “Đây là giao ước của Ta mà các con phải giữ, là giao ước giữa Ta và con cũng như dòng dõi con sau nầy: Đó là mọi người nam trong các con phải chịu cắt bì. Các con phải chịu cắt da quy đầu, và đó sẽ là dấu hiệu của giao ước giữa Ta và các con”. Phép cắt bì được đòi hỏi để thừa hưởng những lời hứa của Áp-ra-ham, kể cả xứ hứa. Ấy là một dấu hiệu của lòng tận hiến của Y-sơ-ra-ên cho Đức Chúa Trời.
2.    Phép cắt bì thuộc linh là cắt đi bản chất A-đam xác thịt và tội lỗi mà chúng ta có khi sinh ra. Thiếu phép cắt bì thuộc linh tiêu biểu cho những ham muốn, đường lối và cách suy nghĩ cũng như tội lỗi mà chúng ta có chưa được cắt đi.
II. TẠI SAO PHẢI CHỊU PHÉP CẮT BÌ ?
1.    Tại Ghinh-ganh, Chúa chỉ dạy Giô-suê làm phép cắt bì cho dân sự bởi vì thế hệ trẻ, những người được sanh ra nơi đồng vắng (xem Giô-suê 5”). Lý do phải cắt bì là vì tất cả những người ra khỏi Ai-cập, tức là những người nam trong tuổi quân dịch, đều đã chết trên đường đi trong sa mạc sau khi rời khỏi Ai-cập. Tất cả những người nam ra khỏi Ai-cập đều đã chịu cắt bì, nhưng tất cả những người sinh trong sa mạc suốt cuộc hành trình từ Ai-cập đều chưa chịu cắt bì”.
2.    Tân ước nói dạy rõ rằng điều Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi tín hữu là phép cắt bì thuộc linh. Phao-lô nói rõ điểm này trong Rô-ma, “Vì một người chỉ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái thật, còn sự cắt bì về mặt thể xác bên ngoài thì không phải là sự cắt bì thật. Nhưng một người bên trong là người Do Thái mới thực là người Do Thái; sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh, chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời”.
3.    Áp dụng phép cắt bì thuộc linh
ü Cắt bì tấm lòng: Vậy hãy cắt bì tấm lòng của anh em và đừng cứng cổ nữa (Phục 10:16)
ü Cắt bì lỗ tai:  Để họ nghe tôi? Nầy, tai họ chưa cắt bì, Nên không thể nghe được. Nầy, họ coi thường lời của Đức Giê-hô-va, Chẳng thích thú chút nào’ (Giê-rê-mi 6:10)
ü Cắt bì môi miệng để chúng ta chỉ nói Lời Chúa: Có phải con không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta chăng? Những lời Ta nói với các con không phải Ta tự nói, nhưng chính Cha là Đấng ở trong Ta đang làm những việc của Ngài’ (Giăng 14:10)
Tóm tắt:
Dù phép báp-têm bằng nước nói lên việc chúng ta liên hiệp với Chúa Jesus qua sự chết và sự sống lại của Ngài, và được giải cứu khỏi nhiều sự trói buộc. Nhưng nó không hoàn toàn giải cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi. Cơ đốc nhân cần kinh nghiệm của việc chết đối với tội lỗi được tiêu biểu qua việc vượt sông Giô-đanh và phép cắt bì tại Ghinh-ganh.
Trong Ngài, anh em cũng nhận cắt bì, không phải do tay con người thực hiện, nhưng là sự cắt bì bởi Đấng Christ, tức là sự lột bỏ bản tính xác thịt của chúng ta. Anh em đã được chôn với Ngài trong báp-têm thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin nơi quyền năng của Đức Chúa Trời, Đấng đã khiến Ngài sống lại từ cõi chết. Khi trước anh em đã chết bởi tội lỗi và xác thịt không cắt bì thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em cùng sống với Đấng Christ, vì đã tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta (Cô-lô-se 2:11-13)

Phần II

I.         PHẦN CỦA CHÚNG TA TRONG PHÉP CẮT BÌ THUỘC LINH
Một đứa trẻ không có quyền quyết định cho mình trong việc cắt bì hay không. Nhưng tại Ginh-ganh dân Y-sơ-ra-ên, những người lớn đồng ý chịu cắt bì. Tượng tự, về phương diện thuộc linh chúng ta không thể cắt bì chính lòng mình, nhưng phải để Chúa xử lý mọi tội lỗi trong đời sống chúng ta. Chúng ta phải phơi bày tấm lòng mình cho Chúa và đầu phục Ngài mọi sự để Ngài xử lý. Chúng ta không được phép chống cự khi Đức Chúa Trời xử lý những vấn đề trong đời sống mình, nhưng phải đầu phục tất cả cho Ngài.

