I. SỰ CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG TA NÊN ĐẦY ĐỦ
A. Điều này có nghĩa là chúng ta nên bao gồm mọi thứ cầu xin khi chúng ta cầu nguyện. Trong phân đoạn về cuộc chiến tranh thuộc linh (Ê-phê-sô 6:18) có nói rằng:
“Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ.”
B. Một phân đoạn khác trong Ma-thi-ơ 26:40,41 có nói:
“… Thế thì các ngươi không tỉnh thức với ta trong một giờ được! Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ …”
II. CHÚNG TA HÃY XEM XÉT 12 CÁCH CẦU NGUYỆN CỤ THỂ MÀ KINH THÁNH NÓI ĐẾN:
A. Ngợi khen
Trong bài cầu nguyện chung, Đức Chúa Jêsus dạy các môn đồ phải cầu nguyện như thế nào và bài cầu nguyện đó bắt đầu như vầy: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh”(Ma-thi-ơ 6:9).
Ngợi khen là gì?
Ngợi khen là nhận biết bản chất của Đức Chúa Trời. Suy nghĩ Đức Chúa Trời là ai và nói lên điều đó.
Tóm tắt: Ngợi khen là tán dương Đức Chúa Trời (Thi-thiên 63:3).
Ngợi khen là tôn cao Đức Chúa Trời bằng những từ ngữ công bố tất cả về Ngài.
B. Chờ đợi: linh hồn yên lặng đầu phục (Thi-thiên 46:10).
Tóm tắt: Chờ đợi là kính yêu Đức Chúa Trời trong khi cầu nguyện. Là tương giao với Chúa và nói với Ngài là chúng ta yêu Ngài. Yên lặng và tập trung vào Đức Chúa Trời.
C. Xưng tội: Để cho Đức Chúa Trời tẩy sạch con người tội lỗi của chúng ta.
Tóm tắt: Xưng tội là nhận rằng mình sai trật ( Thi-thiên 139:23).
Là “đồng ý với Đức Chúa Trời” khi Thánh Linh cho chúng ta biết tội lỗi của mình.
a. Cầu nguyện từ Kinh Thánh.
Có nghĩa là xác nhận Kinh Thánh trong khi cầu nguyện (Giê-rê-mi 23:29). Chúng ta trích những phân đoạn Kinh Thánh khi cầu nguyện.
E. Tỉnh thức: Là phát huy sự tỉnh thức thánh trong khi chúng ta cầu nguyện (Cô-lô-se 4:2).
Tóm lại: Canh chừng là có thái độ tỉnh táo. Đó là để ít phút để suy nghĩ về điều gì mà chúng ta phải cầu nguyện, những nhu cầu mà Đức Thánh Linh đem đến trong tâm trí chúng ta.
F. Cầu thay: Là cầu nguyện cho người khác.
Tóm tắt: Cầu thay là nhớ đến người khác trong khi cầu nguyện. Là chiến đấu cho người khác trong cuộc chiến thuộc linh, bằng cách trình dâng những nhu cầu của họ lên cho Đức Chúa Trời hoặc thay mặt họ đứng lên chống lại Sa-tan (I Timôthê 2:1,2).
G. Nài xin: Là trình dâng những nhu cầu của riêng mình lên cho Đức Chúa Trời khi cầu nguyện, cả về vật chất lẫn thể chất.
Tóm tắt: Nài xin là trình dâng những nhu cầu cá nhân trong khi cầu nguyện (Ma-thi-ơ 7:7).
H. Tạ ơn: Đây là một dạng của sự xưng nhận.
Tóm tắt: Tạ ơn là bày tỏ lòng biết ơn trong khi cầu nguyện. Khác với ngợi khen, ngợi khen là nói lên Đức Chúa Trời là ai, tôn cao Ngài vì bản chất và đặc tính của Ngài . Tạ ơn là cảm tạ Chúa về những gì Ngài đã làm cho bạn. (Tê-sa-lô-ni-ca 5:18).
I. Ca hát:
Tóm tắt: Ca hát là tạo nên giai điệu trong sự cầu nguyện. Là thêm giai điệu vào bất cứ phần cầu nguyện nào của chúng ta, bao gồm sự ca ngợi, sự cảm tạ và những thơ thánh (Ê-phê-sô 5:18,19).
J. Suy gẫm: Là một dạng yên lặng khác của sự cầu nguyện.
Tóm tắt: Suy gẫm là sự suy tư thiêng liêng trong khi cầu nguyện. Là nghĩ về Đức Chúa Trời, cách thức của Ngài và lời Ngài (Giô-suê 1:8).
K. Lắng nghe: Lắng nghe Đức Chúa Trời.
Tóm tắt: Là nghe Đức Chúa Trời nói với chúng ta trong khi cầu nguyện. Nghe Ngài phán bảo với chúng ta những gì chúng ta cần làm vào chính ngày đó.
L. Ngợi khen:
Tóm tắt: Ngợi khen là lớn tiếng vui mừng trong khi cầu nguyện ( Thi-thiên 71:14)
Chúng ta bắt đầu sự cầu nguyện với việc tán dương Đức Chúa Trời và bây giờ kết thúc sự cầu nguyện với một thì giờ thật vui thích, vì chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai và thấy được sự thành tín của Ngài trong việc đáp lời cầu nguyện của chúng ta.
KẾT LUẬN
Nếu một người nào dành năm phút cho mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện, người đó có thể dễ dàng dành ra một giờ để cầu nguyện mỗi ngày. Ba phút dành cho mỗi lãnh vực sẽ tương đương với hơn 30 phút cầu nguyện.
LƯU Ý QUAN TRỌNG
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là đừng bao giờ để sự cầu nguyện trở thành nghi thức. Mặc dù chúng ta có thể mở một kế hoạch cầu nguyện, chúng ta nên luôn luôn cẩn thận không được cản trở Thánh Linh trong việc hướng dẫn từng thì giờ cầu nguyện của chúng ta tùy theo ý Ngài.
THẢO LUẬN NHÓM
Chúng ta đã nghe những bài giảng về sự cầu nguyện rất nhiều lần nhưng không có thì giờ để thực hành những bài giảng đó. Chúng ta hãy dành thì giờ thảo luận theo nhóm này để thực hành những lãnh vực của sự cầu nguyện.
Mỗi người nên dành ba phút cầu nguyện lớn tiếng về mỗi lãnh vực.
Lưu ý: Chờ đợi, tỉnh thức, suy gẫm và lắng nghe có thể được thực hiện cùng một lúc.
TỰ NGHIÊN CỨU
Làm những việc sau để mở mang tri thức của bạn về lời Đức Chúa Trời có liên hệ với mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện:
1. Bằng lời của bạn, hãy cho biết mỗi lãnh vực của sự cầu nguyện có ý nghĩa như thế nào đối với bạn (một câu cho mỗi lãnh vực).
2. Chọn một phân đoạn hay một câu Kinh Thánh khác với những câu được trích trong bài để chứng minh cho mỗi lãnh vực đó.
a. Ngợi khen:
b. Chờ đợi:
c. Xưng nhận:
d. Đọc Kinh Thánh:
e. Tỉnh thức:
f. Cầu thay:
g. Nài xin:
h. Tạ ơn:
i. Ca hát:
j. Suy gẫm:
k. Lắng nghe: