Kinh thánh chép trong Ga-la-ti 6: 2-3 (trong mạch văn Ga-la-ti 6:1-10) (NLT) – Chia sẻ những gánh nặng với những người khác và theo cách này luật pháp của Chúa được tuân theo.
Mặc dù câu trích: “Tôi là người giữ em tôi sao” thường được sử dụng trên áo thun bởi các nhóm và trên những bức tranh thật sự xuất phát từ Kinh Thánh. Thật thú vị vì điều đó đến sau khi ĐỨC CHÚA TRỜI hỏi Cain: “Em trai của con đâu” (xem Sáng thế ký 4:8-10).
Hãy đối diện với điều đó, điều đó không giống như là ĐỨC CHÚA TRỜI không biết rằng Ca-in đã giết A-bên; nó dường như giống bản tuyên bố hơn. Theo cách và hình thức nào đó chúng ta được gọi để biết tình trạng của anh em/chị em: về mặt tinh thần, thân thể vật lý, tình cảm và tài chính. Và “biết” trong hoàn cảnh này đề cập đến sự hiểu biết họ ở đâu và chúng ta có thể giúp đỡ hay xây dựng như thế nào. Trong trường hợp của Ca-in, anh ta không giúp ích mà lại là một sự ngăn trở.
Hãy kiểm chứng giả định này: chúng ta được yêu cầu chăm sóc hay trông chừng em của chúng ta. Nhìn vào một thế giới cơ học và hệ thống chính trị của nó, chúng ta có thể nói rằng chúng ta được mong đợi chăm sóc lẫn nhau. Điều đó được nhìn thấy rõ ràng trong mối quan hệ của chúng ta: cha/mẹ với con, chồng với vợ và cuối cùng quay trở lại là cha mẹ với con. Ngay cả chính quyền hành động như người chăm sóc chúng ta. Vì thế hãy nghĩ rằng chúng ta không có trách nhiệm với những thành viên nam / nữ của chúng ta là lố bịch. Không có vị trí nào hay việc gì mà chúng ta có thể tự mình đạt được. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, bao nhiêu người trong chúng ta có thể tìm được một việc làm mà không cần: dịch vụ tìm và thu dụng những người giỏi, một người bạn và thậm chí là một người nào đó muốn thuê chúng ta? Chúng ta cần nhau để giúp đỡ lẫn nhau. Ngay cả trong sách Châm-ngôn khuyên chúng ta chăm sóc kẻ thù của chúng ta (Châm-ngôn 25:21-22). Hãy biết giữ quân bình trong cuộc sống để được tôn trọng và tồn tại. Bằng cách chăm sóc lẫn nhau thì chúng ta tiếp tục theo chu kỳ. Một số người gọi đó là nghiệp, nhưng đó chỉ là một ý nghĩa khác trong việc mô tả điều mà ĐỨC CHÚA TRỜI đang hành động.
Có nhiều rất nhiều người cần giúp đỡ; người trẻ và nghười già có thể có lợi ích từ kinh nghiệm của bạn. Chúng ta đã trải qua những thử thách và sự đau khổ để chính chúng ta trở nên mạnh mẽ và để giúp đỡ những người khác qua được những hoàn cảnh tương tự đến với sự đắc thắng. Chúng ta muốn có một cơ hội và một cánh tay đưa lên chứ không phải chìa ra. Giúp người nào đó là cách của chúng ta dành cho tương lai và giữ sự quân bình trong cuộc sống ở mức quân bình. Nếu một người xin chúng ta tiền vì anh ta đói và chúng ta không tin anh ta dùng tiền xin được mua thức ăn thì chúng ta hãy mua cho anh ta một bữa ăn thay vì cho tiền. Hãy sử dụng tâm trí của chúng ta để suy luận ra những sự lựa chọn đúng dựa vào những điều mà người ta xi chúng ta giúp đỡ họ. Một số người có thể tranh luận về ý nghĩa của từ em vì trong Sáng Thế ký Ca-in nói về em mình là A-bên. Nhưng chúng ta cần xem xét ý nhĩa theo nghĩa đen, nghĩa bong và biểu tượng. Ví dụ Chúa Giê-xu có các em trai và em gái: “Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?” Ngài chỉ tay về phía các môn đệ bảo: “Đây là mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Cha Ta ở trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta.” (Ma-thi-ơ 12:46-50). Vì vậy, chúng ta có thể thấy chúng ta có trách nhiệm với nhiều người.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản trong Kinh Thánh: ĐẤNG CHRIST nói rõ trong ngày phán xét, Ngài sẽ chỉ những người đi thăm những người trong tù, những người cho người đói ăn và mặc đồ cho kẻ không có quần áo “Hỡi những người được phước của Cha Ta, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã được sắm sẵn cho các con từ khi sáng tạo thế giới” (Ma-thi-ơ 25:31-41). Về tất cả mọi việc chúng ta phải trả lời ĐỨC CHÚA TRỜI khi ngày phán xét đến vì việc chúng ta không giúp những người khốn cùng.
Alain R. Joseph (Tháng 9/ 2010)