I. CẦU NGUYỆN LÀ NÀI XIN QUYỀN NĂNG THIÊNG LIÊNG
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là:
Cầu nguyện là kêu xin với Chúa khi có nhu cầu. Đó là: Đức Chúa Trời ôi, con cần Ngài. Đó là cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ơn phước hay quyền năng để chúng ta có thể lớn lên trong Ngài và để những nhu cầu của chúng ta có thể được đáp ứng.
A. Ví dụ về tiên tri Ê-li ( I Các vua 18:37,38).
Ở đây chúng ta thấy việc đối mặt thường xuyên giữa tiên tri Ê-li và các tiên tri Ba-anh được thuật lại. Chúng ta nhớ rằng các tiên tri Ba-anh đã kêu lớn tiếng cùng các thần của họ, nài xin các thần ấy đáp lời bằng lửa. Ngược lại, tiên tri Ê-li chỉ cầu nguyện 26 chữ nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được thi hành và lửa từ trời giáng xuống.
B. Ví dụ về vua Giô-sa-phát (II Sử-ký 18:31,32).
Ví dụ thứ hai lấy từ kinh nghiệm của vua Giô-sa-phát khi ông bị bao vây bởi kẻ thù. Một lần nữa chúng ta thấy quyền năng của sự cầu nguyện có thể khiến sức mạnh của Đức Chúa Trời từ Thiên Đàng được khai phóng. Loại cầu nguyện này được gọi là: Nài xin Đức Chúa Trời.
C. Ví dụ về Sa-mu-ên (I Sa-mu-ên 7:9,10).
1. Ví dụ thứ ba nầy được gọi là: Cầu thay. Đó là khi chúng ta cầu nguyện cho người khác.
2. Thực vậy, cầu nguyện là nài xin quyền năng thiêng liêng của Đức Chúa Trời, là đem quyền năng ấy đến bất kỳ cảnh ngộ nào mà Cơ Đốc Nhân chúng ta từng đối diện. Tuy nhiên, cầu nguyện còn hơn như thế nữa.
II. CẦU NGUYỆN LÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THUỘC LINH
Điều đó có nghĩa là: Cầu nguyện là cộng tác với Đức Chúa Trời đã dẹp bỏ những chướng ngại do Sa-tan đưa ra. Đôi lúc, chúng ta cầu nguyện thì một điều gì đó lạ lùng xảy ra. Chúng ta không xin Đức Chúa Trời làm điều gì, thay vào đó trong uy quyền của danh Đức Chúa Jêsus chúng ta ra lệnh cho núi phải dời đi.
A. Chúng ta gọi điều này là Luật về Uy Quyền Thuộc Linh.
Lưu ý: Ma-thi-ơ 16:19; Ma-thi-ơ 18:18,19.
· Luật này có thể được tóm tắt như sau: Khi chúng ta dùng uy quyền trên đất thì Đức Chúa Trời sẽ khai phóng quyền năng Ngài trên trời.
B. Ý nghĩa của từ “buộc”.
1. “ Bắt buộc bằng sự thề nguyện hay là sự ngăn trở hợp pháp.”
2. Đây thực sự là một thuật ngữ hợp pháp hơn là một thuật ngữ mô tả một người bị trói buộc hay bị cầm giữ bằng sợi dây cáp, dây xích hoặc là sợi dây thừng. Trong thực tế, vì các thiên sứ thường được mô tả có liên hệ đến cuộc chiến tranh thuộc linh (Đa-ni-ên 10:10-13 và Khải-huyền 12: 7-11). Do đó thật hợp lý khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đưa ra “một mệnh lệnh ngăn cản hợp pháp” trên đất chống lại thế lực của ma quỷ, thì Đức Chúa Trời sẽ sai một thiên sứ thi hành mệnh lệnh đó. Điều đó hợp pháp và “ràng buộc”! Do đó phải được vâng lời.
3. Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ không thi hành những những mệnh lệnh này nếu chúng ta không đồng công với Ngài. Như thánh Augustine đã nói: “Không có Chúa chúng ta không thể, nhưng không có chúng ta Đức Chúa Trời sẽ không thi hành.”