II.     CƠ NGHIỆP CHÚNG TA LÀ GÌ ?
§  Hưởng lời hứa và xứ hứa: Dân Y-sơ-ra-ên không thể hưởng xứ hứa và dự phần những lời hứa của Áp-ra-ham trừ khi họ chịu cắt bì. Tương tự, để chúng ta bước vào sự đầy trọn của cơ nghiệp Chúa dành cho. Chúng ta phải kinh nghiệm phép cắt bì thuộc linh. Cơ nghiệp của Y-sơ-ra-ên là xứ hứa, nhưng còn hơn thế nữa, đó là mối quan hệ mật thiết với Giê-hô-va như trong Lê-vi-ký 26:12, Ta sẽ đi giữa các con, làm Đức Chúa Trời của các con và các con sẽ làm dân TaCơ nghiệp Chúa dành cho đời sống chúng ta có thể bao gồm chức vụ, phối ngẫu, gia đình …, nhưng phần quan trọng hơn hết là mối quan hệ mật thiết với Ngài (xem Rô-ma 15:8)
Núi Si-ôn trong xứ hứa là điểm đích của dân Y-sơ-ra-ên (Xuất 15:17) và cũng là của chúng ta (Hê 12:22). Tất cả những lời hứa và phước lành của Chúa sẽ đến trên những ai đến được núi Si-ôn, tức là nhắm tới đích và giựt giải về sự kêu gọi cao cả trong Chúa Cứu Thế Jesus 
§  Sự hiện diện của Chúa: chúng ta không thể bước vào cơ nghiệp đầy trọn của Chúa dành cho mà không có tấm lòng chịu cắt bì. Chúng ta cũng không thể ở trong hiện diện của Chúa mà không có tấm lòng chịu cắt bì. Hãy xem Ê-xê-chi-ên “Chúa Giê-hô-va phán: ‘Chẳng có một người ngoại nào không cắt bì trong lòng và trong xác thịt mà được vào nơi thánh Ta. Ngay cả một người ngoại quốc ở giữa con cái Y-sơ-ra-ên cũng không được vào đó”. Sự chịu phép cắt bì tiêu biểu cho cắt bỏ sự ô uế. Để ở trong hiện diện Chúa, bản chất xác thịt ô uế của chúng ta phải được cắt bỏ (II Côr 7:1; Thi 24:3-5)

III.  TÁM BẰNG CỚ CỦA TẤM LÒNG CHỊU CẮT BÌ
1.   Một tấm lòng đầu phục: Phục 10:16 nói “….Vậy hãy cắt bì tấm lòng của anh em và đừng cứng cổ nữa”. Cứng cổ nghĩa là ương ngạnh, bướng bỉnh, ngang ngược …. Tấm lòng cắt bì khiến chúng ta đầu phục Chúa.
2.   Một tấm lòng không chống cự Đức Thánh Linh hay sứ giả Ngài: Ê-tiên nói trong Công-vụ 7:51-52, “Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chưa được cắt bì kia! Quý vị luôn luôn chống lại Đức Thánh Linh. …..Có nhà tiên tri nào mà tổ phụ quý vị không bắt bớ? …..”. Những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái chống cự Đức Thánh Linh và sứ giả Đức Chúa Trời sai đến họ. Đức Chúa Trời khướt từ những ai khướt từ Lời Ngài (I Sa:15-26). Vì vậy, một tấm lòng cắt bì là một tấm lòng tiếp nhận Thánh Linh và sứ giả của Ngài
3.   Một tấm lòng hạ mình, tan vỡ và ăn năn: (Lê-vi 26:40-41)
Bằng cớ thứ ba của một tấm lòng cắt bì là ăn năn tội, hạ mình trước mặt Chúa, và chấp nhận hậu quả của việc mình làm. Một người có lòng không chịu cắt bì thì không chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, đổ lỗi người khác và không ăn năn. Đa-vít có một tấm lòng ăn năn, hạ mình (Thi 51:17)
4.   Một tấm lòng tìm kiếm sự khen ngợi của Chúa chứ không phải lời khen tặng của con người. Phao-lô nói trong Rô-ma 2:29 “Nhưng một người bên trong là người Do thái mới thật là người Do thái;  sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh 1.   chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời”
Một bằng cớ khác của tấm lòng chịu cắt bì là chúng ta tìm kiếm sự chấp nhận, sự khen ngợi và tôn trọng của Chúa, chứ không phải của con người. Chúng ta không được phép tìm kiếm lời tán thưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay thế gian. Chúng ta phài lấy Chúa Cứu Thế làm trung tâm (Thi 27:4).
Tìm kiếm sự khen ngợi của con người là một vấn đề đối với nhiều người, như ta thấy trong Giăng 12:42-43: “Tuy nhiên, có nhiều người trong hàng lãnh đạo tin Ngài, nhưng vì người Pha-ri-si, nên họ không dám xưng nhận Ngài, sợ bị đuổi khỏi nhà hội. Vì họ quý chuộng vinh quang của loài người hơn là vinh quang của Đức Chúa Trời.” (xem thêm Giăng 5:44) 

