I. SỰ ƯU TIÊN CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN
A. Sự cầu nguyện đứng ở vị trí nào trong đời sống của tôi ?
1. Có lẽ những lời buồn nhất trong cả Kinh Thánh mô tả là dân Đức Chúa Trời lãng quên sự cầu nguyện được tiên tri Giê-rê-mi chép trong Giê-rê-mi 2:31,32.
“ Hỡi dòng dõi này! Hãy rõ lời Đức Giê-hô-va phán …… nhưng dân ta đã quên ta từ những ngày không tính ra được.”
2. Tiếc thay, điều này cũng đúng đối với đời sống của nhiều Cơ Đốc Nhân ngày nay.
Họ rất xao lãng việc quan trọng là gặp Chúa mỗi ngày.
3. S.D.Gordon nói rằng:
“Chiến thắng thực sự trong mọi sự hầu việc Chúa được giành trước bởi sự cầu nguyện.
Sự hầu việc chỉ đơn giản là thu thập kết quả.”
Sự hầu việc chỉ đơn giản là thu thập kết quả.”
a. Nếu đúng như vậy thì cầu nguyện là chỗ bắt đầu của mọi sự.
b. Đức Chúa Jêsus phán trong Ma-thi-ơ 6:33
“Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.”
C. Chúng ta hãy xem xét giá trị quan trọng ba mặt của việc đặt sự cầu nguyện lên vị trí ưu tiên trong đời sống của chúng ta.
1. Cầu nguyện góp phần vào sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta.
· Điều này có nghĩa là nếu tôi không cầu nguyện, tôi sẽ không lớn lên.
2. Cầu nguyện góp phần sức mạnh thuộc linh.
a. Sức mạnh thuộc linh liên hệ đến năng lực mỗi ngày chúng ta cần nơi Chúa.
b. Chúa Jesus dạy trong Ma-thi-ơ 6:11 “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày”
3. Cầu nguyện góp phần vào sự vững vàng thuộc linh
· Ở đây liên hệ đến những phẩm chất của sự trung tín để giữ chúng ta vững vàng trong Chúa Jêsus.
II. KẾ HOẠCH HAY CHƯƠNG TRÌNH CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
A. Chúng ta làm gì khi cầu nguyện ?
B. Tôi có kinh nghiệm cầu nguyện đầy ý nghĩa không ?
1. Thi- thiên 19:14 cho chúng ta biết cách dùng những lời phải lẽ để cầu nguyện. “Hỡi Đức Giê-hô-va là hòn đá tôi, và là Đấng cứu chuộc tôi, nguyện lời nói của miệng tôi, sự suy gẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài!”
a. Lời cầu nguyện của chúng ta có đẹp ý Đức Chúa Trời không ?
b. Lời cầu nguyện của chúng ta có ý nghĩa không?
c. Cách tôi cầu nguyện có thể khiến cho điều gì đó xảy ra hay không ?
2. Thi-thiên 5:3 “Đức Giê-hô-va ôi! Buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi, buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài và trông đợi.”
“trình bày”: sắp đặt cách thứ tự.
3. Sắp xếp thứ tự trong lời cầu nguyện.
a. Xuất Ê-díp-tô Ký 40:4 cũng dùng chữ đó cho việc sắp đặt của lễ trên bàn thờ. Nói rằng: “chưng…cho có thứ tự”
b. Các Quan Xét 20:20. “người Y-sơ-ra-ên dàn trận”. Có nghĩa là họ có chiến lược.
C. Bạn có kế hoạch cho sự cầu nguyện không ?
D. Hai việc rất quan trọng trong việc lập kế hoạch cho sự cầu nguyện là:
1. Sự cầu nguyện của chúng ta phải có hệ thống.
Hệ thống có nghĩa là có kế hoạch, làm việc có thứ tự, hiệu quả. Điều kiện nào cần có để được một kế hoạch cầu nguyện có hệ thống?
2. Thời gian cầu nguyện của chúng ta nên có tổ chức. Chúng ta phải có những điều mà chúng ta nên tập trung vào.
Lưu ý Gióp đã sắp xếp những điều cầu xin của mình như thế nào trước khi ông cầu nguyện (Gióp 13:18) “Ta đã xếp đặt những duyên cớ tôi ở trước mặt Ngài”
E. Thời gian cầu nguyện của chúng ta nên cụ thể (Mathiơ 7:7)
Điều gì thực sự là trọng tâm trong sự cầu nguyện của bạn?
THẢO LUẬN NHÓM
1. Kiên quyết trong sự cầu nguyện giúp chúng ta chuyển hóa tinh thần kỷ luật vào trong những khía cạnh khác của đời sống Cơ Đốc Nhân như thế nào?
2. Làm sao chúng ta có được một kế hoạch hay trật tự trong sự cầu nguyện và tránh được những hình thức, những lễ nghi và sự lập lại vô ích?
3. Những điều gì chúng ta cần biết về thế giới xung quanh, về Hội Thánh và về mỗi Cơ Đốc Nhân có liên hệ với sự hầu việc Chúa, để chúng ta có thể cầu nguyện một cách cụ thể và khôn ngoan?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Sự cầu nguyện góp phần vào sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta như thế nào?
2. Nghiên cứu Ma-thi-ơ 6:1-18: Trong phân đoạn này, Đức Chúa Jêsus dạy chúng ta làm thế nào để tránh thái độ cầu nguyện sai lạc. Ngài cũng chỉ cho chúng ta cách cầu nguyện đúng.
a. Hãy liệt kê một số cách thức cầu nguyện sai.
b. Bằng lời của bạn, hãy viết lại cách thức cầu nguyện đúng.