4. Như vậy, cầu nguyện là cùng với Đức Chúa trời ra lệnh. Nói rằng: “Sa-tan, ta trói buộc ngươi!”
III. CẦU NGUYỆN LÀ TIẾP NHẬN NHỮNG ĐIỀU BÍ NHIỆM THUỘC LINH
Đó là lắng nghe Đức Chúa Trời, là để Đức Chúa Trời nói chuyện riêng với bạn.
Lưu ý: Đa-ni-ên 2:21-22.
Thế thì cầu nguyện là tâm sự với Đức Chúa Trời là nói rằng: “Thánh Linh ôi, con nghe Ngài!”
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là:
Cầu nguyện là kêu xin với Chúa khi có nhu cầu. Đó là: Đức Chúa Trời ôi, con cần Ngài. Đó là cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ơn phước hay quyền năng để chúng ta có thể lớn lên trong Ngài và để những nhu cầu của chúng ta có thể được đáp ứng.
A. Ví dụ về tiên tri Ê-li ( I Các vua 18:37,38).
Ở đây chúng ta thấy việc đối mặt thường xuyên giữa tiên tri Ê-li và các tiên tri Ba-anh được thuật lại. Chúng ta nhớ rằng các tiên tri Ba-anh đã kêu lớn tiếng cùng các thần của họ, nài xin các thần ấy đáp lời bằng lửa. Ngược lại, tiên tri Ê-li chỉ cầu nguyện 26 chữ nhưng quyền năng của Đức Chúa Trời đã được thi hành và lửa từ trời giáng xuống.
B. Ví dụ về vua Giô-sa-phát (II Sử-ký 18:31,32).
Ví dụ thứ hai lấy từ kinh nghiệm của vua Giô-sa-phát khi ông bị bao vây bởi kẻ thù. Một lần nữa chúng ta thấy quyền năng của sự cầu nguyện có thể khiến sức mạnh của Đức Chúa Trời từ Thiên Đàng được khai phóng. Loại cầu nguyện này được gọi là: Nài xin Đức Chúa Trời.
C. Ví dụ về Sa-mu-ên (I Sa-mu-ên 7:9,10).
1. Ví dụ thứ ba nầy được gọi là: Cầu thay. Đó là khi chúng ta cầu nguyện cho người khác.
2. Thực vậy, cầu nguyện là nài xin quyền năng thiêng liêng của Đức Chúa Trời, là đem quyền năng ấy đến bất kỳ cảnh ngộ nào mà Cơ Đốc Nhân chúng ta từng đối diện. Tuy nhiên, cầu nguyện còn hơn như thế nữa.
II. CẦU NGUYỆN LÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THUỘC LINH
Điều đó có nghĩa là: Cầu nguyện là cộng tác với Đức Chúa Trời đã dẹp bỏ những chướng ngại do Sa-tan đưa ra. Đôi lúc, chúng ta cầu nguyện thì một điều gì đó lạ lùng xảy ra. Chúng ta không xin Đức Chúa Trời làm điều gì, thay vào đó trong uy quyền của danh Đức Chúa Jêsus chúng ta ra lệnh cho núi phải dời đi.
A. Chúng ta gọi điều này là Luật về Uy Quyền Thuộc Linh.
Lưu ý: Ma-thi-ơ 16:19; Ma-thi-ơ 18:18,19.
· Luật này có thể được tóm tắt như sau: Khi chúng ta dùng uy quyền trên đất thì Đức Chúa Trời sẽ khai phóng quyền năng Ngài trên trời.
B. Ý nghĩa của từ “buộc”.
1. “ Bắt buộc bằng sự thề nguyện hay là sự ngăn trở hợp pháp.”
2. Đây thực sự là một thuật ngữ hợp pháp hơn là một thuật ngữ mô tả một người bị trói buộc hay bị cầm giữ bằng sợi dây cáp, dây xích hoặc là sợi dây thừng. Trong thực tế, vì các thiên sứ thường được mô tả có liên hệ đến cuộc chiến tranh thuộc linh (Đa-ni-ên 10:10-13 và Khải-huyền 12: 7-11). Do đó thật hợp lý khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đưa ra “một mệnh lệnh ngăn cản hợp pháp” trên đất chống lại thế lực của ma quỷ, thì Đức Chúa Trời sẽ sai một thiên sứ thi hành mệnh lệnh đó. Điều đó hợp pháp và “ràng buộc”! Do đó phải được vâng lời.