Phần III

Tám Bằng Cớ Của Tấm Lòng Chịu Cắt Bì
1.   Một tấm lòng đầu phục:
Phục truyền 10:16 dạy “Vậy hãy cắt bì tấm lòng của anh em và đừng cứng cổ nữa”. Cứng cổ nghĩa là ương ngạnh, bướng bỉnh, ngang ngược …. Tấm lòng cắt bì khiến chúng ta đầu phục Chúa.
2.   Một tấm lòng không chống cự Đức Thánh Linh hay sứ giả của Ngài:
Ê-tiên nói trong Công-vụ 7:51-52, “Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chưa được cắt bì kia! Quý vị luôn luôn chống lại Đức Thánh Linh. ….. Có nhà tiên tri nào mà tổ phụ quý vị không bắt bớ? …..”. Những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái chống cự Đức Thánh Linh và sứ giả Đức Chúa Trời sai đến họ. Đức Chúa Trời khướt từ những ai khướt từ Lời Ngài (I Sa:15-26). Vì vậy, một tấm lòng cắt bì là một tấm lòng tiếp nhận Thánh Linh và sứ giả của Ngài.
3.   Một tấm lòng hạ mình, tan vỡ và ăn năn: (Lê-vi 26:40-41)
Bằng cớ thứ ba của một tấm lòng cắt bì là ăn năn tội, hạ mình trước mặt Chúa, và chấp nhận hậu quả của việc mình làm. Một người có lòng không chịu cắt bì thì không chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, đổ lỗi người khác và không ăn năn. Đa-vít có một tấm lòng ăn năn, hạ mình (Thi 51:17).
4.   Một tấm lòng tìm kiếm sự khen ngợi của Chúa chứ không phải lời khen tặng của con người.
Phao-lô nói trong Rô-ma 2:29 “Nhưng một người bên trong là người Do thái mới thật là người Do thái;  sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời”
Một bằng cớ khác của tấm lòng chịu cắt bì là tìm kiếm sự chấp nhận, sự khen ngợi và tôn trọng của Chúa, chứ không phải của con người. Chúng ta không được phép tìm kiếm lời tán thưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay thế gian. Chúng ta phải lấy Chúa Cứu Thế làm trung tâm (Thi 27:4).
5.   Một tấm lòng thờ phượng Chúa trong Thánh Linh:
Trong Phi-líp 3:3, Phao-lô khai triển ba khía cạnh của một tấm lòng chịu cắt bì:“Vì chúng ta là những người được cắt bì thật, những người phục vụ Đức Chúa Trời bởi Thánh Linh, hãnh diện trong Đấng Christ Jêsus, và không để lòng tin cậy vào xác thịt”. Bằng cớ thứ năm của một tấm lòng cắt bì là khả năng thờ phượng Chúa trong Đức Thánh Linh và trong Lẽ thật (Giăng 4:22-24)
Khi lòng chúng ta đã được cắt bì, chúng ta tự do thờ phượng Chúa giống Đa-vít và không bị ngăn trở bởi sự kiêu ngạo, truyền thống hay sợ hãi những gì người khác nghĩ. Đa-vít thờ phượng Chúa trong Thánh Linh và nhảy múa trước mặt Chúa trên đường phố Giê-ru-sa-lem khi ông và các thầy tế lễ mang hòm giao ước đến núi Si-ôn (II Sa-mu-ên 6:14,16)
Một số Cơ đốc nhân khinh khi sự vỗ tay, đưa tay, nhảy múa trước mặt Chúa, và thờ phượng trong Thánh Linh. Nhiều lĩnh vực trong lòng họ đã không được cắt bì bởi thế nên họ không thể thờ phượng Chúa cách tự do và họ khinh khi những ai làm vậy, giống Mi-canh khinh bỉ vua Đa-vít. Một tấm lòng được cắt bì mang lại sự tư do cho chúng ta để hết lòng thờ phượng trong Đức Thánh Linh.
6.   Một tấm lòng vui mừng trong Chúa (Phi-líp 3:3):
Bằng cớ thứ sáu của một tấm lòng chịu cắt bì là vui mừng hay hảnh diện trong Chúa, không hảnh diện về mình (xem Giê-rê-mi 9:23-24) như sứ đồ Phao-lô dạy “Nhưng ai tự hào, hãy tự hào trong Chúa” (II Cô-rinh-tô 10:17).
7.   Một tấm lòng không tin cậy nơi xác thịt (Phi-líp 3:3):
Bằng cớ thứ bảy của một tấm lòng được cắt bì là không nhờ cậy xác thịt. Chúng ta không tin cậy nơi khả năng, ta lâng, chức vụ, tài sản, của cải, trí khôn hay học vấn (Thi 118:8-9).Phao-lô nói về điều này trong Phi-líp 3:4-8:“....Nếu có ai nghĩ rằng mình có lý do để tin cậy vào xác thịt thì tôi lại càng có lý do hơn:….. Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi xem những lợi lộc mình có như là lỗ...... Vì Ngài, tôi đành chịu lỗ tất cả, và xem những điều đó như rác rưởi, để được Đấng Christ,”.
8.   Một tấm lòng hoàn toàn yêu mến Chúa (Phục 30:6-8)
Bằng cớ thứ tám của một tấm lòng được cắt bì là yêu mến Chúa với cả tấm lòng, là điều khiến chúng ta vâng lời Ngài. Đây là điều răn trước hết và quan trọng nhất, như Chúa Jsus đã phán trong Mác 12:30 Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, hết sức lực mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi