Quyền năng của sự cầu nguyện - Bài 1. Tiềm năng ba mặt của sự cầu nguyện

I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ RAO GIẢNG TIN LÀNH KHẮP THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
A. Khả năng thay đổi thế giới bằng sự cầu nguyện
Lưu ý: Những điều Kinh Thánh nói về rao giảng Tin lành cho thế giới trong Mác 16:15 “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng, hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.”

1. Ngài không muốn chúng ta bỏ sót một ai.
2. Kinh nghiệm của Dick Eastman’s ở Ấn Độ.
B. Đức Chúa Jêsus muôn nôi kết sự cầu nguyện với mùa gặt những linh hồn hư mất. (Ma-thi-ơ 9:35-38).
1. Vấn đề là mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít ( Ma-thi-ơ 9:37).
2. Cách giải quyết “Hãy cầu xin chủ mùa gặt…” (Ma-thi-ơ 9:38).
· Chính trong phân đoạn Kinh Thánh này chúng ta thấy cách giải quyết duy nhất mà Chúa Jêsus đưa ra cho các môn đồ của Ngài trước vấn đề rao truyền Tin Lành ra khắp thế giới là cầu nguyện.

II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ HIỆP MỘT CỦA CƠ ĐỐC NHÂN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
A. Khả năng thay đổi Hội Thánh
1. Sự cầu nguyện là điều rất cần thiết bởi vì nó tạo nên một bầu không khí hiệp một trong Hội Thánh. (Công vụ 4:31, 32).
2. Ở đây chúng ta thấy rằng khi tăng cường sự cầu nguyện thì sự hiệp một cũng tăng theo.
B. Ví dụ về những vận động viên Olympic

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ TĂNG TRƯỞNG CÁ NHÂN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
A. Sự cầu nguyện sẽ làm thay đổi cá nhân
1. Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên đã nhận ra được điều này. Lưu ý những điều Kinh Thánh nói về sự thiết lập những việc ưu tiên có liên hệ với những người lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên.
Các sứ đồ đã thiết lập ưu tiên trong chức vụ. Công vụ 6:4; Cầu nguyện và chức vụ giảng đạo.
2. Đôi khi chúng ta vì quá bận rộn với công việc Chúa đến nỗi không có thời gian dành cho Ngài. “Không một hoạt động nào trong việc phục vụ nhà vua có thể bù lại việc bỏ rơi chính nhà vua.”
3. Ngoài sự cầu nguyện, chúng ta không thể nào làm cho tiềm năng của mình lớn lên trong Chúa Jêsus. (Giu-đe 20) Tôi sẽ không thể lớn lên nếu tôi không cầu nguyện; và nếu tôi không cầu nguyện thì Hội Thánh không thể hiệp một, và nếu Hội Thánh không hiệp một thì chúng ta không thể thay đổi thế giới này. Như vậy sự cầu nguyện là cốt lõi của mọi sự.

B. Mục tiêu cơ bản nhất của sự cầu nguyện là để biết về Chúa Jêsus hơn ( Phi-líp 3:10).
Phao-lô đã tóm tắt như sau: “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài!”
· Nhưng làm sao chúng ta có thể mở mang sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Trời nếu không có sự cầu nguyện? Để biết người nào đó bạn phải dành thời gian với người ấy.

THẢO LUẬN THEO NHÓM
Có lẽ việc tốt nhất cần làm sau khi học một chủ đề như thế này là bắt đầu thực hành điều đó.
Vậy, hãy thành lập một nhóm nhỏ ba hoặc bốn người và cầu xin:
1. Chúa sẽ làm bùng lên ngọn lửa cầu nguyện trong đời sống các nhà lãnh đạo của Hội Thánh bạn.
2. Ngọn lửa cầu nguyện sẽ lan ra và trở thành lối sống của tất cả mọi người trong Hội Thánh.
3. Là một cá nhân bạn sẽ dành nhiều thì giờ với Chúa hơn là thì giờ cho những sinh hoạt tôn giáo.
4. Nội dung bạn cầu nguyện sẽ có liên hệ đến sự rao truyền Tin Lành ra khắp thế giới, sự hiệp một trong Hội Thánh và sự lớn lên của tín hữu.

TỰ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu Ma-thi-ơ 28:19,20; Mác 16:15; và Công-vụ 1:4. Trong những đoạn này, có mối liên hệ gì giữa đại mạng lệnh và điều răn lớn nhất?
2. Hãy liệt kê một danh sách những sinh hoạt trong Hội Thánh mà ngày nay chúng ta dành cho chúng nhiều thì giờ hơn làsự cầu nguyện.
3. Chúa Jêsus đã đưa ra cho chúng ta cách giải quyết nào khi đối diện với những nan đề khác nhau trong sự hầu việc Chúa? (Ma-thi-ơ 9:35, 38).
4. Mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để cầu nguyện và suy gẫm lời Chúa?
5. Bạn thấy thời gian này có cân xứng đủ với việc hầu việc Chúa mà bạn được kêu gọi hay không?
6. Bạn có thể làm gì để hoàn thiện hơn?