3. Phải nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ không thi hành những những mệnh lệnh này nếu chúng ta không đồng công với Ngài. Như thánh Augustine đã nói: “Không có Chúa chúng ta không thể, nhưng không có chúng ta Đức Chúa Trời sẽ không thi hành.”
4. Như vậy, cầu nguyện là cùng với Đức Chúa trời ra lệnh. Nói rằng: “Sa-tan, ta trói buộc ngươi!”
III. CẦU NGUYỆN LÀ TIẾP NHẬN NHỮNG ĐIỀU BÍ NHIỆM THUỘC LINH
Đó là lắng nghe Đức Chúa Trời, là để Đức Chúa Trời nói chuyện riêng với bạn.
Lưu ý: Đa-ni-ên 2:21-22.
Thế thì cầu nguyện là tâm sự với Đức Chúa Trời là nói rằng: “Thánh Linh ôi, con nghe Ngài!”
IV. CẦU NGUYỆN LÀ PHÁT HUY TÌNH YÊU THIÊNG LIÊNG VỚI CHÚA
Nên luôn luôn xem cầu nguyện như là một tình yêu riêng tư đối với Cha Thiêng Thượng qua Đức Chúa Jêsus Christ. Điều trọng tâm phải là sự mật thiết hay nói cách khác là biết Chúa ở mức độ sâu nhiệm riêng tư nhất.
Trong Đa-ni-ên 11:32 chúng ta đọc thấy việc Chúa một cách tường tận có nghĩa gì: “Dân sự biết Đức Chúa Trời mình sẽ mạnh mẽ mà làm những công việc lớn lao”
Lưu ý: Hai từ: “mạnh mẽ” và “ việc lớn”.
A. Mạnh mẽ có nghĩa: có hiệu quả cao, hay vững chắc và bền bĩ.
B. Việc lớn có nghĩa hành động gan da hay là dũng cảm.
1. Nhưng biết Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?
2. Chúng ta biết rất rõ Sáng-thế-ký 4:1. “A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình; người thọ thai. Từ “ăn ở” trong nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ là từ “yada” có nghĩa là: “sự thân mật mang lại sức sống” hay “sự gần gũi riêng tư trực tiếp.” Có phải trong Đa-ni-ên 11:32 Đức Chúa Trời nói chỉ những ai thực sự gần gũi với Ngài sẽ mạnh mẽ trong cuộc chiến, và sẽ làm được những điều lạ lùng. Cũng như sự thân mật trong hôn nhân tạo nên một mối quan hệ thật sâu sắc và đầy ý nghĩa, sự thân mật với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện tạo nên mối quan hệ thuộc linh đầy ý nghĩa.
TÓM TẮT Cầu nguyện là:
a. Đức Chúa Trời ôi, con cần Ngài!
b. Hỡi Sa-tan, ta buộc ngươi!
c. Thánh Linh ôi, con nghe Ngài!
d. Jêsus ôi, con yêu Ngài!
THẢO LUẬN NHÓM
1. Nhắc lại bốn định nghĩa của sự cầu nguyện.
2. Tại sao hầu hết tín hữu chỉ áp dụng loại cầu nguyện đầu tiên?
3. Nếu chúng ta sắp sửa cùng với Đức Chúa Trời ra lệnh bằng sự cầu nguyện, chúng ta nên chuẩn bị chính mình như thế nào và khi nào chúng ta có thể làm điều này?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Bạn hãy viết định nghĩa của sự cầu nguyện bằng cách dùng bốn định nghĩa trong bài này theo lời riêng của bạn.
2. Loại cầu nguyện nào được gọi là: Nài xin Đức Chúa Trời. Khi nào chúng ta cần đưa ra loại cầu nguyện này?
3. Cho hai ví dụ trong Kinh Thánh về sự cầu thay.
4. Giải thích “luật uy quyền thuộc linh” là gì.